Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua SGK qua đường dây nóng đến 15/9

Giới trẻ 11/08/2022 - 09:05

Để hỗ trợ phụ huynh học sinh mua SGK, NXBGD Việt Nam thiết lập đường dây nóng 0344181018 từ 8h00 đến 22h00 hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 15/9/2022. Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai áp dụng SGK các lớp 3,7 và 10 theo CT GDPT 2018. Các NXB có SGK được phê duyệt sử dụng trong các cơ

Hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua SGK qua đường dây nóng đến 15/9 - ảnh 1 ADVERTISEMENT

NXBGDVN đã hoàn thành việc in, nhập kho được 46,8 triệu bản SGK lớp 3, 7, 10

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai áp dụng SGK các lớp 3,7 và 10 theo CT GDPT 2018. Các NXB có SGK được phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ SGK phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh theo số lượng các địa phương đăng ký.

Tuy nhiên trên thực tế, việc công bố danh mục SGK lớp 3,7,10 lựa chọn sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy định. Đây là một thử thách lớn đối với NXBGDVN trong việc cung ứng SGK theo CT mới để kịp phục vụ khai giảng.

Đặc biệt đối với SGK lớp 10, ở nhiều môn học học sinh sẽ lựa chọn từ các tổ hợp môn học khác nhau nên các tên sách cụ thể và số lượng tương ứng phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của học sinh tại từng nhà trường, từng địa phương cụ thể.

Lường trước thực tế này, NXBGDNV đã triển khai bám sát các địa phương, nhà trường để nắm bắt cụ thể số lượng từng tên sách và số lượng cần cung ứng, đồng thời đã chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để có thể triển khai in gấp, đảm bảo cung ứng đầy đủ theo nhu cầu.

Để hỗ trợ phụ huynh và học sinh mua SGK, NXBGDVN thiết lập đường dây nóng (0344181018). Đường dây nóng được duy trì từ 8h00 đến 22h00 hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 15/9/2022, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ.

Về công tác cung ứng SGK để học sinh có đủ SGK trước năm học mới, NXBGDVN cho biết, đến ngày 9/8, NXBGDVN đã hoàn thành việc in, nhập kho 55 triệu bản đối với SGK phục vụ học sinh các lớp 4,5,8,9,11,12 theo chương trình hiện hành.

ADVERTISEMENT

Đối với SGK lớp 3,7,10 mới, đến nay NXBGDVN đã hoàn thành việc in, nhập kho được 46,8 triệu bản.

Đối với SGK các lớp 1,2,3,6,7,10, NXBGDVN đã cung ứng tới các địa phương hơn 40 triệu bản sách.

Video đang HOT

Giá bán SGK các lớp 4,5,8,9,11,12 theo CT 2000 vẫn được giữ như những năm học trước. Bảng giá SGKcác lớp được niêm yết tại các cửa hàng sách của NXBGDVN, các công ty Sách – Thiết bị trường học cả nước và trên website của NXBGDVN tại địa chỉ: www.nxbgd.vn.

Bồi dưỡng SGK, sao nhà xuất bản lại được kiểm tra, đánh giá giáo viên?

Theo hướng dẫn của về việc thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cung ứng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023, thời gian bồi dưỡng cho giáo viên dạy các lớp 3, 7 và 10 sẽ hoàn thành trước ngày 31/7/2022.

Cũng theo Công văn số 503/BGDĐT-GDTH hướng dẫn các nhà xuất bản sẽ: "Xây dựng bài tập, câu hỏi kiểm tra sau bồi dưỡng để các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định". [1]

Thế nhưng, chúng tôi cảm thấy rất băn khoăn về sự việc này bởi các nhà xuất bản của 3 bộ sách giáo khoa là những doanh nghiệp mà lại đứng ra kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng của giáo viên liệu có đúng chức năng và thẩm quyền hay không?

Hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua SGK qua đường dây nóng đến 15/9 - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Các nhà xuất bản đứng ra kiểm tra sau khi bồi dưỡng cho giáo viên(Ảnh chụp từ màn hình)

Theo Công văn số 503/BGDĐT-GDTH thì việc bồi dưỡng kiến thức sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 "được lồng ghép trong chương trình Bồi dưỡng thường xuyên, là một phần trong tổng thời lượng 120 tiết". [1]

Sau khi các nhà xuất bản thực hiện bồi dưỡng về sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cho giáo viên thì giáo viên được yêu cầu vào địa chỉ mà các nhà xuất bản cung cấp để làm bài kiểm tra.

Có lẽ, việc giáo viên làm bài kiểm tra sau khi đã được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giảng dạy sách giáo khoa các lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cũng là điều bình thường vì lâu nay sau mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn thì giáo viên cũng thường thực hiện công việc này.

Thế nhưng, việc thực hiện các bài tập, bài kiểm tra lâu nay là do đơn vị sở tại, phòng, sở giáo dục hoặc các trường sư phạm đứng ra xây dựng đề, câu hỏi và đánh giá giáo viên chứ chưa bao giờ thấy một doanh nghiệp nào lại chủ trì việc kiểm tra, đánh giá giáo viên phổ thông.

Bởi vì theo cách hiểu thông thường, doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại qua các khâu sau: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng.

Cho dù các nhà xuất bản sách giáo khoa có liên quan mật thiết với ngành giáo dục vì các doanh nghiệp này cung ứng các mặt hàng phục vụ công việc giảng dạy và học tập cho các trường học nhưng bản chất của các nhà xuất bản vẫn là các doanh nghiệp và chức năng chính của họ là kinh doanh.

Vì thế, khi các nhà xuất bản đứng ra kiểm tra, đánh giá giáo viên liệu có bất cập và phù hợp với các văn bản hướng dẫn hiện nay hay không? Để lý giải vấn đề này, chúng tôi xin bắt đầu từ những băn bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

ADVERTISEMENT

Đầu tiên là Công văn số 503/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định như sau:

"Bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023 được lồng ghép trong chương trình , là một phần trong tổng thời lượng 120 tiết được quy định theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thời lượng bồi dưỡng được tính trong Chương trình bồi dưỡng theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông". [1]

Từ những hướng dẫn của Công văn số 503/BGDĐT-GDTH, chúng tôi lần tìm Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT. Tại, khoản 1, Điều 11 của Thông tư này đã hướng dẫn việc đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: "Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này". [2]

Cũng tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT, Điều 13: Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên trong việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hướng dẫn như sau:

"1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ sau:

ADVERTISEMENT

"Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.

2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo chất lượng và theo quy định; Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý; Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định". [2]

Như vậy, trong một số văn bản hướng dẫn về công tác bồi dưỡng hiện nay thì không có câu chữ nào đề cập đến "nhà xuất bản" đứng ra bồi dưỡng thường xuyên và kiểm tra, đánh giá giáo viên.

ADVERTISEMENT

Và theo cách hiểu của chúng tôi, nhà xuất bản không thể là "Cơ sở giáo dục" được bởi nhà xuất bản là một doanh nghiệp, chức năng là kinh doanh - họ không có chức năng kiểm tra, đánh giá về trình độ, khả năng của giáo viên phổ thông được.

Qua trả nghiệm của bản thân là người đã tham gia bồi dưỡng và thực hiện việc làm bài kiểm tra, người viết nhận thấy việc nhà xuất bản chủ trì việc kiểm tra, đánh giá kiến thức giáo viên mang tính hình thức và thủ tục nhiều hơn. Bởi vì, họ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ và gần như không có giáo viên nào kiểm tra, đánh giá bị xếp loại "không đạt".

Tài liệu tham khảo:

[1] https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-503-bgddt-gdth-217195-d6.html

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-19-2019-TT-BGDDT-boi-duong-giao-vien-can-bo-quan-ly-co-so-giao-duc-mam-non-429270.aspx

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

400 cán bộ được cử đi nước ngoài bồi dưỡng bằng tiền ngân sách mỗi năm Bộ Chính trị đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2025, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ, gồm bồi dưỡng trung hạn 40 cán bộ, bồi dưỡng ngắn hạn 250 cán bộ, bồi dưỡng ngoại ngữ 120 cán bộ. Theo Kết luận 39 của...

Chia sẻ
Giới trẻ