Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’

Giới trẻ 09/08/2022 - 07:01

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên . Ngày 8-8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức phiên giải trình “Việc thực hiện quy

Ngày 8-8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức phiên giải trình “Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.

ADVERTISEMENT

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, thực hiện chủ trương phân cấp trong quản lý viên chức, một số nhiệm vụ được Chính phủ giao, từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 14 nghị định và ban hành 8 thông tư theo thẩm quyền để quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp liên quan đến tuyển dụng, thăng hạng, đánh giá, kỷ luật… viên chức.

Bộ Nội vụ cũng phối hợp với các bộ ngành ban hành 59 thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của 216 hạng chức danh nghề nghiệp trong tổng số 70 chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc 12 lĩnh vực.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Quang cảnh phiên giải trình

Bộ Nội vụ nhận định, việc phân cấp cho bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý đã giúp bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền cũng dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý, song tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương.

Chẳng hạn, một số địa phương yêu cầu trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên với một số chức danh, có địa phương lại yêu cầu áp dụng với toàn bộ các chức danh viên chức quản lý.

Đối với quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành đã quy định cơ bản đầy đủ về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Song, một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng (như vị trí thẩm kế viên (Bộ Xây dựng), kỹ sư nông học, kỹ sư thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

ADVERTISEMENT

Quy định về phân hạng đối với các chức danh nghề nghiệp chưa thể hiện được rõ sự khác biệt giữa các hạng. Một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, nhưng nhiều nội dung của chương trình bồi dưỡng còn trùng lắp với chương trình đào tạo.

Tại phiên giải trình, có ý kiến cho rằng, từ nghị định đến thông tư vẫn có dáng dấp quản lý viên chức như công chức, trong khi đó bước chuyển quan trọng nhất của Luật Viên chức là từ quản lý theo ngạch sang chức danh nghề nghiệp. Qua khảo sát ở địa phương, quy định này gây khó khăn cho cơ sở khi không đáp ứng được tiêu chuẩn.

Video đang HOT

Bộ Nội vụ và các bộ liên quan cần có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện để thu hút, tuyển dụng được các viên chức có chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp, cũng như tránh tùy tiện trong áp dụng…

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý, tuyển dụng viên chức mang tính chất tiêu chuẩn “sàn”.

Việc bổ nhiệm, tuyển dụng viên chức nên giao cho các bộ, ngành, địa phương được quy định cao hơn để đáp ứng đòi hỏi thực tế từng địa bàn, không trái với tiêu chuẩn chung được xác định.

Trong lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc phân hạng giáo viên được quy định tại nghị định, thông tư liên quan “về mặt câu chữ có thể gây một số hiểu nhầm”, nhưng đã bám sát những đòi hỏi thực tế trong sử dụng, quản lý giáo viên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’ - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên giải trình

“Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên”, ông nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT đã kịp thời nghiên cứu, rà soát thực tế, qua đó bãi bỏ hiệu lực của một số quyết định không còn phù hợp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện mới…

Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng

Chiều 22-6, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sau gần hai năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT mới tổ chức hội nghị với sự tham gia đông đủ của các đại biểu.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay đầu tháng 8 hằng năm Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị triển khai đầu năm học. Dịp này, Thủ tướng sẽ có chỉ đạo cho toàn ngành. Để chuẩn bị cho hội nghị này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề.

"Trong hai ngày, chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo sơ bộ về kết quả năm học và định hướng năm học mới, các chuyên đề liên quan đến kỳ thi THPT và các chuyên đề quan trọng liên quan đến công tác của năm học" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’ - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết đang đề xuất HĐND chi mua khoảng 100.000 đầu sách hỗ trợ cho các trường. Ảnh: HUỲNH HẢI

Mỗi tỉnh một bộ sách riêng, khó xã hội hóa

Sau khi nghe báo cáo đánh giá kết quả năm học 2021-2022 và kế hoạch năm học 2022-2023, giám đốc các sở đã có nêu những ý kiến và các vấn đề khó khăn tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết hiện mỗi tỉnh, thành có một bộ sách riêng nên không thể xã hội hóa. Việc biên soạn, in ấn cũng rất khó khăn.

Sở GD&ĐT TP.HCM đã nhiều lần tham mưu UBND TP nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ông Hiếu cho biết mới đây UBND TP có hướng xin ý kiến HĐND chi kinh phí mua khoảng 100.000 đầu sách. TP.HCM sẽ tổ chức đấu giá sau đó đưa vào các thư viện cho các học sinh học.

Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, nêu ý kiến vấn đề tinh giản biên chế. Ông Bình cho rằng với chỉ tiêu tinh giản biên chế hằng năm, Hà Giang rất khó khăn trong việc thu hút giáo viên tại những khu vực khó khăn.

Ngoài ra, giám đốc các sở cũng nêu các kiến nghị về việc tăng học phí theo Nghị định 81, thanh tra trước kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị cơ sở cho các thí sinh mắc COVID-19...

"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này".

Đổi mới giáo dục toàn diện và sâu sắc

Phát biểu trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao vai trò của Sở GD&ĐT của 63 tỉnh, thành. Bộ trưởng cho rằng việc triển khai Chương trình giáo dục mới 2018 thành hay bại chính là nhờ các thầy cô giám đốc các sở. Thầy cô chính là những người thi công, tạo ra sự đổi mới.

ADVERTISEMENT

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận xét trong năm học qua, ông đánh giá rất cao quá trình chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Các sở đã rất trách nhiệm, sáng tạo, chủ động và tận tâm trong công việc.

Theo bộ trưởng, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đã đi được nửa chặng đường. Công cuộc thay sách giáo khoa chỉ còn tập trung cao điểm nhất hai năm tới. Vì vậy, hội nghị cần xem xét chỉnh sửa để hoàn thành chặng đường còn lại.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo dục. Trong đó hai việc lớn đang thực hiện là Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 và tự chủ giáo dục đại học.

"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này" - Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, lần đổi mới này sâu về cả triết lý, tư tưởng, định hướng chứ không đơn thuần chỉ là kỹ thuật và nội dung. Ngành giáo dục đang cơ cấu và sắp xếp lại toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.

ADVERTISEMENT

Chương trình đổi mới được thực hiện với tốc độ cuốn chiếu rất nhanh. Ngành giáo dục thực hiện đổi mới với sự kỳ vọng vô cùng lớn của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định đổi mới có rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, định hướng được xem là linh hồn của đổi mới là đề cao phát triển con người.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng thành bại cũng nằm ở vấn đề phương pháp dạy và học.

Bộ trưởng đề nghị Vụ Tiểu học và trung học rà soát chương trình rút gọn trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Qua đó xem chương trình hiện nay có thể rút gọn nội dung gì trên cơ sở khảo sát tình hình ở các địa phương. Tinh chỉnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Về vấn đề chọn sách giáo khoa, Bộ trưởng yêu cầu lựa chọn theo đúng quy định và chú ý tôn trọng ý kiến chuyên môn của các cơ sở. Kiểm tra xem tình hình thực hiện chỉ thị vừa ban hành về sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’ - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HUỲNH HẢI

Tùy tình hình địa phương để chia sẻ việc tăng học phí

Đối với việc tăng học phí, Bộ trưởng cho biết thực hiện theo Nghị định 81 là định hướng. Các tỉnh lên phương án, tùy tình hình địa phương để chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các địa phương về công tác in sao bảo mật đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phải an toàn, đúng kế hoạch. Đồng thời chuẩn bị tốt cho năm học mới với sự đồng thuận tối đa của địa phương.

Sách giáo khoa, chuyện dài âu lo Sau 2 năm ứng phó Covid-19 bằng hình thức học trực tuyến, câu chuyện sách giáo khoa (SGK) lại tiếp tục gây sóng gió trong đời sống cộng đồng. Ảnh minh họa. Đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn phát biểu...

Chia sẻ