Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật

Chuyện lạ 26/11/2022 - 00:39

Kiến Honeypot, hay kiến ​​mật, là những công nhân chuyên biệt của một số loài kiến ​​có công việc duy nhất là hút mật hoa và tích trữ, biến chúng trở thành mật ngọt

Có thể bạn chưa biết, ong mật không phải là loài côn trùng duy nhất có khả năng tạo ra sản phẩm tự nhiên có vị ngọt, sánh và có màu từ nâu đến vàng mà chúng ta gọi là mật ong. Một số loài ong khác, cũng như ong vò vẽ và thậm chí cả ong bắp cày được biết là tạo ra những loại mật có vị ngọt tương tự, nhưng có lẽ loài côn trùng khác thường nhất có thể chuyển mật hoa thành mật chính là kiến Honeypot, trong đó phổ biến nhất là Camponotus inflatus, chúng là những công nhân đóng vai trò là xây dựng kho chứa mật cho đàn khi thức ăn khan hiếm.

ADVERTISEMENT

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Thuộc họ Formicidae, kiến mật sinh sống ở những vùng khí hậu nóng và khô trên toàn thế giới. Một số cá thể thậm chí còn được ghi nhận là sống tại những sa mạc với sức nóng khủng khiếp. Theo ghi nhận, loài kiến này được phát hiện đầu tiên ở Australia năm 1881 bởi nhà tự nhiên học người Mỹ – Henry Christopher McCook. Dần dần, chúng sinh sôi và di cư ra nhiều vùng khác. Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Một số bộ lạc thổ dân ở Australia thỉnh thoảng vẫn ăn kiến mật.

Trên thực tế, đây là những con kiến thợ chuyên ăn mật hoa thu được từ nhiều loại thực vật khác nhau. Chúng sẽ ăn liên tục cho đến khi bụng của chúng nở ra đến mức trông chúng có vẻ như sẵn sàng vỡ ra và làm nổ chất lỏng màu hổ phách bên trong. Được biết đến với cái tên “kiến mật”, chất lỏng ngọt ngào màu hổ phách trong bụng của chúng sẽ được tiết ra bất cứ khi nào các thành viên trong đàn của chúng cần thức ăn.

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 2

Thức ăn của kiến mật là mật hoa và dịch cây chứa nhiều đường. Chúng cũng ăn chất lỏng từ côn trùng khác, dịch ngọt của rệp vừng và động vật c.hết. Kiến thợ rời tổ để kiếm thức ăn. Sau khi tìm thấy thức ăn, chúng ăn hết và quay trở về tổ. Kiến thợ sẽ tới thăm những con kiến mật và nôn ra một phần bữa ăn cho kiến mật.

Các loài như Camponotus inflatus liên tục cho kiến mật ăn mật và phấn hoa. Và khi đến một giới hạn nhất định, bụng của kiến mật trở nên to đến mức chúng không thể di chuyển, vì vậy chúng chỉ có thể treo lơ lửng cơ thể trên mái của tổ cho đến khi những con kiến đồng loại của chúng yêu cầu được ăn mật.

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 3 ADVERTISEMENT

Hình dáng phần bụng là đặc điểm thú vị nhất về loại kiến này. Phần bụng của chúng phồng to, tròn và trông như chứa đầy những giọt mật trong suốt vàng óng thích mắt.

Hầu hết các loài kiến mật được tìm thấy ở các vùng khô hạn, sa mạc hoặc bán khô hạn ở Úc, Mỹ, Mexico và lục địa Châu Phi, nơi việc tìm kiếm nguồn thức ăn có thể khó khăn, vì vậy việc sản xuất và lưu trữ mật được cho là một sự thích nghi để tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt này.

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 4

Nhiệm vụ của kiến mật đơn giản, chúng chỉ cần béo lên càng nhanh càng tốt. Chúng càng có kích cỡ lớn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Trên thực tế, kiến mật rất ít khi di chuyển, chúng luôn yên lặng treo mình trên nóc tổ và chỉ di chuyển khi thật sự cần thiết.

Kiến Honeypot là một nguồn tài nguyên quý giá đến nỗi các đàn kiến đôi khi sẽ tấn công lẫn nhau và đ.ánh cắp chúng. Ở Úc, những người thổ dân cũng tỏ ra rất ưa thích những con côn trùng chứa đầy mật ngọt này và sẽ đào xung quanh tổ kiến để tìm chúng.

Người ta có thể bắt lấy một chú kiến mật và cho vào miệng nhai ngay lập tức. Có thể nhiều người cho rằng, hành động này thật đáng sợ, nhưng nguồn dinh dưỡng dồi dào trong bụng của chúng là lí do biến kiến mật trở thành một món ăn vô cùng đặc biệt.

ADVERTISEMENT

Trong bộ phim tài liệu Trials Of Life năm 1990, chính đạo diễn David Attenborough đã được quay cảnh nhét một con kiến vào miệng và ông cũng thực sự được nếm thử vị của chúng.

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 5 ADVERTISEMENT

Thay vì cất trữ thức ăn ở một khoang đặc biệt trong tổ như những loài kiến khác, kiến mật thợ mang thức ăn về và… “tẩm bổ” cho đồng loại. Cứ như thế, bụng kiến mật có thể đạt đến kích cỡ một quả nho. Trong thời điểm khan hiếm thức ăn, kiến mật sẽ có nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho những thành viên khác trong tổ. Khi đó, những con kiến thợ sẽ chỉ cần kéo râu của kiến mật và chúng sẽ được thưởng thức… bãi nôn dinh dưỡng do kiến mật thải ra.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, mặc dù thoạt nhìn mật kiến và mật ong trông rất giống nhau, nhưng mật của kiến có độ đặc ít hơn so với mật ong. Nó ngọt, nhưng không hoàn toàn ngọt như mật ong mà con người chúng ta vẫn quen dùng, ngoài ra mật kiến còn có cả vị chua không được phát hiện trong mật ong mật.

Khai thác tiềm năng du lịch Bắc Mê: “Bắt tay” để phát triển

Để giảm bớt "sức nóng" và dịch chuyển dần dòng khách từ các huyện ở Hà Giang về Bắc Mê, rất cần cái "bắt tay" giữa cơ quan quản lý nhà nước, người dân, các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh.

Honeypot: Loài kiến ​​duy nhất trên thế giới sản xuất mật - ảnh 6
Tuyến du lịch đường thủy khám phá vẻ đẹp thanh bình của dòng sông Gâm.

ADVERTISEMENT

"Kho báu" ngủ quên

Huyện Bắc Mê hội tụ điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, nổi bật là tài nguyên đa dạng sinh học với diện tích rừng lớn. Nhiều khu rừng nguyên sinh cùng môi trường sinh thái trong lành được bảo tồn, gìn giữ như khu bảo tồn thiên nhiên Khau Ca, rừng nguyên sinh xã Phiêng Luông, Yên Cường, Lạc Nông, thác Nà Phia (thị trấn Yên Phú); thác Kẹp B (xã Minh Sơn)... Lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) trên sông Gâm thuộc địa phận huyện Bắc Mê có cảnh quan đẹp, là tiền đề để phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái.

Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, Bắc Mê cũng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Trên địa bàn huyện hiện có 3 di tích được xếp hạng Di sản văn hóa cấp quốc gia, gồm: Di tích lịch sử Căng Bắc Mê, Di tích lịch sử, văn hóa hang Đán Cúm, hang Nà Chảo. Bắc Mê là nơi sinh sống của 15 dân tộc anh em Dao, Tày, Mông..., hiện còn giữ được nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và lễ hội đặc sắc như Lễ hội Lồng tồng, Lễ hội gọi trăng, Lễ cúng cơm mới của người Tày, Lễ hội cấp sắc; Lễ hội cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ hội Gầu tào của người Mông; Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo... Cùng với đó, nghề truyền thống của các dân tộc như nghề rèn, chạm bạc (người Dao, Mông); trồng lanh, kéo sợi, dệt vải, in hoa trên vải bằng sáp ong, đan lát (người Mông, Dao, Tày)... cũng được gìn giữ, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Bắc Mê.

ADVERTISEMENT

Dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, đặc sắc như vậy nhưng Bắc Mê vẫn là cái tên mờ nhạt trên bản đồ du lịch Hà Giang. Nguồn tài nguyên này giống như kho báu nằm sâu dưới lòng đất, chưa được khai thác để trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến với Bắc Mê. Để kho báu này lộ diện, cần có sự liên kết, vào cuộc của cơ quan quản lý, người dân và các doanh nghiệp lữ hành.

Liên kết để phát triển

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc liên kết giữa hai địa phương Tuyên Quang, Hà Giang - nơi có chung dòng sông Gâm và lòng thủy điện Na Hang, cùng các địa phương lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Giám đốc Công ty Fivestar Travel Lương Duy Doanh cho rằng: Bắc Mê có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi để kết nối với các huyện và tỉnh bạn, vì thế, việc liên kết du lịch vùng là rất khả quan. Một trong những giải pháp để thúc đẩy liên kết du lịch tại đây là phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, tạo dấu ấn khác biệt so với các địa phương và các vùng khác. "Về liên kết nội vùng, phải xây dựng được sản phẩm du lịch tổng hợp, đi qua nhiều điểm đến, kết hợp nhiều trải nghiệm độc đáo, đặc thù của vùng và liên kết nhiều địa danh, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Về liên kết ngoại vùng, cần chú trọng liên kết các sản phẩm, tour tuyến với các tỉnh giáp ranh bằng cả đường bộ và đường thủy" - ông Doanh chia sẻ.

Chung nhận định về những lợi thế phát triển sản phẩm du lịch liên kết giữa hai huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang (Tuyên Quang), ông Nguyễn Như Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vietnam TravelMart cho rằng: Hai địa phương nên đẩy mạnh liên kết, phát triển dòng sản phẩm du lịch trên sông Gâm bằng cách xây dựng một tuyến du lịch trên dòng sông thơ mộng này. Hai bên bờ sông Gâm có những bãi bồi với những khóm tre, bãi thả trâu, thuyền neo mang nét đặc trưng của Việt Nam. Đây là điều kiện lý tưởng để xây dựng những sản phẩm thu hút dòng khách lẻ ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, cần thiết kế những điểm dừng chân, trồng nhiều loài hoa đặc trưng dọc tuyến đường để tạo điểm nhấn, điểm check-in cho du khách; gia tăng các loại hình trải nghiệm như chèo SUB (ván đứng), thuyền kayak hay phát triển loại hình cắm trại ở hai bên sông. Chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích mà du lịch mang lại để thu hút sự tham gia của người dân, giúp họ thay đổi cuộc sống.

ADVERTISEMENT

Nếu như trước đây, du lịch chưa thực sự được coi trọng thì nay, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Bắc Mê đã có những hành động, định hướng cụ thể nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê Củng Thị Mẩy, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Bắc Mê đã ban hành Nghị quyết số 09, Nghị quyết số 10 về phát triển du lịch - dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc và lịch sử địa phương; thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025. Đây là nền tảng cơ bản để du lịch Bắc Mê phát triển trong thời gian tới.

Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico Các nhà côn trùng học đã mô tả một loài mới thuộc chi ong phong lan tân nhiệt đới Eufriesea từ Islas Marías của Bang Nayarit, Mexico ở Thái Bình Dương. Eufriesea là một chi gồm hơn 60 loài ong trong tông Euglossini, thường được gọi là ong...

Chia sẻ