Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép bứt phá, VN-Index tiến gần đến mốc 1.100 điểm

Kinh tế 07/12/2022 - 14:08

Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu như ngân hàng, bất động sản… đều đua nhau tăng giá và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Cả ba chỉ số đều tăng trên 1%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch ngày 5/12 với VN-Index tạo “gap tăng - khoảng trống tăng giá” khoảng hơn 10 điểm. Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu như ngân hàng, bất động sản… đều đua nhau tăng giá và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, đà tăng của thị trường diễn ra không quá êm đềm khi áp lực bán nhiều lúc dâng cao đáng kể và khiến các chỉ số thị trường có những đợt trồi sụt liên tục. Có thời điểm, VN-Index thậm chí bị bán về gần mốc tham chiếu nhưng sau đó có lúc tiến sát mốc 1.100 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,66 điểm (+1,26%) lên 1.093,67 điểm. HNX-Index tăng 4 điểm (+1,85%), lên 219,96 điểm. UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (+1,43%), lên 73,24 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép bứt phá, VN-Index tiến gần đến mốc 1.100 điểm - ảnh 1
Diễn biến giao dịch VN-Index phiên 5/12. Nguồn: FireAnt.

Tâm điểm của thị trường trong phiên hôm nay vẫn là giao dịch của khối ngoại. Dòng vốn này tiếp tục duy trì đà mua ròng và phần nào tạo hiệu ứng giúp thị trường đi lên.

Ở phiên sáng, khối ngoại mua ròng không qua quyết liệt và trải dần từ đầu phiên. Giá trị mua ròng của khối ngoại riêng sàn HoSE trong phiên sáng vào khoảng 500 - 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, tương tự như các phiên trước, dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào thị trường ở khoảng thời gian cuối phiên đã giúp kéo hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu bứt phá.

Chốt phiên 25/11, khối ngoại sàn HoSE mua ròng tổng cộng gần 1.400 tỷ đồng. Trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với 204 tỷ đồng. HPG, SSI, VHM và STB cũng đều có giá trị mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Nhóm ngành cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép tiếp tục là điểm nhấn khi bứt phá và góp phần lớn giúp thị trường đi lên. Trong đó, STB, VCI, LPB, SSI, VND… đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, VPB tăng 4,9%, HCM tăng 4,5%, HPG tăng 2,8%, CTG tăng 2,3%...

VPB là cổ phiếu có tác động lớn nhất đến VN-Index khi đóng góp 1,44 điểm. VHM và GAS đứng sau với mức điểm đóng góp lần lượt 1,2 điểm và 0,96 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép bứt phá, VN-Index tiến gần đến mốc 1.100 điểm - ảnh 2
Top 10 cổ phiếu tác động tích cực và tiêu cực đến VN-Index.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa trở lại, trong đó, L14, CEO, DIG, HQC, PDR…vẫn vững vàng ở mức giá trần với lực cầu ồ ạt đẩy vào. Ở chiều ngược lại, việc NVL bất ngờ giảm sàn trở lại đã khiến nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngành bất động sản hay xây dựng bị ảnh hưởng. Trong đó, TCH giảm 3,1%, CII giảm 1,6%...Bên cạnh đó, HPX cũng giảm sàn xuống còn 8.440 đồng/cp.

Ngoài ra, VIC cũng là một nhân tố khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp đáng kể vào cuối phiên. Cổ phiếu này giảm 1% xuống 68.100 đồng/cổ phiếu và lấy đi của VN-Index 0,67 điểm. Trong khi NVL là mã tác động xấu nhất đến VN-Index với 0,81 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,66 điểm (1,26%) lên 1.093,67 điểm. Toàn sàn có 351 mã tăng, 135 mã giảm và 40 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4 điểm (1,85%) lên 219,96 điểm. Toàn sàn có 122 mã tăng, 72 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (1,43%) lên 73,24 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,4 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 23.212 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 20.045 tỷ đồng. Cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất thuộc về NVL với 60,5 triệu đơn vị. HPG và VPB đứng sau với khối lượng khớp lệnh lần lượt 46,5 triệu đơn vị và 43,4 triệu đơn vị.