Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Ba điều nổi bật của đào tạo Công nghệ thông tin ở trường Đại học CMC

Thời trang 18/08/2022 - 18:09

Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của trường Đại học CMC giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng và cơ hội cạnh tranh cao khi tốt nghiệp, cùng khả năng đạt các chứng chỉ quốc tế.

Chương trình đào tạo theo chuẩn kỹ năng Nhật Bản

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (CNTT) của Trường Đại học CMC được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ (Association for Computing Machinery-ACM), hệ thống chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin của Nhật Bản (ITSS). Trong đó, ITSS (Information Technology Skill Standard) là một chứng chỉ kỹ năng CNTT theo chuẩn Nhật Bản được Bộ Khoa học và Công nghệ đã hợp tác Bộ Kinh tế và Công thương của Nhật Bản hợp tác triển khai sát hạch từ năm 2021.

Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Bình, hiệu trưởng Trường Đại học CMC: "Đây là một kỳ thi sát hạch năng lực rất chất lượng, đánh giá tương đối chuẩn xác kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan của một người trong nghề. Đề thi ITSS có phần kiến thức cơ sở về CNTT, Và có đến 30% số câu hỏi liên quan đến khoa học quản lý, kế toán, sở hữu trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp. Nhóm kiến thức đó rất quan trọng, để thể hiện năng lực toàn diện, không chỉ riêng chuyên môn CNTT mà thí sinh đó theo đuổi."

Ba điều nổi bật của đào tạo Công nghệ thông tin ở trường Đại học CMC - ảnh 1

PGS TS Nguyễn Ngọc Bình, hiệu trưởng Trường Đại học CMC

Sinh viên CNTT tại trường sẽ học theo chương trình chuyên ngành đã chọn để đảm bảo đầu ra cử nhân, kỹ sư CNTT của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Thêm vào đó, chương trình đào tạo bổ sung các kiến thức để đủ năng lực thi ITSS như: phần cứng, khoa học quản lý, kế toán, sở hữu trí tuệ. Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông cũng mua các tài liệu ôn thi ITSS bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và Việt hoá để sinh viên ôn luyện. Theo PGS Nguyễn Ngọc Bình, nếu nghiêm túc theo chương trình, các em sinh viên Trường Đại học CMC có thể thi đạt chứng chỉ ITSS ở học kỳ 6 hoặc 7.

100% cơ hội việc làm tại Tập đoàn CMC

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành CNTT có thể ứng tuyển vào các đơn vị thành viên trong tập đoàn CMC - nơi có nhu cầu nhân lực lên đến hàng ngàn nhân sự mỗi năm. Với các sinh viên muốn làm việc tại môi trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… thì nhà trường và tập đoàn cũng hỗ trợ kết nối, tạo điều kiện.

Theo TS Đỗ Văn Thành, Giám đốc Chương trình đào tạo CNTT trường Đại học CMC, sinh viên có cơ hội tạo giá trị ngay từ khi còn đi học, bằng sự liên kết chặt chẽ tạo môi trường thực hành, thực tập, cộng tác của Trường và Tập đoàn. "Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên được tôn trọng mọi sự sáng tạo. Nếu các em có đam mê, có ý tưởng, thì các đơn vị thành viên trong tập đoàn sẵn sàng chào đón, hỗ trợ, định hướng để sinh viên nghiên cứu, đưa ý tưởng vào thực tế. Và khi sản phẩm của các em được hiện thực hoá, có giá trị cho đơn vị, thì các em hoàn toàn có thể được nhận lương, tạo ra thu nhập cho bản thân.", TS Thành cho biết.

Ba điều nổi bật của đào tạo Công nghệ thông tin ở trường Đại học CMC - ảnh 2

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (CNTT) của Trường Đại học CMC được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính Hoa Kỳ

Trong Tập đoàn CMC còn có Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ (CIST) thành lập từ năm 2014, sở hữu hệ thống 6 phòng Lab hiện đại - nơi cung cấp giải pháp công nghệ lõi và xây dựng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đây là đơn vị liên kết với trường, giúp sinh viên rèn luyện khả năng thực hành, được định hướng nghiên cứu các sản phẩm và giải pháp CNTT, từ đó nâng cao năng lực và kỹ năng, trở thành kỹ sư CNTT chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh khi tìm việc làm.

Đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao

Chương trình đào tạo ngành CNTT được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó nhà trường nỗ lực đưa sinh viên vào lộ trình tiếng Anh. Sau kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào, sinh viên có điểm đạt tương đương IELTS 6.0 sẽ được phân lớp học chương trình của chuyên ngành đã chọn bằng tiếng Anh. Sinh viên đạt ít nhất điểm tương đương 4.5 sẽ học bằng tiếng Việt, đồng thời theo học chương trình ôn tiếng Anh để tiếp tục thi. Hết học kỳ 1 hoặc học kỳ 2, sinh viên đó sẽ tiếp tục thi đến khi đạt tương đương 6.0 để học tiếp bằng tiếng Anh.

Ba điều nổi bật của đào tạo Công nghệ thông tin ở trường Đại học CMC - ảnh 3

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành CNTT có thể ứng tuyển vào các đơn vị thành viên trong tập đoàn CMC

Khi tốt nghiệp, hoặc ở những học kỳ cuối, sinh viên có cơ hội trao đổi học tập, thực tập tại CMC Japan hoặc các đối tác Nhật và Hàn tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Bình: "Nhân sự ngành CNTT nếu bên cạnh chuyên môn có tiếng Anh tốt, cơ hội làm việc luôn rất cao, được các tập đoàn lớn chào đón, triển vọng thu nhập cao. Đây chính là điều nằm trong định hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho khoa học công nghệ mà Trường Đại học CMC hướng tới."


Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học CMC tập trung vào 6 chuyên ngành là Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Mạng Máy tinh, Trí tuệ Nhân tạo và Khoa học Dữ liệu, Hệ thống Thông tin (HTTT), và Kỹ thuật Máy tính.

Độc giả tham khảo tại website cmc-u.edu.vn, liên hệ Ban tuyển sinh, marketing và truyền thông Đại học CMC (tại tầng 7, tòa nhà CMC, số 11 Duy Tân, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) hoặc hotline 02471029999.