Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

CEO hãng chip Mỹ: ''Đừng lơ là với Trung Quốc''

Kinh tế 01/06/2023 - 15:22

ChatGPT: Mới đây, CEO của hãng chip lớn nhất thế giới đã cảnh báo rằng đừng nên đánh giá thấp khả năng phát triển chip của Trung Quốc. Và thương chiến có thể đẩy nhanh quá trình này.

Theo Nikkei Asia, ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ phát triển các công ty chip của riêng mình, và ngành công nghiệp chip của Mỹ phải tìm cách để duy trì khả năng cạnh tranh. Nvidia là công ty chip lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường.

"Dù quy định là gì, chúng tôi cũng tuân thủ tuyệt đối. Nhưng Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước. Đó là lý do startup GPU ở Trung Quốc ra đời", ông Huang đề cập tới xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

GPU là bộ xử lý những tác vụ liên quan đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm CPU. Chúng là thành phần quan trọng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo và trò chơi.

CEO hãng chip Mỹ: ''Đừng lơ là với Trung Quốc'' - ảnh 1

Ông Jensen Huang - người đứng sau công ty chip lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Ảnh: Bloomberg.

Hệ sinh thái riêng của Trung Quốc

"Ở thời điểm này, nếu không làm việc trong ngành công nghiệp chip nhưng vẫn muốn thành lập một công ty sản xuất chip, các vị sẽ thành lập công ty nào? Đó là một startup GPU. Và có rất nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng này ở Trung Quốc", ông Huang cho biết.

Nvidia đã bị mắc kẹt giữa thương chiến của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Công ty sản xuất bộ xử lý H100 - được dùng cho các công nghệ AI như ChatGPT.

Năm ngoái, gã khổng lồ chip Mỹ đã bị hạn chế bán chip H100 và A100 sang Trung Quốc. Để bán hàng cho các khách hàng Trung Quốc, hãng cũng phải thay đổi cấu hình của H100 nhằm tuân thủ quy định của phía Mỹ.

Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họ

Ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia

Theo ông Huang, rất khó để đoán trước xem liệu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ có gián tiếp tạo ra một hệ sinh thái phần cứng và phần mềm AI của riêng Trung Quốc hay không.

Nhưng theo ông, công chúng phải thừa nhận những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc trong điện toán đám mây, dịch vụ Internet, thanh toán kỹ thuật số, xe điện và công nghệ xe tự hành.

"Chúng ta phải chạy thật nhanh", ông Huang nói với Nikkei Asia về khoảng cách công nghệ giữa các startup GPU của Trung Quốc và Nvidia.

"Nguồn lực của Trung Quốc dành riêng cho lĩnh vực này là khá lớn. Vì thế, các vị không thể đánh giá thấp họ", ông nhấn mạnh.

"Điểm bùng phát"

Ông Huang sinh ra ở thành phố Đài Nam phía nam Đài Loan. Năm lên 9, ông theo gia đình chuyển đến Mỹ sinh sống.

Ông Huang rất thân thiết với ông Morris Chang - nhà sáng lập kiêm cựu Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Nói với các phóng viên, CEO Nvidia cho biết đã ăn tối với ông Chang ở Đài Loan cách đây vài ngày.

Ông Huang cho biết mối quan hệ giữa Nvidia và TSMC "rất sâu sắc". "Bây giờ là điểm bùng phát của điện toán tăng tốc và trí tuệ nhân tạo AI. Do đó, trong thập kỷ tới, số lượng thương vụ làm ăn giữa chúng tôi và TSMC sẽ tăng lên đáng kể", ông cho biết.

CEO hãng chip Mỹ: ''Đừng lơ là với Trung Quốc'' - ảnh 2

Ông Jensen Huang - người sáng lập kiêm CEO Nvidia - tại Đài Loan hôm 30/5. Ảnh: Bloomberg.

Theo vị CEO, chuỗi cung ứng của Nvidia được thiết kế nhằm đạt được "sự đa dạng và năng lực dự phòng tối đa". "Khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng rất quan trọng. Bởi nhiều khách hàng phụ thuộc vào công ty", ông Huang chia sẻ.

Ông tiết lộ gã khổng lồ chip Mỹ sản xuất ở nhiều nơi nhất có thể. "Chúng tôi đã làm ăn với TSMC trong một thời gian rất dài. Chúng tôi cũng hợp tác sản xuất với Samsung và sẵn sàng làm việc cùng Intel", ông Huang nói với Nikkei Asia.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...