Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Câu đố tiếng Việt: "Con vật nào sợ cây bút đến phát khiếp?"

Xã hội 18/01/2023 - 20:40

Đố bạn trong 5 giây đoán ra đáp án.

Trong một tập phát sóng, chương trình Nhanh Như Chớp đưa ra một câu đố siêu thú vị. Câu đố có nội dung như sau:

"Con vật nào sợ cây bút đến phát khiếp?".

Nghe xong, nhiều người "vò đầu bứt tai" bởi câu đố quá khó. Không hiểu con vật gì mà lại liên quan đến cây bút vậy nhỉ? Đây là một câu vui nên bạn cần mở rộng tư duy, suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau mới có thể tìm ra lời giải.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời thì có thể tham khảo đáp án của chương trình: CON GÀ.

Câu đố tiếng Việt:

Chắc nhiều người đang thắc mắc vì sao con gà lại "sợ cây bút"? Bạn có còn nhớ một câu thành ngữ phổ biến trong dân gian, đó là "bút sa gà chết". Từ câu thành ngữ này, chương trình Nhanh Như Chớp đã mượn ý tứ để sáng tạo nên một câu đố dí dỏm, hài hước.

Cho những ai chưa biết: "Bút sa gà chết" là câu thành ngữ đề cao sự cẩn trọng trong mọi quyết định, đặc biệt là quyết định mang tính ràng buộc cao, có ký kết giấy tờ để tránh những hậu quả không mong muốn.

"Bút sa" có nghĩa là đặt bút viết xuống. Theo văn hóa xưa, bút dùng mực Tàu để viết. Vì thế, một khi bút sa là không thể xóa được. Còn "gà chết" là chỉ hậu quả nghiêm trọng khôn lường khi đưa ra quyết định sai. Vì ngày xưa ông bà lấy chăn nuôi làm trọng nên khi mất gà cũng đồng nghĩa với mất một tài sản trong nhà.

Như vậy, ý nghĩa câu thành ngữ "bút sa gà chết" chính là một lời nhắc nhở mọi người trước khi đưa ra quyết định hoặc làm một việc gì đó (ký kết, hợp tác...) thì nên suy nghĩ cẩn trọng, tìm hiểu kỹ càng. Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ, bạn cũng phải chịu trách nhiệm với những gì đã quyết. Thậm chí, những quyết định sai còn gây ảnh hưởng đến người khác và bản thân.

Không phải tự nhiên mà hình tượng bút và gà xuất hiện trong câu thành ngữ như một biểu tượng. Câu thành ngữ được đúc kết từ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Cách giải thích thứ nhất là do hủ tục hối lộ quan lại ngày xưa. Trước kia, khi có khuất mắc khó giải quyết hay có chuyện phiền phức với hàng xóm, người dân thường muốn giải quyết mọi chuyện êm xuôi. Nhưng vì mọi người sĩ diện sợ mọi chuyện vỡ lở và vì luật pháp còn lỏng lẻo, nên họ sinh lòng lo sợ. Vì thế nạn hối lộ quan lại khi xưa diễn ra khá nhiều. Người dân khi muốn cậy quan thường mang trầu, rượu và làm gà mang đến nhờ quan viết cho lệnh phán có lợi cho mình.

Cách giải thích thứ hai là do tục cúng bái ngày xưa. Trước kia, người dân rất tin tưởng thần linh và thần linh gần như đóng vai trò chủ đạo trong các quyết định. Chính vì thế, việc mời các thầy cúng diễn ra thường xuyên. Để mời được thầy cúng chấp bút thì cần lễ vật, ít nhất là một mâm lễ vật có thịt gà.

Hai nguồn gốc trên đều có ý nghĩa tiêu cực gắn liền với sự trả giá cho một quyết định sai lầm, hay những việc làm không chân chính. Vậy nên, nhìn ở góc độ văn hóa ý nghĩa câu "bút sa gà chết" còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đồng thời cảnh tỉnh thế hệ sau.