Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Khó phân biệt cúm với bệnh hô hấp khác

Sức khoẻ 09/08/2022 - 11:39

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế

Ngày 8.8, Bộ Y tế thông báo hiện đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa, bao gồm cả cúm A.

ADVERTISEMENT

Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, cần liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hay khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi mắc bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Khó phân biệt cúm với bệnh hô hấp khác - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Từ đầu tháng 7 đến nay, các bệnh viện ở Quảng Ninh ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc cúm A tăng đột biến so với cùng kỳ. Ảnh N.H

Ngăn chặn đầu cơ, nâng giá

Video đang HOT

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề nghị các địa phương tăng cường quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm; UBND các tỉnh thành chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng thuốc điều trị, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm, đặc biệt là test nhanh xét nghiệm cúm mùa; đảm bảo giữ ổn định giá thuốc điều trị, các trang thiết bị y tế phòng chống dịch này; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường; đồng thời thực hiện kê khai giá, niêm yết giá thuốc điều trị, trang thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm thuốc, trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa bất hợp lý; kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ, rao bán trên mạng trái phép thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch cúm mùa để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

ADVERTISEMENT

Theo Bộ Y tế, gần đây một bộ phận người dân không đến các cơ sở y tế để khám bệnh mà tự mua và sử dụng sinh phẩm chẩn đoán để xét nghiệm và tự mua thuốc điều trị cúm mùa dẫn đến hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc, trang thiết bị y tế bất hợp lý…

Không tự ý dùng Tamiflu

Theo Bộ Y tế, hằng năm VN ghi nhận từ 600.000 – 1 triệu ca mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa. 7 tháng đầu năm nay, báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết, số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây, tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A (không phải chủng độc lực cao như A(H5N1), A(H5N6), A(H5N8), A(H7N9)…).

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế cũng lưu ý, người nghi mắc và mắc cúm không nên tự ý mua thuốc kháng vi rút cúm (Tamiflu) để điều trị, vì hiện thuốc chủ yếu sử dụng với người mắc cúm có nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Nếu sử dụng Tamiflu không đúng cách, sẽ gây kháng thuốc, làm mất khả năng điều trị khi bệnh tiến triển nặng.

Bộ Y tế khuyến cáo về mua, sử dụng thuốc Tamiflu điều trị cúm

Khó phân biệt cúm với bệnh hô hấp khác - ảnh 2
Người tiêu dùng nên đến những cửa hàng dược phẩm có uy tín để mua thuốc.

ADVERTISEMENT

Thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, tỷ lệ người dân mắc cúm A có xu hướng tăng. Qua thống kê của các bệnh viện, số ca mắc cúm A cũng tăng so với cùng kỳ các năm trước, nhiều trường hợp phải nhập viện.

Nhiều người mắc bệnh, cùng với tâm lý lo lắng, muốn uống thuốc cho yên tâm hoặc mua để tích trữ... đã khiến thị trường thuốc này khan hiếm, một số cơ sở lợi dụng tình hình, tự ý tăng giá thuốc. Trong khi đó, các bác sĩ cảnh báo, việc tự ý sử dụng Tamiflu có thể gây ảnh hưởng lớn sức khỏe.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố các viện bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Y tế các ngành về việc tăng cường giám sát kê đơn, sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị cúm.

Theo phản ánh trên một số phương tiện thông tin truyền thông về việc người dân tự tìm mua thuốc Tamiflu chứa hoạt chất oseltamivir để điều trị cúm.

ADVERTISEMENT

Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Tamiflu là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ; không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc.

Đây là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ, không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc dẫn đến những tác dụng không mong muốn và tổn thất về kinh tế.

Các chuyên gia y tế cho biết, việc tự ý sử dụng thuốc Tamiflu còn là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc; khiến việc điều trị khó khăn hơn. Vì vậy, mỗi người dân chỉ mua và điều trị bằng Tamiflu theo chỉ định, kiểm soát của bác sĩ. Đừng tự ý kê đơn để rồi đánh đổi cả tính mạng, sức khỏe của bản thân và gia đình.

Do đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh cúm để người dân hiểu và không tự ý mua thuốc kháng virus để điều trị cúm.

Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện điều trị cúm theo các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm của Bộ Y tế. Chú trọng công tác kê đơn an toàn, hợp lý và hiệu quả, đặc biệt với thuốc kháng virus để điều trị cúm

COVID-19: ca nhiễm tăng, vắc xin tồn kho khủng Dứt khoát không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại phiên họp trực tuyến sáng 6-8 với 63 tỉnh thành. Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3, 4 tại...

Chia sẻ