Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Đức tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau khi Nga cắt giảm khí đốt

Xã hội 15/01/2023 - 10:13

Là quốc gia nhiều giàu mỏ, song cơ sở hạ tầng của Iraq đổ nát sau nhiều năm xung đột và nước này phụ thuộc vào nước láng giềng Iran để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. Theo thống kê của Liên hợp quốc (LHQ), tình trạng mất điện thường xuyên kéo dài từ 4 đến 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, khiến 42 triệu dân Iraq gặp rất

Đức tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau khi Nga cắt giảm khí đốt - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Một cơ sở lọc dầu tại Baiji, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Iraq Mohammed Shia al-Sudani đang ở thăm Đức, Thủ tướng Olaf Scholz, mặc dù không cho biết chi tiết về khối lượng khí đốt mà Đức hy vọng sẽ nhập khẩu từ Iraq, nhưng khẳng định: “Chúng tôi cũng đã thảo luận về khả năng cung cấp khí đốt cho Đức và đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ với nhau”.

Về phần mình, ông al-Sudani cho rằng Baghdad đã tạo cơ hội cho các công ty Đức đầu tư vào lĩnh vực khí đốt tự nhiên của Iraq cũng như khí đốt được tạo ra như một sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất dầu mỏ. Theo ông al-Sudani, Iraq muốn vận chuyển khí đốt thông qua một đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq muốn thảo luận với nhà lãnh đạo quốc gia đầu tàu châu Âu Olaf Scholz về các dự án nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện triền miên tại Iraq. Cơ quan báo chí của Thủ tướng Iraq cho biết Thủ tướng Mohammad Shia al-Sudani dự kiến sẽ ký biên bản ghi nhớ với công ty Siemens Energy của Đức nhằm mở đường cho việc phục hồi và bảo trì lưới điện của Iraq. Theo cơ quan trên, đây là kế hoạch đầy hứa hẹn để phát triển ngành điện, theo đó thúc đẩy sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

ADVERTISEMENT

Là quốc gia nhiều giàu mỏ, song cơ sở hạ tầng của Iraq đổ nát sau nhiều năm xung đột và nước này phụ thuộc vào nước láng giềng Iran để đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. Theo thống kê của Liên hợp quốc (LHQ), tình trạng mất điện thường xuyên kéo dài từ 4 đến 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, khiến 42 triệu dân Iraq gặp rất nhiều khó khăn.

Chính phủ Iraq đang tìm cách đa dạng hóa nguồn nguồn cung điện. Tháng trước, Thủ tướng Sudani cũng đã gặp người đồng cấp Italy Giorgia Meloni ở Baghdad, kêu gọi thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng.

Châu Âu chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung năng lượng tiếp tục khan hiếm

Tuy nhiên, việc người dân thay đổi để thích nghi với cảnh mùa đông lạnh hơn và phải trả nhiều tiền hơn để mua khí đốt vẫn là chưa đủ để ứng phó với tình trạng khan hiếm nguồn cung trong những năm tới.

Đức tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng sau khi Nga cắt giảm khí đốt - ảnh 2
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm trung chuyển ở Werne, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

ADVERTISEMENT

Hàng triệu người châu Âu đang phải chấp nhận tắt bộ điều khiển nhiệt độ sau khi giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Nguồn cung khí đốt từ Nga cho châu Âu qua các đường ống dẫn khí giảm dần trong thời gian qua đang gây ra cuộc cạnh tranh về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), khiến giá mặt hàng này tăng mạnh. Nếu một số quốc gia như Pháp và Tây Ban Nha đã đặt ra mức giá trần khí đốt bán cho người tiêu dùng thì ở một số nước, trong đó có Bỉ, các nhà cung cấp đang đẩy giá lên cao, nhiều ít khác nhau. Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu từng dao động rất ít, quanh mức 20 euro/MWh, nhưng trong năm nay giá đã tăng vọt lên 300 euro trước khi giảm xuống khoảng 100 euro.

Châu Âu từng lo ngại có thể rơi vào cảnh thiếu hụt khí đốt, kéo theo việc cắt giảm nguồn cung cho người tiêu dùng vào mùa đông này, nhưng một mùa thu ấm áp trước đó đã giúp người dân ở châu lục này không cần tới thiết bị sưởi ấm, qua đó phần nào tiết kiệm được năng lượng cho mùa đông lạnh giá hiện nay.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lượng khí đốt tiêu thụ ở Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian từ tháng 8 - 11 vừa qua ít hơn 20% so với mức tiêu thụ trung bình trong cùng kỳ của giai đoạn từ năm 2017 - 2021. Tại Đức, nơi 50% hộ gia đình sử dụng khí đốt để sưởi ấm, mức tiêu thụ giảm 20 - 35% tùy theo tuần. Lượng khí đốt châu Âu mua từ Nga đã giảm mạnh từ 191 tỷ m3 khí đốt vào năm 2019 xuống 90 tỷ m3 trong năm nay. Tổ chức tư vấn và phân tích Wood Mackenzie dự báo con số này có thể tiếp tục giảm xuống 38 tỷ m3 trong năm tới.

ADVERTISEMENT

EU có thể nhập khẩu một lượng lớn LNG và đang phải tìm kiếm các nguồn cung LNG, nhưng giới phân tích cho rằng châu Âu có thể phải cạnh tranh với các quốc gia ở Nam Á như Pakistan và Ấn Độ. Điều này đã khiến các quốc gia phải tăng sự phụ thuộc vào than đá, gây tác động tiêu cực đến những nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế tình trạng biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó khả năng nhập khẩu LNG của châu Âu cũng bị hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng có thể chuyển đổi chất lỏng trong các tàu chở LNG thành khí và bơm vào các đường ống dẫn khí. Theo tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor), Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu, đã nhanh chóng đưa vào sử dụng cảng xử lý LNG đầu tiên vào tháng 12 này, trong khi các nước châu Âu khác cũng đã công bố kế hoạch xây dựng 26 cơ sở như vậy.

Tuy nhiên, trong khi các cảng xử lý LNG đang được xây dựng thì vào năm 2023, châu Âu sẽ hoạt động mà không có khí đốt của Nga để lấp đầy các bể chứa. Điều này có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn nữa giữa các nước châu Âu và châu Á về nguồn cung. Trong khi đó, việc châu Âu dự kiến áp giá trần khí đốt 180 euro/MWh từ tháng 2/2023 có thể ít gây tác động trong trường hợp này vì khi đó giá LNG cũng cao.

Chuyên gia phân tích khí đốt châu Âu Graham Freedman thuộc tổ chức Wood Mackenzie cho rằng hiện trên thế giới không có đủ nguồn cung để lấp đầy khoảng trống khí đốt của Nga. Các dự án LNG mới để tăng nguồn cung dự kiến sẽ không thể đi vào hoạt động trước năm 2025, điều này có nghĩa là người châu Âu sẽ phải thích nghi với những ngôi nhà chỉ được sưởi ấm ở mức 18 độ C trong thời gian dài.

Hungary tuyên bố có thể điều chỉnh hợp đồng mua khí đốt của Nga mà không tham vấn EC Ngày 19/12, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không cần thông báo hay tham vấn Ủy ban châu Âu (EC) nếu muốn điều chỉnh hợp đồng dài hạn mua khí đốt của Nga trong trường hợp các nước EU thông qua mức giá trần...

Chia sẻ