Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Alcaraz và Nadal xếp số 1 và số 2 thế giới: Khi người Tây Ban Nha thống trị ATP

Thể thao 04/10/2022 - 10:14

Rafael Nadal vừa vượt qua Casper Ruud để trở lại vị trí số hai thế giới. Và đây là lần đầu tiên sau hơn 2 thập kỷ, người ta lại chứng kiến hai tay vợt từ cùng một quốc gia thống trị Top 2 ATP.

 
Rafael Nadal (và cả đồng hương Carlos Alcaraz) không thi đấu ở tuần vừa rồi, nhưng anh vẫn thăng tiến trên bảng xếp hạng ATP. Lý do: Người xếp trên anh là Casper Ruud (chỉ hơn Rafa 40 điểm) thua sốc Yoshihito Nishioka 2-6, 6-3, 2-6 ở tứ kết giải Korea Open. Cộng với việc không thể bảo vệ 250 điểm ở San Diego trước đó vì dự Laver Cup, Ruud mất 205 điểm và tụt xuống thứ ba với 5.645 điểm. Xếp trên anh là bộ đôi đến từ xứ sở bò tót, Carlos Alcaraz (6.740) và Rafael Nadal (5.810).
Người Tây Ban Nha trên đỉnh ATP
Trước Alcaraz, Tây Ban Nha từng có một số tay vợt đứng trên đỉnh ATP như Carlos Moya, Juan Carlos Ferrero, và Rafael Nadal. Nhưng đây là lần đầu tiên, quần vợt xứ bò tót có tới hai tay vợt thống trị vị trí số một và số hai thế giới. Kể từ sau bộ đôi Pete Sampras và Andre Agassi ngày 7/8/2000, làng banh nỉ thế giới mới chứng kiến hai tay vợt thuộc cùng một quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng ATP.
Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, quần vợt Mỹ thống trị thế giới với một loạt nhà vô địch Grand Slam và đều từng lên ngôi số một thế giới như Jimmy Connors, John McEnroe, Jim Courrier, Pete Sampras, và Andre Agassi. Đó là chưa kể huyền thoại Ivan Lendl, người sau đó đã chuyển quốc tịch từ Tiệp Khắc sang Mỹ. Không ngạc nhiên khi Sampras và Agassi, hai huyền thoại cùng lứa nhưng phong cách gần như trái ngược nhau, cùng nhau thống trị bảng xếp hạng ATP như vậy. Trước đó, Sampras và Michael Chang cũng làm được điều tương tự. Thậm chí có những thời điểm, người Mỹ còn thống trị cả Top 3 thế giới như Ivan Lendl, John McEnroe và Jimmy Connors hồi năm 1984.
Kể từ sau Andy Roddick, quần vợt Mỹ rơi vào khoảng trống thế hệ và không có một tay vợt nam nào lên số một thế giới, cũng như giành Grand Slam nữa. Các quốc gia khác cũng không sản sinh ra nhiều cá nhân kiệt xuất cùng thời để tạo ra sự thống trị như thế. Ở Thụy Sĩ, Stan Wawrinka cũng rất tài năng và đã sở hữu 3 Grand Slam, nhưng chưa bao giờ lên số 2 thế giới chứ đừng nói là số một như đồng hương Federer. Serbia không có tay vợt nào đạt tầm như Novak Djokovic. Còn với Tây Ban Nha, khi Carlos Moya, Ferrero hay Nadal lên số một, thì những đồng hương tài năng của họ hoặc chưa trưởng thành, hoặc đã ở bên kia sườn dốc. Điều tương tự cũng xảy ra với những nền quần vợt khác như Nga (Yevgenie Kafenikov, Marat Safin), Anh (Tim Henmann, Andy Murray).
Alcaraz và Nadal xếp số 1 và số 2 thế giới: Khi người Tây Ban Nha thống trị ATP - ảnh 1 Lần đầu tiên sau hơn 2 thập kỷ mới lại có hai tay vợt đồng hương nằm trong Top 2 ATP