Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Giải “nỗi oan” trái phiếu

Đời sống 25/11/2022 - 23:13

Trái phiếu trở thành từ khoá nóng thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận với hàm ý tiêu cực nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về kênh đầu tư này

Giải “nỗi oan” trái phiếu - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Trái phiếu là gì?

Loại hình trái phiếu được đề cập ở đây là “TPDN” – tức trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Đây là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.

Nếu so với các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng thì trái phiếu lại có độ rủi ro cao hơn do phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua TPDN. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đ.ánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Cụ thể, lựa chọn đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp đó kinh doanh ra sao, sức khoẻ tài chính thế nào. Bởi, chất lượng trái phiếu phụ thuộc vào tình hình tài chính, kết quả kinh doanh riêng của từng đơn vị phát hành trái phiếu.

Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là những nhóm tổ chức dẫn đầu về phát hành trái phiếu trong thời gian qua. Trong đó, theo giới chuyên môn, các ngân hàng được đ.ánh giá là có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì thế, TPDN do ngân hàng phát hành luôn có độ an toàn cao hơn TPDN do các doanh nghiệp khác phát hành. Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – nói với báo chí: “Trái phiếu ngân hàng phát hành là an toàn rất cao, ngang tiền gửi ngân hàng được bảo đảm. Thời gian vừa qua, Thống đốc và Thủ tướng cam kết, bảo đảm quyền lợi và khả năng chi trả cho người dân bao gồm trái phiếu ngân hàng. Vì thế, đây tương tự như một loại tiền gửi”. (đính kèm file xác nhận của LS Trương Thanh Đức).

ADVERTISEMENT

Hiểu cho đúng về việc mua lại trái phiếu

Việc mua lại trước hạn trái phiếu thông thường được thực hiện trong các trường hợp (i) Mua lại trước hạn theo quyền mua lại của tổ chức phát hành; (ii) Mua lại trước hạn theo quyền bán lại của người sở hữu trái phiếu; (iii) Mua lại theo thỏa thuận; (iv) Mua lại trái phiếu bắt buộc. Tất cả trường hợp đều được công bố minh bạch, rõ ràng trong Bản công bố thông tin tại ngày phát hành. Bản công bố thông tin cung cấp toàn bộ thông tin của tổ chức phát hành, thông tin về trái phiếu cũng như các điều khoản, điều kiện liên quan đến trái phiếu phát hành. Nhà đầu tư có nghĩa vụ đọc kỹ Bản công bố thông tin trước khi thực hiện đầu tư.

Video đang HOT

Giải “nỗi oan” trái phiếu - ảnh 2

Thông thường, việc mua lại trái phiếu trước hạn được thực hiện theo quyền mua lại của tổ chức phát hành theo đúng các điều khoản, điều kiện tại Bản công bố thông tin.

Việc các doanh nghiệp và ngân hàng mua lại trái phiếu còn có mục đích ổn định và củng cố lòng tin về năng lực tài chính bên phát hành trong bối cảnh về phía nhà đầu tư cũng có một bộ phận muốn bán trái phiếu trước hạn.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trong 9 tháng năm 2022 là hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: Dữ liệu tại trang 7, báo cáo định kỳ tháng 9 của VBMA). Riêng khối TCTD có một số ngân hàng thương mại như BIDV mua lại lượng trái phiếu trước hạn với giá trị 12.672 tỷ đồng; VIB là 8.800 tỷ đồng; LienVietPostBank là 8.000 tỷ đồng; SHB là 5.450 tỷ đồng, TPBank là 4.900 tỷ đồng; OCB là 4.700 tỷ đồng… (trang 6 Báo cáo Triển vọng thị trường TPDN 9 tháng/2022 phát hành tháng 10 của VCBS).

ADVERTISEMENT

LienVietPostBank (24/11) tiếp tục có kế hoạch mua lại 1.814 tỷ đồng trái phiếu sau 2 năm kể từ ngày phát hành theo quyền mua lại của tổ chức phát hành, với mức giá mua lại là mệnh giá (10 triệu đồng/trái phiếu). Đây là điều khoản đã được công bố trong Bản công bố thông tin tại thời điểm phát hành. LienVietPostBank đã chốt danh sách người sở hữu trái phiếu vào ngày 15/11. Đây là một trong những nhà băng về đích sớm, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng với hơn 4.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 72% so với cùng kỳ, lãi sau thuế đạt hơn 3.800 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt hơn 313 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. LienVietPostBank cũng đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 15.036 tỷ đồng lên 20.091 tỷ đồng.

Trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, thị trường TPDN trong nước trong thời gian qua đã từng bước phát triển để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam được đ.ánh giá vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Dư nợ toàn thị trường TPDN chỉ khoảng 15% GDP; trong đó, riêng TPDN riêng lẻ là 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP. So với Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường TPDN tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP thì mức hiện tại vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu Chính phủ đề ra.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, những sai phạm của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường TPDN riêng lẻ vừa qua là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường.

ADVERTISEMENT

“Chúng ta phải khẳng định rằng, việc phát triển thị trường TPDN lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững là rất cần thiết, góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện” – Bộ trưởng nói với báo chí gần đây (Nguồn trích từ bài phỏng vấn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đăng trên website Bộ Tài chính ngày 3/11/2022).

Vốn hoá “bốc hơi” 100.000 tỷ đồng từ đầu tháng, Novaland (NVL) lần thứ 3 lên tiếng về việc giá cổ phiếu giảm sàn

Giải “nỗi oan” trái phiếu - ảnh 3 ADVERTISEMENT

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã NVL) vừa có công văn giải trình về việc giá cổ phiếu NVL giảm sàn 5 phiên giao dịch liên tiếp từ 17/11 đến 23/11.

Theo Novaland, giá cổ phiếu NVL giảm trong thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trước đà lao dốc thê thảm chưa từng thấy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, đây là lần thứ 3 Tập đoàn giải trình với cùng "văn mẫu" là "giá cổ phiếu NVL giảm thời gian gần đây do yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán và bị tác động bởi nhiều điều kiện kinh tế vĩ mô" . Điệp khúc này như dự báo đã được lặp lại trong lần giải trình này.

ADVERTISEMENT

Đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của chứng khoán Việt Nam. Song, không loại trừ khả năng sẽ có thêm những cái tên rơi vào tình trạng tương tự trong thời gian tới. Cổ phiếu PDR của Phát Đạt đang có nguy cơ khá cao sẽ nối gót NVL khi đã giảm sàn 14 phiên liên tiếp và vẫn còn dư bán đến 85,6 triệu đơn vị. Nếu tình trạng này không được cải thiện trong phiên tới, PDR cũng sẽ lập "hat trick" giải trình.

Sau phiên khớp lệnh kỷ lục 128 triệu đơn vị ngày 22/11, Cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) tưởng chừng sẽ sớm được giải cứu khi cầu bắt đáy đã xuất hiện. Tuy nhiên, áp lực bán quá lớn đã khiến hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu này vẫn chưa đủ kéo cổ phiếu này thoát sàn. Đến giữa phiên chiều 24/11, NVL giảm sàn "trắng bên mua" phiên thứ 16 liên tiếp về mức giá 21.950 đồng/cp. Đồng thời, cổ phiếu này vẫn chất sàn với lượng dư bán lên đến 49 triệu đơn vị.

Tính từ đầu tháng 11, cổ phiếu này đã giảm đến hơn 70% tương ứng vốn hóa "bốc hơi" khoảng 99.800 tỷ đồng. Nếu so với đỉnh đạt được cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến hơn 140.000 tỷ đồng.

Giải “nỗi oan” trái phiếu - ảnh 4

Trong thông tin tới cổ đông tối 22/11 về các tin đồn liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp lan truyền trên thị trường, Ban lãnh đạo NovaLand cho biết các tin đồn về tình hình nợ và khả năng thanh toán của tập đoàn là không chính xác. Các hoạt động phát hành trái phiếu của NovaLand đều tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

ADVERTISEMENT

Để đảm bảo năng lực tài chính và chuẩn bị cho các dự án sắp tới, NovaLand đã tích cực làm việc với các đối tác tài chính trong nước và quốc tế. Tập đoàn tiếp tục nhận được những cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ các đối tác.

Tập đoàn khuyến cáo cổ đông và các nhà đầu tư nên cập nhật các thông tin chính thức hoặc do NovaLand cung cấp, không nên tin vào các tin đồn trên thị trường. Tập đoàn sẽ thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ theo các quy định của pháp luật liên quan bao gồm quy định CBTT trên thị trường chứng khoán, quy định CBTT về trái phiếu doanh nghiệp trong nước và bộ quy tắc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Trước đà lao dốc nhanh chóng, mới đây, Chứng khoán MBS sẽ bán giải chấp 3 triệu cổ phiếu NVL thuộc sở hữu của Công ty cổ phần NovaGroup từ ngày 22/11. MBS cũng nhấn mạnh số lượng chứng khoán dự kiến bán giải chấp là ước tính tại thời điểm công bố thông tin, số lượng chứng khoán bán thực tế có thể ít hơn hoặc nhiều hơn do tình trạng tài khoản/ biến động thị trường và các nghĩa vụ theo quy định tại MBS thay đổi. Trước đó, CTCK này cũng đã cắt margin đối với cổ phiếu NVL.

Cổ phiếu phân hóa, thanh khoản đạt thấp Tâm lý nghi ngờ và diễn biến giằng co tiếp tục ở phiên giao dịch hôm nay (23/11), cùng với áp lực bán chốt lời khiến thị trường lại có một phiên điều chỉnh giảm. Thanh khoản phiên hôm nay cũng khiêm tốn, chỉ đạt gần 8 nghìn...

Chia sẻ