Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra

Giới trẻ 24/11/2022 - 18:13

Hoàn thành bài kiểm tra giữa học kỳ I, giáo viên và học sinh ở Hải Phòng đã có những chia sẻ về khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận môn Ngữ văn mới

Cuối tháng 7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đ.ánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

ADVERTISEMENT

Trong đó nhấn mạnh việc tránh dùng các văn bản trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng đề cuối kỳ, cuối năm học, cuối cấp học.

Việc này nhằm đ.ánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Học sinh chỉ có 3 năm để tiếp cận với một môn Ngữ văn hoàn toàn mới

Trước những thay đổi của môn Ngữ văn, một số giáo viên đang công tác tại các trường trung học phổ thông tại Hải Phòng chia sẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trong các môn học, Ngữ văn có sự thay đổi rõ nét nhất trong cả phương pháp giảng dạy và cách kiểm tra đ.ánh giá.

Quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một số giáo viên chia sẻ bản thân gặp không ít khó khăn khi giúp học sinh thích nghi với một môn Ngữ văn hoàn toàn mới.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Quá trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, giáo viên gặp không ít khó khăn khi giúp học sinh thích nghi với một môn Ngữ văn hoàn toàn mới (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Nguyễn Thị Thành – Tổ trưởng tổ Văn, Sử, Địa, Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) cho biết: “Mục đích của chương trình mới hướng đến việc học sinh không còn học văn theo lối đọc, chép, học thuộc hay học tủ nữa. Sau bài kiểm tra giữa học kỳ I vừa qua cũng thấy được hiệu quả của sự thay đổi ấy.

Khó khăn nhất đối với giáo viên phải kể đến việc học sinh lớp 10 năm nay vẫn đang học theo chương trình cũ ở cấp trung học cơ sở.

ADVERTISEMENT

Lên cấp trung học phổ thông lại tiếp cận ngay với phương pháp học mới, cách kiểm tra đ.ánh giá mới sẽ rất khó khăn khi chỉ có thời gian 3 năm trước khi các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp.

Môn Ngữ văn mới rất hay, ý nghĩa nhưng nếu như sự thay đổi trong cách học và kiểm tra môn học này có lộ trình dần từ lớp 6 lên lớp 10, 11, 12 sẽ hợp lý hơn, bớt đột ngột cho học sinh.

Giáo viên cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện chương trình mới. Ví dụ như việc tiếp cận với một số tác phẩm nằm ngoài sách giáo khoa, giáo viên nhiều khi phải đọc đi, đọc lại và tìm cách trao đổi với đồng nghiệp để có thể truyền đạt đúng trọng tâm cho học sinh.

Một khó khăn nữa là năng lực của học sinh không đồng đều giữa ban xã hội và ban tự nhiên hoàn toàn khác nhau, ngay cả học sinh của ban xã hội cũng không phải em nào cũng có khả năng cảm thụ tốt.

Theo đó, việc thi văn bản nằm ngoài sách giáo khoa mà kiến thức lại mênh mông cũng là một trong những mối lo của giáo viên và học sinh.

Đưa ra một tác phẩm mới tinh và yêu cầu học sinh tự cảm nhận trong một thời gian ngắn sẽ rất khó. Với đề thi như vậy sẽ đòi hỏi ở học sinh khả năng cảm thụ cùng một chút năng khiếu chứ không phải dễ dàng.

Kiến thức của một tác phẩm còn liên quan đến sự hiểu biết về bối cảnh, cuộc đời và sự nghiệp hay văn phong, đặc điểm thơ ca của tác giả để từ đó lý giải sâu về tác phẩm.

Một điểm nữa là học sinh còn phải tập trung cho các môn học theo ban thi đã lựa chọn nên không thể dành thời gian tìm hiểu quá nhiều tác phẩm ngoài sách giáo khoa”.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Việc thay đổi khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ, lúng túng khi trước đó vẫn học theo chương trình cũ ở cấp trung học cơ sở (Ảnh: Phạm Linh)

Chia sẻ thêm về việc ôn luyện cho học sinh tham gia bài kiểm tra giữa học kỳ I vừa qua, cô giáo Thành cho biết: “Cấu trúc bài kiểm tra môn Ngữ văn năm nay cũng thay đổi khi có thêm phần trắc nghiệm.

Video đang HOT

Trong bài kiểm tra, mức độ học sinh đọc, hiểu văn bản trả lời đã chiếm 60% bài kiểm tra còn lại 40% là tự luận.

Để giúp học sinh thích nghi với cách kiểm tra đ.ánh giá mới, tôi căn cứ vào ma trận đề chung, sưu tầm thêm các văn bản nằm ngoài sách giáo khoa để ôn luyện cách trả lời, đôi khi luyện cả việc dành thời gian làm các phần trong bao lâu.

Đây cũng là lần đầu tiên sau khi kiểm tra môn Ngữ văn mà học sinh lại trao đổi rôm rả như vậy, nhất là về phần trắc nghiệm”.

Học sinh lúng túng với phần kiểm tra trắc nghiệm

Lần đầu tiên làm bài kiểm tra môn Ngữ văn có phần trắc nghiệm, nhiều học sinh ở Hải Phòng bày tỏ sự lúng túng khi có nhiều câu hỏi gây nhiễu, đòi hỏi học sinh phải đọc hiểu thật kỹ văn bản.

Em Trần Thị Việt Huyền, học sinh lớp 10C10, Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) chia sẻ suy nghĩ sau khi làm bài kiểm tra định kỳ đầu tiên của môn Ngữ văn theo chương trình mới: “Em thấy chương trình môn Ngữ văn sau khi được đổi mới khá khó so với cấp trung học cơ sở.

Bọn em sẽ không được thi những văn bản đã được học nữa mà gặp một văn bản hoàn toàn mới và phải dùng chính tư duy của mình để viết ra.

Một số văn bản khá khó hiểu để phân tích nhưng lại có một điểm thú vị là chúng em không bị gò bó trong một dàn ý, tự sáng tạo luận điểm của riêng mình.

ADVERTISEMENT

Trong bài thi giữa học kỳ I vừa qua, khi so kết quả em thấy mình sai phần trắc nghiệm khá nhiều. Đây là một hình thức kiểm tra mới, đáp án của câu hỏi có nhiều yếu tố gây nhiễu và yêu cầu học sinh phải đọc thật kỹ văn bản.

Mặc dù tiếp cận cái mới khá đột ngột, bỡ ngỡ và kết quả bài kiểm tra vừa rồi không như mong muốn nhưng em cảm thấy thích cách học mới này hơn cách học thuộc như trước.

Trước đây em phải học rất nhiều văn bản và nếu viết không đúng luận điểm sẽ bị trừ điểm rất nặng. Với chương trình mới, em có thể tự sáng tạo ra luận điểm của mình và không có một khuôn khổ nhất định nào cả”.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 3 ADVERTISEMENT

Phần trắc nghiệm trong bài kiểm tra Ngữ văn có nhiều câu hỏi gây nhiễu (Ảnh: Phạm Linh)

Cùng gặp khó khăn khi tiếp cận với môn Ngữ văn mới, em Nguyễn Phạm Minh Chuyên – học sinh lớp 10C4, Trường Trung học phổ thông Kiến Thụy (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) chia sẻ: “Khi tiếp cận với môn Ngữ văn theo chương trình mới em thấy kiến thức phong phú và đa dạng các dạng bài tập hơn.

Em có thể rèn luyện song hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chứ không chỉ có học thuộc tác phẩm, cảm nhận và viết.

Về nét mới trong kiểm tra đ.ánh giá, em thấy rằng học sinh có thể tự phát triển tư duy sáng tạo chứ không theo một dàn mẫu chung của giáo viên. Đặc biệt, sẽ có không có câu chuyện “học tủ” nữa.

Khó khăn nhất với em ở thời điểm hiện tại là việc nghĩ ý tưởng và sáng tạo các luận điểm do vẫn quen với nếp học cũ.

Em vẫn cần sự hỗ trợ nhiều của cô giáo để có thể tìm ra hướng đi tiếp cận dễ dàng hơn, đúng trọng tâm của bài học”.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 4

ADVERTISEMENT

Em Nguyễn Phạm Minh Chuyên – học sinh lớp 10C4, Trường Trung học phổ thông Kiến Thụy chia sẻ: “Em có thể rèn luyện song hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chứ không chỉ có học thuộc tác phẩm, cảm nhận và viết” (Ảnh: Phạm Linh)

Một số học sinh khác lại đ.ánh giá cách kiểm tra đ.ánh giá của môn Ngữ văn theo chương trình mới mặc dù khó nhưng cũng là cơ hội để học sinh có năng khiếu thể hiện thế mạnh của mình.

Em Phạm Yến Nhi – học sinh lớp 10C10, Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn chia sẻ: “Thực chất môn Ngữ văn là một học rất thú vị nhưng cách học cũ khiến nhiều bạn cảm thấy chán và kiến thức không gần gũi với xã hội lắm.

Với chương trình hiện tại giúp học sinh thể hiện được tất cả kỹ năng, hiểu biết của bản thân về xã hội. Đặc biệt, không có câu chuyện học thuộc mà vẫn có điểm cao.

Một điểm em rất thích trong chương trình mới là học sinh không cần phải học quá nhiều văn bản, có thể thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình và chủ động liên hệ kiến thức với cuộc sống xung quanh.

Theo em, mỗi một tác phẩm dù được sáng tác ở thời kỳ nào cũng đều mang theo ý nghĩa, bài học có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống.

Qua bài kiểm tra giữa kỳ vừa rồi, có điểm mới là phần thi trắc nghiệm với kiến thức rộng hơn, khó hơn và nhiều câu hỏi có độ gây nhiễu cao”.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 5 ADVERTISEMENT

Mặc dù còn gặp khó khăn khi tiếp cận môn Ngữ văn mới nhưng đây cũng là cơ hội để học sinh có năng khiếu thể hiện bản thân mình (Ảnh: Phạm Linh)

Còn theo em Đặng Bùi Anh Đức, học sinh lớp 10C12, Trường Trung học phổ thông Kiến Thụy: “Môn Ngữ văn mới rất phù hợp với cách học của em. Khi ở cấp trung học cơ sở, em học văn theo tiến trình văn học Việt Nam (từng giai đoạn lịch sử Việt Nam) còn trong chương trình mới em lại học chuyên sâu vào từng thể loại.

Từ đó, em có kiến thức chuyên sâu về thể loại đó giúp em sáng tạo hơn khi tiếp cận những tác phẩm khác cùng thể loại. Đây là cơ hội để chúng em phát triển hơn về khả năng văn học của mình”.

ADVERTISEMENT

Trường Mầm non số 1 xã Na Tông chú trọng hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 6

Cô trò nhà trường cùng tham gia trải nghiệm bán hàng

Giúp trẻ tối đa hóa khả năng sáng tạo...

Hoạt động trải nghiệm là cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đ.ánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng. Từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Thông qua hoạt động trải nghiệm, trẻ được sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn, giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp. Từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm còn giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và thú vị hơn với người dạy.

Vì vậy, trong những năm học gần đây, Trường Mầm non số 1 xã Na Tông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) luôn chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành cuộc sống, lồng ghép và các hoạt động của trẻ.

ADVERTISEMENT

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 8

Hoạt động trải nghiệm "Gói bánh chưng xanh" trong ngày Tết Nguyên đán và "Làm đèn trung thu" của cô và trẻ.

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đ.ánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm. Từ đó kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Đa dạng các hình thức trải nghiệm...

Nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động góc...

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 9 ADVERTISEMENT

ADVERTISEMENT

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 10

Cô và trẻ Trường Mầm non số 1 xã Na Tông hưởng ứng "Tuần lễ Học tập suốt đời".

Ở hoạt động góc, trẻ được trải nghiệm, thực hành cuộc sống, góc làm bánh, bán hàng... được thỏa sức vui chơi, vận dụng sự hiểu biết, sáng tạo của mình để phát huy hết khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 11 ADVERTISEMENT

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 12

Trẻ trải nghiệm một số hoạt động trong cuộc sống hàng ngày tại hoạt động góc (làm bánh, spa chăm sóc sắc đẹp).

Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như : Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn về cả thể chất lẫn tinh thần, tạo môi trường hoạt động phong phú, chọn các hoạt động phù hợp với khả năng và tâm sinh lý của trẻ.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 13 ADVERTISEMENT

Trải nghiệm với bìa carton và những chiếc lá trong hoạt động ngoài trời.

Các đồ chơi, công cụ, vật liệu... trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 14

ADVERTISEMENT

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 15 ADVERTISEMENT

Trải nghiệm với "đá khói", "vật nổi vật chìm" trong hoạt động khám phá khoa học.

Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động trải nghiệm trong các ngày lễ hội như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Halloween, ngoại khóa...

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 16

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 17 ADVERTISEMENT

Cô và trẻ trường Mầm non số 1 xã Na Tông tham gia Lễ hội Halloween.

Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống.

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 18

Đổi mới đ.ánh giá môn Ngữ văn: HS trao đổi rôm rả khi hoàn thành bài kiểm tra - ảnh 19 ADVERTISEMENT

Trải nghiệm " Bé tập làm nội trợ" và tìm hiểu "Trang phục dân tộc Thái".

Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ thấu hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi làm ra một sản phẩm nào đó, nhằm giáo dục phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ cho trẻ trong lứa tuổi mầm non.

Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk tổ chức dạy CT GDTX bậc THPT 'tiền trảm hậu tấu' Hơn 200 học sinh tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk đã được trường này dạy Chương trình GDTX cấp THPT từ ngày 5/9/2022 đến nay. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của độc giả về việc, Trường cao đẳng Kỹ...

Chia sẻ