Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Con khóc kể: ''Bạn học suốt ngày bắt nạt con''

Gia đình 08/12/2022 - 15:34

Trước việc con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ cần có phương pháp hỗ trợ đúng đắn để đẩy lùi tình trạng trên.

Mỗi đứa trẻ đều là "bảo bối", được cha mẹ dành mọi sự ưu tiên. Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên mạnh khỏe, hạnh phúc, tự tin. Con có một cuộc sống hòa đồng, vui vẻ, không bị bạn bè cô lập hay bắt nạt. 

Nhưng luôn có một số trẻ trở thành mục tiêu bị bắt nạt, bị bạo hành học đường. Nhiều cha mẹ không khỏi buồn phiền, than thở tại sao con mình dễ dàng bị bắt nạt như vậy? Sao con không có biện pháp đối phó tình trạng trên? Cha mẹ trách mắng con không dũng cảm tự bảo vệ bản thân, không biết phản kháng. Cha mẹ thường chỉ ra nguyên nhân do con mình gây ra, nhưng một phần sự việc cũng thuộc về cha mẹ. Thực tế, có nhiều đứa trẻ dễ bị bắt nạt là do cách giáo dục của mà cha mẹ đang không chú ý.

Dưới đây là 3 cách ứng xử khác nhau của 3 kiểu phụ huynh khi nghe con kể: "Bạn học suốt ngày bắt nạt con". Câu trả lời phần nào hé lộ phương pháp nuôi dạy con thường ngày.

1. "Không sao đâu, chuyện nhỏ mà!"

Trong quá trình trẻ chơi với nhau không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn, thậm chí có những lúc trẻ bị bắt nạt, bị cô lập. Trong mắt nhiều phụ huynh, họ cho rằng đây là vấn đề vụn vặt, không đáng quan tâm. Họ "bình chân như vại", chỉ nhắc nhở đứa trẻ bắt nạt con mình phải xin lỗi và lần sau không được tái phạm. 

Con khóc kể: ''Bạn học suốt ngày bắt nạt con'' - ảnh 1

Ảnh minh họa.

Cha mẹ kiểu này không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con. Họ giải quyết chuyện qua loa, an ủi con bằng những câu như: "Không sao đâu, chuyện nhỏ mà", "Mẹ sẽ bảo bạn xin lỗi con, có gì to tát đâu!",… Cách này chỉ giải quyết được phần ngọn, chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Trẻ sẽ cảm thấy ấm ức, chưa đòi lại được công bằng và không biết cách đối diện khi bị bắt nạt. Dần dần trẻ sẽ trở nên mặc cảm, tự ti và không chia sẻ với cha mẹ những khó khăn trong cuộc sống.

Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ khó hòa đồng với mọi người, luôn cảm thấy mình là người yếu thế nên rất dễ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nếu cha mẹ vẫn tiếp tục coi chuyện con bị bắt nạt là chuyện vặt vãnh thì trẻ có thể sẽ mãi trở thành mục tiêu bị các bạn trêu đùa, chèn ép. 

2. "Đánh trả đi, có cha mẹ ở đây rồi!"

Đối lập với kiểu cha mẹ đầu tiên, cha mẹ kiểu số 2 có tỏ ra khá bất bình, có phần hung hăng và sẵn sàng khuyên con đánh trả bạn. Thậm chí, nhiều ông bố bà mẹ còn hù dọa con: "Nếu lần sau cha/mẹ nghe thấy con bị đánh mà không dám đánh trả thì cha/mẹ sẽ đến tận trường làm to chuyện". 

Kiểu cha mẹ này đang bỏ qua tình hình thực tế, chưa hiểu rõ nguyên nhân vì sao con bị bắt nạt. Họ nhận định rằng con mình là đứa trẻ yếu đuối, vô dụng, không có khả năng phản kháng. Dạy con theo kiểu này vô tình hình thành nên đứa trẻ chỉ biết sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng, từ một người bị bắt nạt, trẻ có thể trở thành kẻ hống hách, kiêu ngạo, chuyên đi bắt nạt người khác.

Con khóc kể: ''Bạn học suốt ngày bắt nạt con'' - ảnh 2

Cha mẹ cần giáo dục con kỹ năng để phòng tránh việc bị bắt nạt. (Ảnh minh họa)

3. "Không được trêu đùa mình nữa"

Kiểu cha mẹ số 3 sẽ dạy con đối mặt với vấn đề, cho trẻ lên tiếng, động viên trẻ tìm phương pháp giải quyết triệt để. Họ sẽ khuyên con bình tĩnh, dạy con đi thẳng người và kiêu hãnh, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt. Vóc dáng tự tin cùng những câu nói dứt khoát sẽ giúp đứa trẻ đương đầu với những kẻ bắt nạt. Bên cạnh đó, họ còn dạy con "dằn mặt" bằng lời nói: "Không được trêu đùa mình nữa". Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn, trẻ cần biết cách chủ động thông báo cho thầy cô giáo, người lớn biết. 

Bên cạnh đó, họ còn dạy con cách mở rộng mối quan hệ bạn bè, tham gia các hoạt động để rèn luyện sự tự tin, hạn chế đi vào những nơi nguy hiểm, biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ của người có trách nhiệm hoặc những người lớn khác,…