Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ

Giới trẻ 05/12/2022 - 05:21

Tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm trong các mối quan hệ - ngay cả trong tình bạn. Nếu thu nhập ít hơn bạn bè, bạn có thể cảm thấy lạc lõng vì không theo kịp họ. Ngược lại, kiếm được nhiều tiền, bạn có nguy cơ được cho là quá may mắn

Tiền bạc là một chủ đề nhạy cảm trong các mối quan hệ – ngay cả trong tình bạn. Nếu thu nhập ít hơn bạn bè, bạn có thể cảm thấy lạc lõng vì không theo kịp họ. Ngược lại, kiếm được nhiều tiền, bạn có nguy cơ được cho là “ quá may mắn”.

ADVERTISEMENT

Gần một nửa số người trả lời thuộc Gen Y (sinh đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) và Gen Z (sinh từ năm 1997 – 2012) trong một cuộc khảo sát năm 2017 của PayPal cho rằng tiền có ảnh hưởng đến tình bạn. Bên cạnh đó, theo cuộc khảo sát của Credit Karma/Qualtrics năm 2018, gần 40% Gen Y đã mắc nợ chỉ để theo kịp đồng nghiệp trong câu chuyện tiêu tiền chẳng hạn đi ăn, mua sắm, du lịch cùng nhau.

Không dám nói chuyện với bạn bè vì cảm giác như đang mượn tiền

Khi David Matcham và vợ nhận nuôi một bé trai vào năm 2013. Có thêm 1 thành viên trong gia đình khiến tình hình tài chính của họ nhanh chóng chạm đáy. Matcham, 44 tuổi, đến từ Norfolk, vừa hoàn thành bằng tiến sĩ và đang tìm việc làm. Họ khánh kiệt; nghèo hơn bất kỳ ai xung quanh, thậm chí là bất kỳ thời điểm nào trong đời, ngay cả khi còn là sinh viên.

Trong hơn 1 năm, Matcham trở thành một người sống ẩn dật. Một phần, anh không có tiền để giao du. Ý thức về giá trị bản thân của anh ấy trở nên tiêu cực “Tôi cảm thấy như thể mình không còn quan trọng nữa, sự lo lắng tài chính bao trùm cuộc sống”, anh nhớ lại. Matcham không cảm thấy mình có thể tâm sự với bạn bè. “Nỗi sợ hãi lớn nhất là bạn bè sẽ nghĩ rằng tôi đang mượn tiền họ. Điều này khiến tôi cảm thấy xấu hổ”.

Matcham ngừng trả lời cuộc gọi của bạn bè và từ chối lời mời hội họp. Khi Matcham phải gặp gỡ với gia đình vợ, anh rất sợ hãi. “Họ là những người đáng yêu, nhưng đều rất thành công. Tôi sẽ sử dụng mọi lý do có thể để tránh đi. Dù không thể hiện ra, tôi muốn tránh khỏi ‘hào quang’ thành công của họ, điều khiến tôi áp lực vô cùng”. Anh đã làm công việc xếp kệ hàng, rồi trở thành tài xế giao hàng. Gia đình Matcham đã tìm mọi cách để cải thiện tài chính.

Nhiều năm sau, khi tình hình tài chính của gia đình đã được cải thiện, Matcham lại rơi vào khủng hoảng khác. “Vào thời điểm đó, con trai trở thành động lực để tôi nỗ lực hơn. Nhưng khi mọi thứ trở nên tốt hơn, những điều tôi chưa giải quyết được vào thời điểm trước đó bắt đầu xuất hiện trở lại”. Matcham và bạn bè không còn chủ đề nói chuyện với nhau do ngắt liên lạc trong thời gian dài. Nhiều tình bạn từ thời đại học, phổ thông của anh đã vụt mất, không bao giờ lấy lại được.

ADVERTISEMENT

Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Video đang HOT

Ảnh minh hoạ – Pinterest

Khoảng cách thu nhập khiến tình bạn sụp đổ

Declan đã trải qua cảm giác rất lo lắng khi đi ăn trong một nhà hàng cao cấp, vượt quá khả năng tài chính của bản thân khi tham dự sinh nhật của người bạn học cũ. Mặc dù đang bận rộn với công việc và chỉ còn 100 bảng Anh (gần 3 triệu đồng) trong ví, anh vẫn quyết định tham dự bữa tiệc vì cho rằng bản thân cần làm như vậy để duy trì tình bạn. Anh chỉ gọi món khai vị, và những người còn lại trong bàn đã gọi đủ loại thức ăn và sâm panh. Declan đã rất hoảng sợ.

Khi tình tiền, mọi người quyết định chia theo số lượng người. Declan cảm thấy mình không thể từ chối. May mắn thay, một người bạn thích phô trương đã quyết định trả toàn bộ. “Cảm giác nhẹ nhõm vô cùng”, Declan nhớ lại.

“Tôi cảm thấy như thể mọi người trong bàn đang cố gắng chứng minh điều gì đó. Cảm giác như họ đang sống trên một hành tinh khác với tôi. Từ khi nào chi 1.000 bảng (gần 30 triệu) cho bữa tối cho 8 người là bình thường vậy?”

Trải nghiệm của Declan không phải là hiếm. Khoảng cách thu nhập thường trở nên nghiêm trọng vào cuối độ tuổi 20, đầu 30, khi những người đồng trang lứa từng ngang hàng về tài chính bắt đầu bỏ xa về thu nhập. Những người bạn cùng trường đại học chia sẻ mì tôm trong những căn phòng thuê tồi tàn bắt đầu thường xuyên lui tới những nhà hàng đắt tiền với đồng nghiệp của họ; những kỳ nghỉ xa hoa mà bạn không thể chi trả được được. Khi khoảng cách này ngày càng lớn, các mối quan hệ vững chắc một thời bắt đầu lung lay và sụp đổ. Nhiều người cảm thấy dễ dàng từ bỏ mối quan hệ hơn là đối mặt với thực tế của tình huống: Tiền bạc đang ảnh hưởng đến tình bạn của họ.

Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Ảnh minh hoạ – Pinterest

Cần cư xử tinh tế hơn trong câu chuyện tiền bạc

James, một nhân viên bán phần mềm 27 tuổi đến từ Montreal kiếm được 250 nghìn đô la Canada (hơn 4,5 tỷ đồng) mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ người bạn nào của anh. Và James cảm giác bản thân đang bị áp đặt. “Khi chúng tôi đến một quán ăn, tôi đề cập chia đôi hoá đơn, bầu không khí trở nên rất lạ. Bạn bè nghĩ rằng tôi giàu, do vậy, tôi nên trả tiền”.

James thấy những tình huống này không thoải mái và thường chỉ trả tiền rồi yêu cầu hoàn lại sau. Vào những dịp như vậy, mọi thứ trở nên rất khó xử. “Tôi không muốn trở thành người luôn trả tiền cho mọi người hay bạn bè đi chơi với tôi vì điều đó.”

Một phần lý do khiến bạn khó nói chuyện về tiền bạc với bạn bè là vì tiền còn tượng trưng cho nhiều điều hơn thế. Giáo sư Mark Fenton-O’Creevy về hành vi tổ chức cho biết: “Tiền là viết tắt của tất cả các loại công cụ”. Ông giải thích rằng mọi người thường xem tiền theo một số cách: sự an toàn, tự do, quyền lực và địa vị hoặc một cách để thể hiện tình yêu.

Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ - ảnh 3 ADVERTISEMENT

Ảnh minh hoạ – Pinterest

Một nguyên tắc nhỏ khi nói đến việc điều hướng khoảng cách thu nhập trong tình bạn là bắt đầu với những gì người có ít tiền nhất trong nhóm có đủ khả năng chi trả cho bữa đi chơi chung đó không. Nhà trị liệu tài chính Simonne Gnessen gợi ý: “Hãy lưu tâm đến khả năng chi trả của mọi người khi lựa chọn các kỳ nghỉ, nhà hàng. Điều đó sẽ giúp tránh xung đột”.

Chuyên gia nhấn mạnh mỗi người nên học cách cư xử tinh tế hơn nếu 1 người bạn nói rằng thứ gì đó quá đắt và tìm giải pháp thay thế. Gnessen đang làm việc với một khách hàng mắc nợ và sống trong một căn hộ chật hẹp. Khách hàng thường sẽ tình nguyện nấu một bữa ăn tại nhà của một người bạn, để họ có thể giao lưu với nhau trong một môi trường thoải mái hơn mà không tốn nhiều tiền. Gnessen nói: “Đó là về việc cố gắng tìm ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết khoảng cách thu nhập. Nói chuyện với nhau, thay vì tạo ra sự khác biệt”.

ADVERTISEMENT

Không thể tránh khỏi việc những người có lượng tài sản khác nhau sẽ dần rời xa nhau. Điều đó phụ thuộc vào việc cả 2 bên có đủ quan tâm để duy trì tình bạn hay không.

Đọc xong tờ di chúc, chúng tôi quyết định hoàn thành tâm nguyện của bố chồng

Chênh lệch thu nhập khiến tình bạn sụp đổ - ảnh 4

ADVERTISEMENT

Ảnh minh họa

Sau khi bố chồng mất một tuần, tôi đã đến thu dọn đồ đạc của ông. Tôi rất bất ngờ phát hiện một tờ di chúc của bố để lại cho chúng tôi. Không phải là phân chia tài sản mà là các khoản nợ chưa trả.

Tôi đã gọi điện cho các anh chị đến để xem tờ giấy viết tay của bố. Số tiền ông còn nợ người ta là hơn 1 tỷ, đó là con số rất lớn với chúng tôi, chẳng hiểu sao bố lại nợ nhiều thế.

Chúng tôi đã đến địa chỉ ghi trên giấy để tìm hiểu về người từng cho bố chồng vay tiền. Người đầu tiên chúng tôi gặp là một người đàn ông lớn tuổi. Ông ấy nói là ngày đó có một khoản tiền chưa dùng tới đã đưa cho bố tôi vay. Do bố tôi không trả đúng hẹn nên chuyện làm ăn bị phá sản và gia đình ông ấy đã ly tán. Sau đó, ông ấy đòi rất nhiều lần nhưng bố chồng tôi không chịu trả tiền. Ông ấy than về già phải sống dựa vào con cháu khổ lắm.

Chị gái chồng đã đứng ra hứa chắc chắn sẽ trả cả lãi và gốc cho ông ấy trong vòng một tháng nữa.

Đến người thứ 2, là người bạn thân thiết của bố tôi. Vì chuyện vay tiền không trả nên tình bạn của hai người chấm dứt hơn 10 năm nay. Khi biết anh em tôi sẽ tìm cách trả số tiền đó giúp bố, người đàn ông đó nghẹn ngào nói lời cảm ơn và khen chúng tôi là những người con tốt.

Lúc trở về nhà, chị chồng nói là mẹ mất sớm, một mình bố nuôi 3 chị em khôn lớn, cực khổ lắm. Để có tiền cho các con ăn học, bố đã làm đủ mọi nghề. Bố đã vay tiền nhiều nhưng không dám nói cho các con biết sợ bị mang tiếng. Có lẽ trước lúc mất, bố vẫn day dứt về những khoản nợ chưa trả nên mới viết lại tờ di chúc mong chúng tôi hoàn thành tâm nguyện của ông.

Chồng tôi bảo là gia đình 3 chị em đều khó khăn, không thể xoay nổi số tiền lớn đó. Vì vậy chỉ còn phương án bán nhà của bố để trả nợ. Mọi người đều đồng tình với ý kiến của chồng tôi. Sắp bán nhà trả nợ giúp bố mà tôi thấy chị em chồng không ai tranh giành cãi lộn. Và dù bố chồng mất, để lại khoản nợ lớn nhưng mọi người vẫn tôn trọng ông, nói về ông bằng những từ ngữ kính trọng khiến tôi thấy cảm phục về sự đoàn kết của nhà chồng!

Bất ngờ lớn chờ tôi ở nhà sau chuyến du lịch với bạn trai thân Bạn có tin vào tình bạn trong sáng giữa đàn ông và đàn bà không? Chồng tôi thì không, anh ấy cho rằng đó chỉ là sự ngụy biện cho việc họ muốn ở bên nhau mà thôi. Tôi đã nói với chồng biết bao lần rằng tôi...

Chia sẻ