Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Giáo hoàng kêu gọi Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine đàm phán trở lại

Pháp Luật 03/10/2022 - 16:55

Giáo hoàng Francis cảnh báo căng thẳng tiếp tục leo thang có thể dẫn tới việc vũ khí hạt nhân được triển khai, kéo theo những hậu họa vô cùng khốc liệt

Giáo hoàng kêu gọi Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine đàm phán trở lại - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Giáo hoàng Francis vẫy tay từ cửa sổ Điện Tông Tòa trong buổi cầu nguyện hàng tuần tại Vatican. Ảnh: AFP

Theo kênh truyền hình RT, Giáo hoàng Francis ngày 2/10 kêu gọi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tuyên bố một lệnh ngừng bắn và quay trở lại bàn đàm phán.

Theo bài viết đăng trên Vatican News, Giáo hoàng miêu tả xung đột Ukraine là một vết thương tồi tệ và không thể tưởng tượng nổi đối với nhân loại.

“Không bao giờ có thể biện minh cho một số việc. Chiến tranh không bao giờ là một giải pháp”, Giáo hoàng Francis đổ lỗi cho hai bên, đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và thúc giục các bên đàm phán các giải pháp không vũ lực, ổn định và công bằng.

Giáo hoàng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Ông yêu cầu các quốc gia khác làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh, song không bị lôi kéo vào cuộc xung đột.

Lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky đăng tải một thông điệp lên Telegram vào ngày 30/9, nhấn mạnh Kiev sẽ không đàm phán với Moskva chừng nào Tổng thống Putin còn nắm quyền. Cùng ngày, Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào liên bang Nga sau khi có kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý tại những vùng nói trên.

Về phần mình, Ukraine và các đồng minh phương Tây không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở các vùng trên. Mỹ cũng thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Tổng thống Zelensky cho biết nước này đang đẩy nhanh tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).

ADVERTISEMENT

Mỹ dự định tiếp nhận khoảng 100.000 người Ukraine sơ tán

Giáo hoàng kêu gọi Tổng thống Nga và người đồng cấp Ukraine đàm phán trở lại - ảnh 2
Người dân lên tàu hỏa để sơ tán tránh xung đột ở Odessa, Ukraine, ngày 9/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đang ở Brussels, Bỉ để gặp các nhà lãnh đạo châu Âu để thảo luận về các biện pháp phản ứng chung với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các cơ chế tiếp nhận người sơ tán từ Ukraine sang Mỹ có thể là thông qua chương trình nhập cư của Mỹ, chương trình thị thực thân nhân hoặc một quy chế tạm thời khác theo chính sách nhân đạo. Tuy nhiên, hiện không có thông tin chi tiết về các khâu chuẩn bị hậu cần và đi lại cho người sơ tán từ Ukraine sang Mỹ.

Trước đó, Washington thông báo sẽ đẩy nhanh quy trình xét thị thực nhập cảnh cho những người Ukraine là thân thích của công dân Mỹ và cư dân nước này. Mỹ cũng tăng cường nhân lực để xử lý các hồ sơ nhân đạo, cho phép người nhập cảnh trong trường hợp khẩn cấp mà chưa có thị thực.

Mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden sẽ thông báo thêm những hình thức hỗ trợ nhân đạo của Mỹ trước tình hình dòng người sơ tán từ Ukraine ngày càng tăng.

Cũng trong ngày 24/3, Liên hợp quốc thông báo gần 3,7 triệu người đã sơ tán từ Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), 3.674.952 người Ukraine đã sơ tán ra khỏi đất nước. Tổng cộng trên 10 triệu người Ukraine đã sơ tán ra khỏi nơi sinh sống, trong đó có gần 6,5 triệu người di tản trong nước. Theo UNHCR, trong số người sơ tán từ Ukraine ra nước ngoài, có 2.173.944 người sang Ba Lan. Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ biên giới Ba Lan cho biết con số trên cao hơn, ở mức 2,2 triệu người. Từ Ba Lan, nhiều người Ukraine tiếp tục di chuyển sang các quốc gia khác ở Liên minh châu Âu (EU).

EU lên kịch bản không có khí đốt Nga từ mùa đông năm tới Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới. EU hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu của Nga. Ảnh: Bloomberg Đây...

Chia sẻ