Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá

Xã hội 03/10/2022 - 15:32

Ngoài ra, trong báo cáo Tổng quan Ngũ cốc hằng năm (Small Grains Annual Summary), USDA ước tính sản lượng lúa mì năm nay của Mỹ là 1,65 tỷ giạ, thấp hơn mức 1,783 tỷ giạ trong báo cáo Cung cầu tháng 09 và nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Điều đó khiến nguồn cung lúa mì từ Mỹ bị thu hẹp đáng kể và đã hỗ trợ đà

Năng lượng là nhóm duy nhất đóng cửa trong sắc xanh, nhưng mức tăng không quá lớn. Điều này khiến chỉ số MXV-Index kết thúc tuần giảm nhẹ 0,6% xuống 2.421 điểm, về mức đầu năm nay.

ADVERTISEMENT

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Mặc dù thị trường liên tục “rung lắc” và đảo chiều, dòng tiền đầu tư trong nước vẫn cho thấy sự ổn định, duy trì quanh mức trung bình 4.300 tỷ đồng mỗi phiên. Trong đó, các mặt hàng nông sản và năng lượng vẫn là tâm điểm thu hút dòng tiền, khi chiếm hơn 70% tổng giá trị giao dịch kể trên.

Khô đậu tương giảm 7 phiên liên tiếp, giá đậu tương xuống mức thấp nhất 2 tháng

Kết thúc tuần giao dịch 26/9 – 02/10, đà giảm của giá đậu tương đã tiếp tục được nối dài và khiến mặt hàng này đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Sau vài phiên giằng co quanh mức 1400 cents/giạ, báo cáo Tồn kho ngũ cốc (Grains Stocks) được phát hành hàng quý với các số liệu gây bất ngờ đã kéo theo lực bán ồ ạt trong phiên cuối tuần.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đã nâng ước tính năng suất đậu tương Mỹ niên vụ 2021/22 lên mức 51,7 giạ/mẫu từ mức 51,4 giạ/mẫu. Sản lượng cao hơn dự kiến dẫn tới việc tồn kho đậu tương Mỹ tính đến hết ngày 01/09 (cuối niên vụ 21/22) đạt mức 274 triệu giạ. Con số này cao hơn so với ước tính của USDA là 257 triệu giạ và hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của thị trường khi cho rằng tồn kho sẽ thắt chặt hơn.

Khô đậu tương là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất trong nhóm họ đậu. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EU Commission), khối lượng khô đậu tương nhập khẩu trong tuần vừa rồi chỉ đạt 0,14 triệu tấn, thấp hơn so với mức 0,41 triệu tấn trong tuần trước đó.

Tương tự như 2 mặt hàng cùng nhóm, dầu đậu tương cũng quay đầu và ghi nhận mức giảm tới hơn 3% trong tuần vừa rồi. Công ty giám định độc lập Amspec Agri cho biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 09 đạt 1,32 triệu tấn, tăng 10,8% so với tháng trước. Trong khi đó, thuế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia cũng được điều chỉnh giảm xuống còn 33 USD/tấn, từ mức 52 USD/tấn. Nguồn cung dầu thực vật nới lỏng khi 2 nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới đẩy mạnh xuất khẩu là yếu tố chính tạo sức ép tới giá dầu đậu.

ADVERTISEMENT

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 2

Ở diễn biến ngược lại, lúa mì là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của toàn nhóm nông sản tuần vừa rồi, với mức tăng 4,66%. Tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraine tiếp tục là yếu tố hỗ trợ mạnh đối với giá.

Trong tuần vừa rồi, Nga đã chính thức sáp nhập 4 vùng lãnh thổ tranh chấp tại Ukraine, bất chấp sự phản đối kịch liệt của phương Tây. Thị trường lo ngại nguồn cung từ Biển Đen sẽ đối mặt với rủi ro bị gián đoạn lớn hơn nữa và điều này đã tạo hỗ trợ mạnh mẽ cho giá lúa mì.

Video đang HOT

Ngoài ra, trong báo cáo Tổng quan Ngũ cốc hằng năm (Small Grains Annual Summary), USDA ước tính sản lượng lúa mì năm nay của Mỹ là 1,65 tỷ giạ, thấp hơn mức 1,783 tỷ giạ trong báo cáo Cung cầu tháng 09 và nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Điều đó khiến nguồn cung lúa mì từ Mỹ bị thu hẹp đáng kể và đã hỗ trợ đà tăng của giá.

Giá dầu chấm dứt chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp

Giá dầu chấm dứt chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp với mức tăng nhẹ trong tuần 26/9 – 02/10. Cụ thể, giá WTI tăng 0,95% lên 79,49 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 0,13% lên 85,14 USD/thùng.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Tuy vậy, thị trường dầu vẫn ghi nhận mức giảm trong quý đầu tiên kể từ năm 2020. Rủi ro lớn nhất bao trùm lên tâm lý thị trường là lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, khi các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hay Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát. Lãi suất cao làm gia tăng chi phí cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng, trong khi vấn đề về nguồn cung chưa thực sự được giải quyết. Dollar Index duy trì quanh vùng đỉnh 20 năm cũng khiến cho giá dầu liên tục gặp sức ép lớn, do đồng bạc xanh tăng mạnh khiến cho dầu trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.

Hỗ trợ cho giá dầu tăng trở lại trong tuần vừa rồi là thông tin cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC ) đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tính từ vùng đỉnh tháng 6, giá dầu đã giảm hơn 30%, trong khi ngân sách của các thành viên phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Theo các nhà phân tích của công ty PVM nhận định, OPEC có động lực để duy trì giá dầu ở mức 90 USD/thùng. Theo thông tin mới nhất, OPEC có thể cắt giảm sản lượng trên mức 1 triệu thùng/ngày, đặc biệt Saudi Arabia có thể cân nhắc tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu. Nếu được thông qua, đây sẽ là mức cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ tháng 5/2020, khi OPEC quyết định hành động để hỗ trợ giá dầu trong giai đoạn Covid-19. Trong khi đó, sẽ khó để các quốc gia khác tăng sản lượng bù vào. Ví dụ như Mỹ trong tuần vừa rồi số giàn khoan dầu chỉ tăng 2 chiếc lên 604, theo dữ liệu của công ty dịch vụ Baker Hughes.

Cuộc họp của OPEC dẫn dắt xu hướng giá dầu, lúa mì còn động lực tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, các thông tin vĩ mô sẽ tiếp tục tác động rất lớn đến thị trường năng lượng và kim loại trong tuần này. Tình hình lạm phát phủ bóng đen lên các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn sẽ là sức ép mạnh nhất khiến giá hàng hoá khó có thể lấy lại đà tăng như các vùng đỉnh trong năm nay. Riêng đối với thị trường dầu thô, cuộc họp của OPEC sẽ là thông tin quan trọng nhất quyết định hướng đi của giá dầu trong tuần này, đặc biệt khi cuộc họp sẽ được tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các thành viên lần đầu tiên kể từ tháng 03/2020, thay vì các cuộc họp trực tuyến. Cùng với đó, các yếu tố căn bản đang quay lại trọng tâm của thị trường, trong bối cảnh thiếu vắng các thông tin từ Trung Quốc, khi nước này tiến vào kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng.

ADVERTISEMENT

Trong khi đó, là sản phẩm lương thực thiết yếu, các mặt hàng nông sản sẽ chịu ít tác động trực tiếp bởi nền kinh tế hơn, mà sẽ diễn biến sát theo cán cân cung- cầu. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi các thông tin cơ bản, các số liệu về nguồn cung, sản lượng, tồn kho, để có thể đánh giá chính xác xu hướng giá. Ngoại trừ lúa mì đang nhận hỗ trợ tương đối mạnh từ việc nguồn cung của Mỹ bị thu hẹp, giá đậu tương và ngô nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong tuần này.

Bản tin MXV 4/4: Giá hàng hóa lao dốc, dầu thô có tuần giảm giá lớn nhất trong gần 2 năm

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Giá trị giao dịch trung bình toàn Sở trong tuần vừa rồi đạt mức 4.400 tỉ đồng, giảm khoảng 20% so với tuần trước đó khi giới đầu tư trở nên thận trọng hơn trước những thông tin bất ngờ về căng thẳng địa chính trị và các báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 5

ADVERTISEMENT

Xu hướng tiêu cực có thể tiếp diễn ở nhóm nông sản trong tuần này

Lúa mì là mặt hàng đáng chú ý nhất trong nhóm nông sản với mức giảm lên đến hơn 10% trong tuần trước.

Giá lúa mì giảm mạnh ngay trong 2 phiên đầu tuần trước kỳ vọng của thị trường vào việc căng thẳng địa chính trị tại Biển Đen sẽ sớm kết thúc, khi quân đội Nga rút lui khỏi 1 số khu vực đã chiếm đóng trước đó quanh thủ đô Kiev.

Sau đó, giá đã phục hồi trở lại khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành 2 báo cáo thường niên quan trọng là Triển vọng Gieo trồng 2022 (Prospective Plantings) và Tồn kho Ngũ cốc Quý (Grain Stocks) cho thấy, diện tích gieo trồng lúa mì Mỹ và tồn kho lúa mì tính đến hết ngày 01/03 năm nay đều thấp hơn các mức dự đoán. Mặc dù vậy, áp lực từ việc đồng Dollar tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần một lần nữa đẩy giá về dưới mốc hỗ trợ tâm lý 1.000 cents/giạ.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 6

Theo sau lúa mì, đậu tương và khô đậu cũng giảm mạnh đến gần 8%, khi diện tích gieo trồng đậu tương Mỹ bất ngờ tăng vọt hơn 2 triệu mẫu so với mức dự đoán của thị trường trước báo cáo. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đậu tương năm nay có thể cao hơn khoảng 4 triệu tấn, là yếu tố chính khiến lực bán áp đảo trong cuối tuần vừa rồi.

Trước ảnh hưởng tiêu cực từ mức giảm chung của dầu thô và toàn bộ nhóm nông sản, giá ngô cũng giảm gần 20 cents về mức 735 cents/giạ. Diện tích gieo trồng ngô Mỹ trong năm nay dự kiến chỉ đạt 89,5 triệu mẫu, thấp hơn đến 2,5 triệu mẫu so với dự đoán trước đó của thị trường, đã giúp hạn chế bớt lực bán.

ADVERTISEMENT

Bán hàng ngô Mỹ trong tuần trước cũng là một con số đáng thất vọng và với tốc độ hiện tại, rất có thể USDA sẽ phải điều chỉnh giảm dự báo xuất khẩu ngô Mỹ 21/22 trong báo cáo tháng 04.

Thị trường dầu thô chứng kiến tuần giảm giá lớn nhất trong gần 2 năm

Giá dầu thô WTI giảm 12,84% xuống 99,27 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 11,06% xuống 104,39 USD/thùng. Giá dầu liên tiếp gặp sức ép từ đầu tuần khi Trung Quốc tiến hành phong tỏa thành phố 26 triệu dân là Thượng Hải để kiểm soát dịch Covid-19.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Mặc dù theo dự kiến, ngày mai 5/4 Thượng Hải sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch, tuy nhiên số ca nhiễm liên tục tăng mạnh, khác hẳn với tình hình ở Thâm Quyến, đang tạo ra khả năng khu vực này sẽ phải tiếp tục duy trì tình trạng đóng cửa. Tình hình lây lan dịch Covid-19 nói chung khiến cho Bộ giao thông nước này dự kiến lưu lượng giao thông đường bộ và số chuyến bay sẽ giảm lần lượt 20% và 55% trong 3 ngày nghỉ lễ Thanh minh ngày kết thúc vào 05/04. Thông tin này sẽ là yếu tố tiếp tục gây sức ép lên giá dầu trong tuần này.

ADVERTISEMENT

Việc Mỹ tuyên bố mở kho dự trữ chiến lược với lượng lớn 180 triệu thùng dầu trong vòng 6 tháng, cũng là nhân tố rất lớn khiến giá dầu đi xuống. Như vậy chỉ từ tháng 11/2022, Mỹ đã tuyên bố giải phóng dầu thô 3 lần. Mặc dù chưa có thông tin cụ thể, tuy nhiên các thành viên thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cũng sẽ phối hợp với các đợt giải phóng dầu của Mỹ.

Tuy vậy, số dầu được giải phóng ở mức 1 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng cũng khó có thể bù đắp hoàn toàn sản lượng dầu thiếu hụt từ Nga. Đặc biệt, các nhà sản xuất dầu tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu muốn tăng sản lượng một cách có ý nghĩa. Trong tuần vừa rồi, theo số liệu của công ty cung cấp dịch vụ Baker Hughes, giàn khoan dầu khí trong tuần vừa rồi chỉ tăng 3 chiếc lên 613.

Sắc đỏ bao trùm các mặt hàng kim loại quý

Giá vàng giảm 1,7% về 1.924 USD/ounce, giá bạch kim giảm 2,3 % về 985 USD/ounce. Giá bạc giảm mạnh nhất nhóm kim loại quý với mức đóng cửa tuần thấp hơn gần 4% về 24,7 USD/ounce, mức thấp nhất trong vòng 5 tuần.

Trong số các mặt hàng kim loại quý, giá vàng và giá bạc có xu hướng giống nhau, và đang giằng co trong ba tuần gần đây, do không còn nhận được quá nhiều tin tức hỗ trợ. Trái lại, giá bạch kim giảm mạnh cả 4 tuần trong tháng 3, do vai trò trú ẩn kém hơn so với vàng và bạc, đồng thời, nhu cầu tiêu thụ bạch kim cũng sụt giảm vì các hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu sụt giảm do ảnh hưởng của lạm phát, và việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 8

ADVERTISEMENT

Giá đồng giảm nhẹ trong tuần thứ 3 với mức đóng cửa thấp hơn 0,21% về 4,69 USD/pound. Trong hai tuần gần nhất, giá đồng đang có đi ngang và tích luỹ từ 4,65 - 4,8 USD. Có thể thấy, các nhà đầu tư đang thận trọng đánh giá những tác động của các tin tức cơ bản có trên thị trường, nên giá đồng vẫn chưa có xu hướng tăng hay giảm rõ ràng.

Về mặt tích cực, giá đồng vẫn được hỗ trợ nhờ những lo ngại về nguồn cung, khi sản lượng của các mỏ tại hai quốc gia sản xuất lớn là Chile và Peru đang bị sụt giảm vì thiếu hụt nguồn nước và các cuộc biểu tình của người dân. Tuy nhiên, sức mua bị kìm hãm bởi nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc nhu cầu tiêu thụ đồng sẽ bị sụt giảm mạnh do triển vọng tăng trưởng kém khả quan của Trung Quốc.

Các chỉ số Quản lý thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất trong tuần vừa qua được công bố đều dưới 50 điểm, cho thấy mức độ sụt giảm trong các hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

Giá quặng sắt tăng gần 5% trong tuần vừa qua và lấy lại mốc 160 USD, bất chấp những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc. Những căng thẳng ở khu vực Biển Đen hiện đang là một tác nhân đẩy giá quặng sắt đi lên. Cả Nga và Ukraine đều là hai quốc gia xuất khẩu quặng sắt và thép lớn, nên nguồn cung cho những khu vực ngoài Trung Quốc, vốn có nhu cầu nhất định về sắt thép cũng bị ảnh hưởng bởi việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng và nhiều nhà nhập khẩu đã phải huỷ đơn hàng để tránh rủi ro.

Áp lực bán chiếm ưu thế, đà giảm nối dài trên thị trường hàng hoá - ảnh 9

Bản tin MXV 30/11: Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm nông sản Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, bảng giá 35 mặt hàng đang giao dịch liên thông với quốc tế tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chia làm 2 nửa xanh đỏ. Tuy nhiên, mức giảm mạnh từ khí tự nhiên, cà phê và các mặt...

Chia sẻ