Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Dấu hiệu cần chú ý sau khi trẻ uống vitamin A liều cao

Sức khoẻ 04/12/2022 - 23:00

Theo Bộ Y tế, trẻ từ 6-36 tháng cần được uống vitamin A liều cao bổ sung 2 lần/năm (đợt 1 vào ngày 1 và 2/6, đợt 2 vào ngày 1 và 2/12 hằng năm) tại trạm y tế phường/xã. Đây là một trong những giải pháp phòng thiếu vitamin A ở trẻ. Các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, vì đây là nguồn cung cấp vitamin A

Dấu hiệu cần chú ý sau khi trẻ uống vitamin A liều cao - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), vitamin A có ý nghĩa quan trọng và lâu dài cho miễn dịch của trẻ nhỏ.

Đây là một vi chất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là từ 6 đến 36 tháng tuổi. Thiếu vitamin A sẽ làm cho trẻ chậm lớn, dễ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng, nặng hơn sẽ gây khô mắt, quáng gà.

Tuy nhiên, một số trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn; dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy,… Triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống vitamin A từ 6-24 giờ.

Một số phụ huynh căng thẳng hơn khi thấy thóp của trẻ căng phồng kèm nôn, dễ nhầm lẫn với ngộ độc thực phẩm, viêm não hoặc màng não nên vội vàng đưa con đến viện cấp cứu.

Bác sĩ Vũ cho biết cách tốt nhất khi trẻ có các dấu hiệu trên là đưa đến bệnh viện kiểm tra, giúp loại trừ các biến chứng ngộ độc, xác định các bệnh lý đi kèm gây nặng.

Trường hợp trẻ có dấu hiệu ngộ độc nhẹ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, dinh dưỡng đủ chất và bổ sung vitamin C vài ngày, tình hình sẽ bớt dần và hết sau 5-7 ngày.

Theo bác sĩ Vũ, các tác dụng phụ khi trẻ uống vitamin A liều cao là ít so với lợi ích lâu dài cho miễn dịch trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh hãy an tâm đưa con đi uống vitamin A theo lịch và theo dõi sát trẻ sau đó.

Video đang HOT

Theo Bộ Y tế, trẻ từ 6-36 tháng cần được uống vitamin A liều cao bổ sung 2 lần/năm (đợt 1 vào ngày 1 và 2/6, đợt 2 vào ngày 1 và 2/12 hằng năm) tại trạm y tế phường/xã. Đây là môt trong những giải pháp phòng thiếu vitamin A ở trẻ. Các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, vì đây là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ.

ADVERTISEMENT

Ngoài ra, bữa ăn của trẻ cần có đủ dầu hoặc mỡ để giúp hấp thu tốt vitamin A. Một số loại rau, quả có nhiều tiền chất vitamin A có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ như rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, bí đỏ, rau dền, đu đủ chín, cà chua, gấc…); các loại rau màu xanh sẫm.

Tại sao nhiều người đau đầu, chóng mặt khi ngửi mùi hoa sữa?

Rất nhiều người cảm thấy khó về mùi hoa sữa nhất là người có nhà hoặc cơ quan gần cây hoa sữa. Có người đi qua phố có nhiều hoa sữa cảm thấy nhức đầu, khó thở, thậm chí có trường hợp chóng mặt, buồn nôn.

Chị Kim Anh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Nếu chỉ đi qua và ngửi thấy mùi hoa sữa thoang thoảng thì không sao tuy nhiên ngửi nhiều, tôi thường đau đầu. Đặc biệt, văn phòng công ty tôi có cây hoa sữa gần cửa sổ, tôi đã phải chuyển chỗ ngồi, nếu không sẽ không thể chịu nổi".

Dấu hiệu cần chú ý sau khi trẻ uống vitamin A liều cao - ảnh 2

Hoa sữa. (Ảnh: VNN)

Về vấn đề này, chia sẻ với VietNamNet, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hoa sữa là nét đặc trưng không thể thiếu của mùa thu Hà Nội. Mùa hoa nở rộ vào khoảng tháng 9, 10.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên loài hoa nồng nàn này cũng mang đến một số phiền toái. Một số người khi hít phải phấn hoa sữa xuất hiện tình trạng khó thở, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi thành tràng... Đây chính là tình trạng dị ứng với phấn hoa của cây hoa sữa.

Lý giải lý do ngửi loài hoa này lại có thể gây dị ứng, TS.BS Bùi Văn Khánh cho biết, thực chất, mùi của loài hoa này không phải yếu tố gây dị ứng.

Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, là loại cây thụ phấn nhờ gió. Hoa sữa thường mọc ở đầu cành thành các chùm lớn và mang nhiều hạt phấn. Hạt phấn của cây hoa sữa là chất lạ với cơ thể và gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.

"Phấn hoa sữa mới chính là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng. Khi hít phải các hạt phấn này, tại mũi, họng, mắt của người bệnh sẽ sinh ra các phản ứng viêm, dị ứng gây xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng", bác sĩ cho biết.

Cũng theo TS.BS Khánh, đa số người bị dị ứng hoa sữa thường gặp các triệu chứng như hắt hơi thành tràng dài, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nhiều dịch mũi, ngạt mũi... Đây là biểu hiện của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng theo mùa.

Mặc dù các triệu chứng này không gây ảnh hưởng đến tính mạng, người bệnh thường gặp nhiều sự khó chịu và ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Khi số lượng phấn hoa bạn hít phải càng nhiều thì các biểu hiện dị ứng càng trầm trọng hơn. Một số người dị ứng nặng có thể xuất hiện khó thở và cần được can thiệp y tế, đặc biệt ở những người có tiền sử hen phế quản dị ứng.

Một số cách phòng tránh cho người dị ứng phấn hoa sữa:

- Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi số lượng phấn hoa cao. Điều này sẽ cắt giảm lượng chất gây dị ứng phấn hoa mà bạn hít phải và giúp giảm các triệu chứng của bạn.

ADVERTISEMENT

- Đóng cửa sổ trong mùa phấn hoa hoặc thời gian phấn hoa cao điểm.

- Sử dụng máy điều hòa không khí trung tâm hoặc máy làm sạch không khí để giảm các chất gây dị ứng trong không khí trong nhà (bao gồm phấn hoa có thể xâm nhập vào nhà bạn qua cửa ra vào, cửa sổ, trên quần áo và vật nuôi).

- Đeo kính râm và che tóc khi đi ra ngoài. Điều này sẽ giúp phấn hoa không dính vào mắt và tóc của bạn.

- Tắm hàng ngày trước khi đi ngủ. Thay và giặt quần áo mặc trong các hoạt động ngoài trời. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ phấn hoa khỏi cơ thể bạn và không để phấn hoa bám trên chăn ga gối đệm.

- Giặt bộ đồ giường bằng nước xà phòng nóng mỗi tuần một lần.

- Hạn chế tiếp xúc gần với vật nuôi dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Lau sạch lông động vật khi chúng vào trong nhà hoặc tắm cho chúng hàng tuần (nếu thích hợp).

ADVERTISEMENT

- Sấy quần áo của bạn trong máy sấy quần áo hoặc trong nhà, không phơi trên dây ngoài trời.

"Tại nước ngoài, một số dự báo thời tiết địa phương sẽ đưa ra số liệu và dự báo số lượng phấn hoa. Điều này giúp cho người bệnh dị ứng phấn hoa sẽ biết thời điểm để hạn chế ra ngoài", TS.BS Khánh thông tin thêm.

Biến nước lá tía tô thành "thuốc quý" bổ phổi, thận, tiêu mỡ Tía tô được mệnh danh là "thánh dược" vì những công dụng cực tốt cho sức khỏe. Tía tô có tính ấm vị cay, có thể tán hàn, thúc đẩy khí lưu thông, giảm đau bụng, tức ngực, buồn nôn do lạnh bụng khí trệ. Nhiều người thường...

Chia sẻ
Sức khoẻ