Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Đau khổ khi chính tay đuổi việc đồng nghiệp

Đời sống 21/03/2023 - 00:45

ChatGPT: Nhiều người thuộc bộ phận hành chính - nhân sự tại các công ty đang trải qua tình huống khiến họ đau khổ: buộc phải sa thải chính đồng nghiệp thân thiết trong nhóm của mình.

Đau khổ khi chính tay đuổi việc đồng nghiệp - ảnh 1

Thông báo sa thải là một phần khó khăn trong công việc của bộ phận nhân sự. Điều đó càng đúng khi chuyện đuổi việc xảy ra trong nội bộ nhóm riêng của họ, theo Bloomberg.

Việc cắt giảm việc làm trong team HR đang gia tăng khi các công ty hạn chế tuyển dụng và cắt giảm đầu tư vào các mảng nội bộ như sức khỏe tâm thần và phúc lợi.

Mới nhất, Meta, công ty mẹ của Facebook, đã biến nhóm nhân sự và tuyển dụng thành mục tiêu loại bỏ đầu tiên trong đợt sa thải quy mô lớn vào tháng 3 này, với 1.500 nhân viên HR chuẩn bị thất nghiệp.

Trước đó, Google cũng đã sa thải cả lãnh đạo bộ phận sức khỏe tâm thần và phúc lợi. Trong làn sóng sa thải ồ ạt, việc sa thải nhân viên HR có nhiều điều phức tạp hơn so với cho thôi việc nhân viên của các nhóm khác.

Đau khổ khi chính tay đuổi việc đồng nghiệp - ảnh 2

Nhóm HR, chuyên lo các vấn đề về hành chính - nhân sự của doanh nghiệp, cũng không nằm ngoài "cơn bão" sa thải. Ảnh: Vice.

Nạn nhân tiếp theo

Gần đây, tập đoàn Adobe cũng thông báo đang loại bỏ “một số lượng nhỏ” các nhà tuyển dụng.

Các nhóm về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), thường thuộc bộ phận nhân sự, cũng bị "rút ruột" tại Twitter và các nơi khác. Nhiều nhiệm vụ của nhân viên HR, chẳng hạn như viết mô tả công việc, cũng có thể sớm bị thay thế bởi các công cụ AI mới như ChatGPT.

Không khó để thấy cách các công ty biện minh cho việc giảm nhu cầu đối với bộ phận HR.

Google không phản hồi về mức độ bộ phận sức khỏe tâm thần và phúc lợi của họ bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải. Song trong thông báo dành cho nhân viên được giữ lại, Giám đốc điều hành Sundar Pichai cho biết công ty đã tuyển dụng quá nhiều. Ông nói rằng họ đã tiến hành đánh giá nghiêm ngặt và sa thải theo lĩnh vực sản phẩm, chức năng, cấp độ và khu vực.

Cùng với việc có hạn chế tuyển mới, ít nhân viên mới gia nhập vào công ty, các tổ chức đang tìm cách cắt giảm chi phí vận hành cũng đang cắt giảm ngân sách cho các chương trình đào tạo lãnh đạo, training kỹ năng và một số phúc lợi khác.

“Tôi đã thấy nhiều người hành nghề DEI lo lắng hơn”, Kelly Yeates, phó chủ tịch điều hành dịch vụ tại Insperity, công ty xử lý các chức năng nhân sự cho 11.000 khách hàng ở Bắc Mỹ, cho biết. Yeates nhớ lại một cuộc trò chuyện gần đây khi một nhân viên nhóm DEI đã nhờ mình giúp đỡ để học các kỹ năng mới. Lý do là người kia lo sợ cho tương lai công việc của mình.

Đau khổ khi chính tay đuổi việc đồng nghiệp - ảnh 3

Với bộ phận HR, cảm giác không dễ chịu gì khi phải thông báo, hoàn thành quy trình sa thải cho chính đồng nghiệp cùng nhóm với mình. Ảnh: Insider.

Trong thời kỳ dịch bệnh, các công ty cũng thuê nhiều nhân viên nhân sự hơn bình thường do những thách thức chưa từng có trong việc điều phối công việc từ xa, triển khai các nhiệm vụ tiêm vaccine và giải quyết số lượng đơn xin nghỉ việc gia tăng.

Theo ước tính của công ty tư vấn việc làm Gartner, năm ngoái, trung bình các tổ chức tuyển dụng một nhân viên nhân sự toàn thời gian cho mỗi 69 nhân viên, so với tỷ lệ lịch sử là 1/100.

Việc thúc đẩy nhân viên quay trở lại văn phòng cũng có thể ảnh hưởng đến vai trò của những người phụ trách HR.

Meta đã nói với các nhân viên trong tuần này rằng họ sẽ tạm dừng tất cả ứng dụng làm việc từ xa và yêu cầu chuyển sang văn phòng khác trong nửa đầu năm nay. Nhân viên HR thường sẽ xử lý những yêu cầu đó.

Nhân đôi nỗi đau

Số lượng việc làm bị cắt giảm trong năm 2022 ghi nhận ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, theo công ty tìm kiếm việc làm Challenger, Gray & Christmas.

Việc sa thải diễn ra trên tất cả 30 lĩnh vực mà Challenger theo dõi. Đây là lần đầu tiên tình trạng này xảy ra trong một thập kỷ, đồng thời là một dấu hiệu khác cho thấy việc sa thải ồ ạt đã lan rộng ra ngoài lĩnh vực công nghệ.

Báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ đào tạo 365 Data Science cho thấy các vị trí nhân sự hoặc tuyển dụng chiếm 28% trong tổng số vụ sa thải trong lĩnh vực công nghệ. Còn các vị trí đăng tuyển cho các vị trí HR nói chung đã giảm 23% trong năm qua, theo Textio.

Đau khổ khi chính tay đuổi việc đồng nghiệp - ảnh 4

Sau đợt sa thải vào cuối năm 2022, Meta tiếp tục có kế hoạch cắt giảm thêm 10.000 nhân viên. Ảnh: AP.

Một điều tích cực là những người làm việc trong nhóm HR vẫn "rộng cửa" với các lựa chọn nghề nghiệp khác nếu họ bị thất nghiệp.

Ví dụ, họ có thể chuyển sang các vị trí khác nhau trong tổ chức, nhân viên HR có thể trở thành nhân viên bán hàng.

Một số nhân viên nhân sự dành nhiều năm để hỗ trợ các đơn vị kinh doanh cụ thể, như quá trình sản xuất. Họ đã tìm hiểu về doanh nghiệp đủ sâu để được tuyển mới vào. Ngoài ra, nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như khách sạn và chăm sóc sức khỏe, tiếp tục tuyển dụng và sẽ cần lực lượng lao động có chuyên môn.

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực đó không loại bỏ được sự đau khổ và dằn vặt khi bị sa thải. Chuyện này có thể đặc biệt khó chịu đối với những người trong bộ phận HR.

Người báo tin xấu và thực hiện toàn bộ quy trình chấm dứt hợp đồng không phải là một đại diện HR vô danh nào đó, mà là một đồng nghiệp đáng tin cậy và thậm chí có thể là một người bạn.

Hơn nữa, việc cắt giảm quá sâu chức năng nhân sự có thể tạo ra các vấn đề sau này nếu chỉ còn lại một đội ngũ cốt cán khi điều kiện kinh doanh được cải thiện. Trong một số trường hợp, toàn bộ team HR bị loại bỏ, tạo ra một trường hợp kỳ lạ khi nhân viên cuối cùng còn lại phải tự sa thải.

George Penn, phó chủ tịch điều hành của Gartner, người đã sa thải các đại diện nhân sự và chính ông cũng bị sa thải, cho biết: “Các tổ chức đánh giá thấp mức độ của sự thiếu gắn kết xảy ra trong quá trình sa thải. Với bộ phận HR, tâm lý của họ trải qua hai cấp độ. Họ đã quản lý việc sa thải của toàn bộ công ty và giờ họ phải chịu thêm căng thẳng do 'cơn bão' ập lên đồng đội của mình".

“Đó là một kịch bản hiếm có. Nhóm HR là những người nắm vững các tin tức nội bộ bên trong công ty, giải quyết các quy trình cho các phòng ban khác và giờ họ cũng không thoát khỏi cảnh bị cho thôi việc", Kelly Yeates nói.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.