Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

EU quan ngại kịch bản xuất hiện một chính phủ thân Nga ở Slovakia

Pháp Luật 30/09/2022 - 02:21

Theo trang tin EURACTIV.sk (Slovakia) ngày 28/9, với hơn một nửa số người Slovakia được cho là ủng hộ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine là điều đáng lo ngại với EU, nhưng những gì tiếp theo với Slovakia có thể còn đáng sợ hơn

EU quan ngại kịch bản xuất hiện một chính phủ thân Nga ở Slovakia - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Quan điểm tích cực về Nga nằm ở mối quan hệ lịch sử và văn hóa có từ cuộc chiến giành độc lập của người Slovakia trước đế chế Áo-Hungary vào thế kỷ 19. Ảnh: Euractiv.com

Hai tuần trước, EURACTIV.sk đã đưa tin về một cuộc khảo sát cho thấy đa số người dân Slovakia ủng hộ chiến thắng quân sự của Nga ở Ukraine. Kết quả này đã tạo ra làn sóng phản ứng lớn ở Slovakia, với một số người cho rằng cuộc khảo sát dựa trên phương pháp luận thiếu khoa học và dẫn đến kết quả mà họ coi là “thái quá”. Tuy nhiên, những nhà quan sát chuyên sâu về các vấn đề của Slovakia cho rằng kết quả thăm dò dư luận là không gây sốc.

Slovakia từ lâu đã là một trong những quốc gia thân Nga nhất ở châu Âu. Năm ngoái, Globsec, tổ chức tư vấn toàn cầu về an ninh và chính sách đối ngoại có trụ sở tại Bratislava, chỉ ra 56% người Slovakia tin rằng NATO cố tình khiêu khích Nga bằng cách bao vây các căn cứ quân sự của Moskva, trong khi hơn một nửa số công dân Slovkaia cũng cho rằng Nga là nạn nhân của “những âm mưu từ phương Tây”.

Ngay cả trong tháng 1/2022, trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, 44% số người Slovakia cho biết NATO phải chịu trách nhiệm về căng thẳng ở Ukraine trong khi chỉ 34% cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm. Tổng thống Nga lâu nay nhận được sự yêu mến ở Slovakia, với 55% có quan điểm tích cực về ông Vladimir Putin vào năm 2021.

Quan điểm tích cực về Nga có nguồn gốc từ mối quan hệ lịch sử và văn hóa từ cuộc chiến giành độc lập của người Slovakia trước đế chế Áo – Hungary vào thế kỷ 19 và được củng cố bởi tính dễ bị tổn thương của người Slovakia hiện nay đối với các thuyết âm mưu. Điều trái ngược hoàn toàn là chính sách đối ngoại của Chính phủ Slovakia hiện tại.

ADVERTISEMENT

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Chính phủ Slovakia đã thể hiện là một đối tác đáng tin cậy – ủng hộ Ukraine về mặt ngoại giao và quân sự. Trên thực tế, nước này thậm chí còn hỗ trợ cả hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine.

Tuy nhiên, Chính phủ thân phương Tây ở Slovakia đang rơi vào bất ổn và do chính những sai lầm của mình, họ đã mất đa số trong Quốc hội và có thể sẽ sụp đổ vào mùa Thu này. Hiện các lựa chọn thay thế cho thấy sẽ rất nguy hiểm, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của nhiều đảng đối lập phản ánh quan điểm thân Nga của đa số dân chúng Slovakia.

Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn

EU quan ngại kịch bản xuất hiện một chính phủ thân Nga ở Slovakia - ảnh 2
Binh sĩ và xe quân sự của Azerbaijan di chuyển qua thị trấn Lachin, gần khu vực biên giới với Armenia ngày 1/12/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, vào khoảng 18h00 giờ địa phương, các đơn vị của Armenia bắt đầu nổ súng vào những vị trí của Azerbaijan tại khu vực Kalbajar, làm một binh sĩ bị thương. Phía Azerbaijan thông báo đã đáp trả.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia đưa ra một thông báo trái ngược, cáo buộc các lực lượng Azerbaijan đã bắn súng cối và sử dụng vũ khí cỡ lớn về phía những vị trí của Armenia gần biên giới chung, buộc Armenia phải bắn trả.

ADVERTISEMENT

Sau đợt giao tranh ác liệt cách đây 2 tuần khiến gần 200 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng trong đợt bùng phát bạo lực dữ dội nhất kể từ sau cuộc chiến 6 tuần cuối 2020, Armenia và Azerbaijan đã chấp thuận một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian. Sau đó Armenia cáo buộc bị Azerbaijan tấn công và chiếm giữ lãnh thổ, trong khi Azerbaijan tuyên bố chỉ hành động đáp trả "sự khiêu khích" từ phía Armenia.

Hôm 24/9, cả hai nước cùng cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn khi nổ súng qua biên giới. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/9 bày tỏ quan ngại sâu sắc về xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đồng thời kêu gọi hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn.

Căng thẳng giữa hai bên liên quan tranh chấp nhiều thập kỷ qua về quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.

Slovakia phê chuẩn nghị định thư chấp thuận Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO Phóng viên TTXVN tại Đông Âu đưa tin Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Slovakia ngày 27/9 đã phê chuẩn các nghị định thư chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thư ký Tổ chức Hiệp...

Chia sẻ