Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100%

Giới trẻ 13/08/2022 - 13:37

Từng rời bỏ trường đại học ở Việt Nam vì chọn sai ngành, Kim Phượng (TP.HCM) rẽ hướng du học ở tuổi 26 với học bổng 100% nhờ thông thạo ngôn ngữ. Được biết đến là cô giáo dạy đa ngôn ngữ và truyền cảm hứng học tập cho hàng nghìn học viên trong suốt nhiều năm qua, Nguyễn Thị Kim Phượng (26 tuổi) hiện là sinh viên ngành

Được biết đến là cô giáo dạy đa ngôn ngữ và truyền cảm hứng học tập cho hàng nghìn học viên trong suốt nhiều năm qua, Nguyễn Thị Kim Phượng (26 tuổi) hiện là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Kasetsart – ngôi trường đại học công lập lớn nhất và lâu đời nhất tại Thái Lan. Cô giành học bổng 100% cho cả 4 năm học tại xứ sở Chùa vàng.

ADVERTISEMENT

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Kim Phượng là du học sinh Thái Lan với học bổng 100%. Ảnh: NVCC.

Theo đuổi ngôn ngữ vì có lỗi với bố mẹ

Là một cô gái đa tài với khả năng thiết kế, hội họa, biết chơi một số nhạc cụ, đặc biệt là thành thạo nhiều ngôn ngữ, Phượng chia sẻ cô từng trải qua cuộc sống sinh viên chẳng có gì nổi bật tại một trường đại học tại Việt Nam. Cuối cùng, cô quyết định dừng việc học dù chỉ còn không bao lâu nữa là tốt nghiệp vì những bức bối của việc chọn sai ngành.

Kim Phượng chia sẻ vào thời điểm đó, cô cảm thấy rất chơi vơi, không xác định được bản thân phù hợp với ngành nghề nào khi con đường mình đã đi suốt nhiều năm trên giảng đường đại học ngày càng đưa mình vào ngõ cụt.

“Hơn thế nữa, mình cảm thấy rất có lỗi với bố mẹ vì phụ sự kỳ vọng cũng như những điều tốt đẹp mà bố mẹ đã đầu tư cho mình. Gia đình mình rất coi trọng giáo dục. Lúc này, mình quyết định thử sức với tiếng Hàn để tạm thời xin việc ở công ty Hàn Quốc ở gần nhà, sau đó tiếp tục học thêm tiếng Thái Lan”, Phượng kể lại lý do cô tiếp cận ngoại ngữ.

Từ đây, Phượng tích cực học hỏi tiếng nước ngoài dù cô đánh giá bản thân mình không phải người có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực này. Tất cả thành công đều xuất phát từ sự chăm chỉ, tích cực tìm tòi, cố gắng nắm bắt cơ hội để giao tiếp với người bản xứ.

Cách đây 3 năm, Phượng bắt đầu mở lớp học online, làm gia sư dạy kèm ngôn ngữ cho những học viên đầu tiên với giáo trình riêng tự biên soạn. Với tài lẻ về hội họa, thiết kế vốn có, đồng thời thấu hiểu khó khăn của người học ngoại ngữ, Phượng nhận phản hồi tích cực vì giáo trình thân thiện, dễ hiểu, gây ấn tượng với người học.

Xuất phát từ ý định tìm công việc tạm thời để trang trải cho tương lai của chính bản thân và lo cho bố mẹ, Kim Phượng của thời điểm hiện tại đã có thể vững vàng mở các khóa giảng dạy ngôn ngữ Hàn, Thái, Trung cho học viên đồng thời nâng cấp thêm tiếng Anh tại trường đại học ở Thái Lan.

ADVERTISEMENT

Mức thu nhập trung bình mỗi tháng của cô lên đến hơn 50 triệu đồng. Phượng cho rằng đối với một người từng mất phương hướng như cô, số tiền kiếm được từ công việc này khiến cô hạnh phúc, hài lòng và hơn nữa là đã có thể chu cấp được cho bố mẹ, mua những thứ mà gia đình mình luôn mơ ước.

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 2

Với thế mạnh ngôn ngữ, sự đa tài và tự tin, Kim Phượng (thứ 3 từ trái sang) dễ dàng hòa nhập cùng bạn bè nước ngoài. Ảnh: NVCC.

Nhờ thế mạnh về ngôn ngữ, Kim Phượng dễ dàng giành học bổng toàn phần ở ĐH Kasetsart, bao gồm cả học phí, tiền sinh hoạt và bảo hiểm. Hồ sơ cũng được thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng một tháng.

Video đang HOT

“Không bị rào cản ngôn ngữ, đồng thời Thái Lan lại là một nước châu Á khá gần và có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, mình càng dễ dàng hòa nhập với sinh viên nước bạn mà không trải qua thời gian sốc văn hóa hay khó khăn nào”, Phượng chia sẻ cùng Zing.

Tâm huyết với việc giúp mọi người học hỏi ngoại ngữ

Kim Phượng cho rằng chinh phục một ngôn ngữ giống như nắm trong tay chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa kiến thức và văn hóa mới. Trước khi sang Thái du học, cô vốn đã mở rất nhiều khóa học ngoại ngữ, nghiên cứu giáo trình cho từng đối tượng và sẵn sàng dành thời gian để kèm cặp, dẫn dắt từng học viên. Trong thời gian du học, cô vẫn tham gia nhiều dự án để đẩy mạnh giao lưu văn hóa, khuyến khích mọi người cùng học ngoại ngữ.

ADVERTISEMENT

Theo Phượng, nếu muốn đi du học, muốn bước chân ra thế giới bên ngoài mà khám phá hay muốn có nhiều bạn bè nước ngoài, mọi người có thể bắt đầu ngay từ việc học ngôn ngữ mới.

Học bất cứ môn nào cũng cần có sự yêu thích và niềm vui. Chính vì thế, lời khuyên của cô là học hỏi, tìm động lực ngay từ những điều mà người học có hứng thú như âm nhạc, phim ảnh nước ngoài và thần tượng.

Bản thân Phượng vẫn luôn cố gắng tìm hiểu sở thích của các học trò, không ngại “bắt trend”, lồng ghép các bài học thật tự nhiên và sinh động nhất.

Chưa bao giờ là muộn để thực hiện ước mơ

Ngồi cùng giảng đường với những người bạn học nhỏ hơn mình gần 10 tuổi, Kim Phượng vẫn luôn hạnh phúc vì bản thân mình lần này đã chọn đúng hướng và những nỗ lực suốt thời gian qua phần nào nhận về thành quả tốt đẹp.

Cô cho biết ngoài thời gian học tập, tham gia hoạt động tập thể ở trường, Phượng vẫn duy trì các lớp dạy kèm ngoại ngữ online, khi rảnh sẽ tham gia trải nghiệm thực tế nhiều hơn nữa hoặc học, chơi nhạc cụ để thư giãn. Cô chia sẻ bản thân có thể chơi cả piano và violin.

“Mục tiêu của mình là cố gắng học tập để trở thành giáo viên ngoại ngữ Anh – Thái – Hàn – Trung vì mình thật sự tâm huyết với việc giảng dạy. Bên cạnh đó, mình sẽ mở một cửa hàng thời trang của riêng bản thân – đây là ước mơ mình đã ấp ủ từ bé. Trong suốt 2 năm qua, kể cả thời điểm dịch Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng lớn, mình đã miệt mài học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng về thiết kế lẫn may mặc”, Phượng tâm sự.

Dù vậy, sau khi hoàn thành chương trình đại học tại Thái Lan, nếu có cơ hội được học lên cao hơn, cô gái 26 tuổi khẳng định bản thân vẫn sẵn sàng bước tiếp để chinh phục các cấp bậc cao hơn như thạc sĩ.

ADVERTISEMENT

Khơi nguồn cảm hứng học tập từ sáng kiến kinh nghiệm

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 3


Thầy Trần Quốc Tuấn, và học sinh thân yêu của mình.

Xuất phát từ những trăn trở

"Em luôn biết ơn thầy vì suốt chặng đường 4 năm học cấp 2, thầy đã dìu dắt chúng em bằng sự tận tụy, nhiệt huyết, hết mình vì học trò". Đó là những lời bộc bạch của nữ sinh Hoàng Quỳnh Anh, lớp 9B, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) khi nói về người thầy kính yêu của mình - thầy Trần Quốc Tuấn.

Quỳnh Anh là một trong những học sinh (HS) của thầy Tuấn vừa đoạt giải Nhì tại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh môn Tiếng Anh lớp 9, năm học 2021-2022.

Mặc dù, mới chuyển công tác về Trường THCS Nhữ Bá Sỹ được 5 năm, song thầy Trần Quốc Tuấn đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nhà trường. Đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh do thầy đảm trách.

Đầu tiên đó là khả năng dẫn dắt đội tuyển thi HSG cấp tỉnh. Công việc này được thầy bắt đầu ngay khi về trường nhưng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Trong số 10 HS tham gia kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 2021-2022, có tới 8 em đoạt giải với 2 giải Nhì; 4 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.

ADVERTISEMENT

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 4 ADVERTISEMENT


Thầy Tuấn (ảnh trái) cùng học sinh trong buổi tuyên dương về thành tích xuất sắc tại kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 2021-2022.

Về công tác chuyên môn, thầy Tuấn cũng đóng góp nhiều SKKN được đánh giá cao. Trong đó, SKKN: "Một số phương pháp hiệu quả giúp học sinh lớp 9 phát triển kĩ năng viết đoạn văn" được xếp loại B cấp tỉnh, năm học 2020-2021.

"Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nhiều HS học với mục đích là vượt qua các kỳ thi chứ chưa chú trọng phát triển năng lực ngôn ngữ đúng nghĩa. Những trăn trở ấy đã thôi thúc tôi xây dựng SKKN để giúp các em vận dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong thực tiễn.

Hơn nữa, kỹ năng viết đoạn văn là mục tiêu phù hợp với HS lớp 9. Đây cũng là tiền đề cho các em tiếp tục phát triển kĩ năng viết khi lên cấp THPT và cao hơn", thầy Tuấn chia sẻ.

Thầy Tuấn cho rằng, "sức sống" của SKKN phải mang lại hiệu ứng tích cực, có thể ứng dụng vào thực tế. Đối với môn Tiếng Anh, SKKN giúp quá trình dạy và học hiệu quả hơn, học trò tiếp thu kiến thực hiệu quả, từ đó tăng cơ hội việc làm cho các em sau này.

Gần 20 năm cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục, từng đi qua biết bao thăng trầm. Song bằng tình yêu, nghị lực, thầy Tuấn có thể tạm mãn nguyện khi "hạnh phúc" bắt đầu "nở hoa" sau những khó nhọc.

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 5

ADVERTISEMENT


Sau những khó nhọc, thầy và trò Trường THCS - THPT Bá Thước 3 đang hướng tới một ngôi trường hạnh phúc.

"Niềm hạnh phúc nhất của nghề dạy học với tôi chính là nhìn thấy sự trưởng thành của các thế hệ học trò. Cảm nhận được những giá trị và ý nghĩa mà mình để lại cho các em, đó không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn là giáo dục nhân cách cho học trò", thầy Tuấn chia sẻ.

Thầy Lê Đăng Thành - Hiệu trường Trường THCS Nhữ Bá Sỹ cho biết: Thầy Tuấn là một trong những giáo viên năng nổ, nhiệt huyết của nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, thầy thường xuyên tham gia viết SKKN và được đánh giá cao. Thầy cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và có năng lực chuyên môn tốt.

Luôn cùng trò vượt qua khó khăn

Mặc dù, là ngôi trường có "tuổi đời" còn non trẻ (thành lập năm 2006) ở khu vực 6 xã vùng cao của huyện, song thầy và trò Trường THCS - THPT Bá Thước 3 (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) vẫn đang nỗ lực từng ngày.

ADVERTISEMENT

Để từ đó hướng tới môi trường học tập hạnh phúc, nhiều SKKN chất lượng cao, ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.

So với miền xuôi, hành trình "gieo chữ" ở vùng cao của các thầy, cô giáo có phần gian nan, vất vả. Đó cũng là câu chuyện của thầy Lê Văn Sâm, giáo viên môn Thể chất, Quốc phòng - Trường THCS - THPT Bá Thước 3.

Du học sinh thông thạo 4 ngôn ngữ, giành học bổng 100% - ảnh 6


Trường THCS - THPT Bá Thước 3 chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, với nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhà trường thường xuyên động viên, quan tâm về mặt tinh thần lẫn vật chất mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Sinh ra ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), thầy Sâm xung phong lên "chia khó" với ngôi trường vùng cao năm 2007. Thế nhưng, hành trình san sẻ khó khăn của thầy lại trải qua muôn vàn khó nhọc.

"Thời điểm mới về trường công tác, tôi mới cảm nhận được khó khăn của giáo viên và HS nơi đây. Lúc đó, trường chỉ có 6 dãy nhà cấp 4 đơn sơ, đời sống khó khăn, thiếu thốn cả nước sinh hoạt", thầy Tuấn chia sẻ.

Không chỉ thiếu thốn về vật chất, hành trình "gieo chữ" của thầy cô vùng cao còn vô cùng gian nan khi có những thời điểm HS lần lượt bỏ học. "Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em không còn động lực học tiếp. Để các em trở lại trường, chúng tôi phải kết hợp với chính quyền địa phương lặn lội vào tận nhà để động viên gia đình", thầy Sâm bộc bạch.

ADVERTISEMENT

Với sự nỗ lực cố gắng của Ban giám hiệu, giáo viên cùng sự quan tâm của Nhà nước, Trường THCS-THPT Bá Thước 3 những năm gần đây đã duy trì tốt sĩ số lớp.

Cô Hà Thị Thu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện tổng số HS của trường khoảng 700 em (gồm cả 2 khối học). Tỷ lệ HS là con em dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%.

Theo cô Thu, trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục duy trì sĩ số lớp. Đồng thời, phát triển nhiều SKKN tốt, ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.

"Nhiều giáo viên của nhà trường cũng là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, các thầy, cô giáo có sự đồng cảm và thấu hiểu các em nhiều hơn.

Khi dịch bệnh chưa diễn biến phức tạp, nhà trường cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, giáo dục cho các em về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội... Cũng nhờ vậy, các em ngày càng yêu trường, mến lớp hơn", cô Hà Thị Thu chia sẻ.

VUS trao tặng 4.378 đầu sách tiếng Anh cho Thư viện Trung tâm ĐHQG TP.HCM Vừa qua, đại diện Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) đã có chuyến tham quan, gặp gỡ và trao tặng hơn 4.378 đầu sách, đĩa cho Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động nổi bật...

Chia sẻ