Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’

Giới trẻ 25/09/2022 - 23:35

Hơn 1.000 học sinh Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã có buổi đối thoại với hiệu trưởng nhà trường để bày tỏ, thổ lộ những chuyện khó nói như áp lực học tập, chuyện yêu đương

Thầy Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, cho biết sau nhiều năm làm công tác quản lý tại trường, đây là lần đầu tiên ông đối thoại với học sinh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.

ADVERTISEMENT

Điều vị hiệu trưởng này mong muốn khi tổ chức buổi đối thoại là để qua đó, nhà trường và thầy cô có thể có sự chia sẻ, đồng hành cũng như hỗ trợ học sinh trong học tập lẫn cuộc sống.

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Buổi đối thoại diễn ra vào ngày 24/9

“Em muốn làm hiệu trưởng một ngày”

Dù là lần đầu được tổ chức nhưng học sinh các khối lớp đã không ngần ngại đặt các câu hỏi, bày tỏ mong muốn của mình.

Tại buổi đối thoại, em Nguyễn Khánh Linh (học sinh lớp 11A2) cho rằng học sinh hiện chịu nhiều áp lực học tập, nhất là chuyện giáo viên hỏi bài cũ đầu giờ.

“Thầy cô có thể đa dạng hóa phương thức dạy học, thu hút học sinh hơn không?”, Linh đặt câu hỏi.

Về vấn đề này, thầy Lê Xuân Trung tiết lộ chính thầy từng nói với giáo viên việc học sinh đến lớp có khi không thuộc bài môn này, môn kia là bình thường, bởi các em phải học cùng lúc quá nhiều môn. Chưa kể, cuộc sống còn phải dành thời gian cho giải trí, làm việc nhà… Do vậy, khi tới lớp, thầy cô không nên quá gây áp lực học tập.

Theo thầy Trung, có nhiều phương thức dạy học, hỏi bài để “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, thầy Trung cho hay, đã là học sinh, các em phải xác định nhiệm vụ học tập là trọng tâm, dành nhiều thời gian, tâm sức để đọc kiến thức sách vở cũng như học lẫn nhau trong cuộc sống.

Video đang HOT

Cũng trong buổi đối thoại, có học sinh bày tỏ mong muốn nhà trường xây dựng được Phòng tư vấn tâm lý học đường để là nơi “xả” mọi buồn vui khó nói. Với đề nghị này, thầy Trung cho hay, thực tế, trường từng có tổ tư vấn tâm lý nhưng hoạt động rệu rã, học sinh cũng chưa tin tưởng tìm đến. Thời gian tới, nhà trường sẽ nỗ lực thiết lập lại phòng tư vấn tâm lý học đường, để các em học sinh có nơi giãi bày những điều khó nói.

ADVERTISEMENT

Cũng có học sinh mạnh dạn bày tỏ mong muốn được làm hiệu trưởng một ngày.

“Nếu được làm hiệu trưởng, em sẽ khảo sát ý kiến học sinh đánh giá giáo viên, yêu cầu giáo viên đổi mới, đa dạng hóa phương thức dạy học. Ví dụ, giao dự án học tập, trắc nghiệm, tổ chức trò chơi, làm bài tập nhóm… để tạo hứng thú cho học sinh” – em Vũ Lê Hoàng Anh, học sinh lớp 12A5 nói.

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’ - ảnh 2

Thầy hiệu trưởng và học trò Trường THPT Lê Lợi đã có 3h trò chuyện, chia sẻ

Không có học trò nào “hư” hay “bỏ đi”

Tại buổi trò chuyện gần 3 giờ đồng hồ, thầy Lê Xuân Trung chia sẻ với học trò cũng như đội ngũ giáo viên về quan điểm của mình là không có học trò nào “hư” hay “bỏ đi”, mà chỉ là thầy cô chưa có phương pháp hay tình yêu thương, bao dung với các em. Đồng thời, trường học phải tôn trọng đặc điểm riêng cũng như năng lực của từng học sinh.

Trả lời câu hỏi “Hiệu trưởng mong muốn thấy điều gì ở học sinh của trường?”, vị hiệu trưởng này đề cập đến 5 yếu tố gồm: sức khỏe, ngoại ngữ, sự tự tin, tình yêu thương – lòng nhân ái và sống có đạo đức.

“Điều tôi muốn thấy nhất ở học sinh chính là mỗi ngày các em khỏe mạnh tới trường. Bởi chỉ khi khỏe mạnh, các em mới có thể vui vẻ tham gia học tập và nhiều hoạt động” – thầy Trung nhấn mạnh.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, thầy Trung cũng nêu thực trạng, hiện nay, học sinh dùng mạng xã hội rất nhiều. Bố mẹ, ông bà không thể thường xuyên quản lý nên đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác

“Các em cần ý thức dành thời gian vừa phải trên mạng xã hội để còn học tập, ăn ngủ đúng giờ. Các em không kỳ thị, nói xấu, đặc biệt không dùng bạo lực cả thực tế ngoài đời và cả trên các trang mạng xã hội. Đó là những điều thầy mong mỏi” – thầy Trung nhắn gửi tới học sinh.

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’ - ảnh 3

Lần đầu tiên thầy hiệu trưởng Lê Xuân Trung trực tiếp đối thoại với học sinh toàn trường

Về chuyện tình cảm yêu đương, vị hiệu trưởng cho rằng học sinh THPT ở độ tuổi 15-17 hẳn có những rung động đầu đời trong sáng, ngây thơ và rất đáng được tôn trọng.

“Có lẽ, không ai có thể cấm cản các em có những tình cảm đẹp đẽ đó. Tuy nhiên, theo thầy, các em cần biết tiết chế, gìn giữ để tránh gây hậu quả, nhất là học sinh nữ, tránh tình trạng phải nghỉ học đột ngột để sinh con, nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và nhiều hệ lụy tới gia đình và xã hội”.

Khi nhiều học sinh cho biết mình từng bị bạn bè bắt nạt ở trong hoặc ngoài nhà trường, thầy hiệu trưởng bày tỏ mong muốn các em chia sẻ những vấn đề khó khăn gặp phải để nhà trường có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời.

ADVERTISEMENT

Giám sát việc biên soạn sách giáo khoa, kinh phí đổi mới chương trình giáo dục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (24/9) cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".

Báo cáo hoạch giám sát chi tiết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh (Phó trưởng đoàn thường trực đoàn giám sát) cho biết, đoàn sẽ đánh giá việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014-2022.

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’ - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày kế hoạch giám sát chi tiết. Ảnh: Phạm Thắng

ADVERTISEMENT

Đoàn cũng sẽ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đánh giá về hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (kết quả bước đầu, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và hướng khắc phục).

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, tổ chức; rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới.

Ông Vinh cũng cho biết, việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông có nhiều vấn đề như cơ sở vật chất, giáo viên, trang thiết bị học tập... Sách giáo khoa chỉ là một trong những vấn đề quan trọng được nêu.

Theo ông, điều kiện kinh phí đảm bảo cho chương trình này có sử dụng hiệu quả hay không cũng cần xem xét, đánh giá. "Ví dụ, kinh phí vay để xây dựng bộ sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT nhưng cuối cùng không thực hiện được, phải trả lại", ông nêu.

Về đối tượng giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đối tượng giám sát là Chính phủ; Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội; chính quyền địa phương 63 tỉnh, thành; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, việc giám sát chuyên đề này được thực hiện trong bối cảnh Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 16/9 có kết luận số 341 kiểm tra Bộ GD-ĐT, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Hiệu trưởng đối thoại với học sinh về ‘chuyện khó nói’ - ảnh 5

ADVERTISEMENT

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Phạm Thắng

Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đoàn giám sát không làm thay cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đặc biệt, giám sát cần xác định rõ phạm vi, giai đoạn, đối tượng; căn cứ để đánh giá. Nghiên cứu khảo sát phải chọn các điển hình, đặc thù... vùng kinh tế, xã hội khác nhau.

Qua cuộc giám sát, sản phẩm, tổng thể cuối cùng là làm rõ các kết quả đạt được, những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành và các địa phương.

Từ đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới.

Từ tháng 10, Sở GD Hòa Bình sẽ kiểm tra đột xuất trường bị tố lạm thu, lạm chi Từ tháng 10 đến tháng 12/2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình sẽ tổ chức kiểm tra đột xuất đối với các trường bị tố lạm thu, lạm chi năm học 2022-2023. Ngày 21/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình ban hành Kế hoạch...

Chia sẻ