Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel

Giới trẻ 05/12/2022 - 18:04

Đại học Princeton là cái nôi đào tạo rất nhiều chính khách và giới tinh hoa Mỹ, đồng thời là mái trường của 75 người đoạt giải Nobel

Thuật ngữ “ Big Three”

ADVERTISEMENT

Ngành giáo dục Mỹ có thuật ngữ “Big Three” dành cho 3 trường đại học: Harvard, Yale và Princeton. Cụm từ Big Three bắt nguồn từ những năm 1880, khi 3 trường này thống trị các giải bóng đá khuôn khổ các trường đại học Mỹ.

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel - ảnh 1 ADVERTISEMENT

“Big Three” trong ngành giáo dục là 3 ngôi trường danh tiếng: Harvard, Yale và Princeton

Năm 1906, 3 trường này thành lập một hiệp hội thể thao để chính thức hóa một cuộc thi bóng đá 3 bên. Thỏa thuận này còn xuất hiện trước Ivy League (nhóm 8 trường có thế mạnh về học tập, có đóng góp lớn cho xã hội) gần 1 thế kỷ. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ mức độ tương đương về uy tín, truyền thống, tinh hoa, ưu thế về học thuật và trí tuệ liên kết của 3 trường này.

Thiên đường học thuật

Được thành lập năm 1746 ở Princeton, bang New Jersey với tên gọi ban đầu Cao đẳng New Jersey, Princeton là cơ sở giáo dục đại học lâu đời thứ 4 tại Mỹ và là một trong 9 trường cao đẳng thuộc địa được thành lập trước Cách mạng Mỹ (1765-1783).

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel - ảnh 2

Princeton là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ

Princeton được chuyển đến thành phố Newark vào năm 1747, và 9 năm sau đến địa điểm hiện tại, chính thức trở thành đại học vào năm 1896 rồi được đổi tên thành Đại học Princeton. Đây luôn là một trong những trường đại học được xếp hạng cao nhất trên thế giới.

ADVERTISEMENT

Đại học Princeton được quản lý bởi các hội đồng ủy thác và có khoản tài trợ trị giá 37,7 tỷ USD – khoản tài trợ lớn nhất bình quân trên mỗi học sinh ở Mỹ. Princeton cung cấp chương trình giảng dạy đại học và sau đại học với các ngành nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật cho khoảng 8.500 sinh viên trong khuôn viên chính rộng 600 mẫu Anh (2,4km2).

Video đang HOT

Trường có hơn 500 tổ chức sinh viên. Đội thể thao của trường, Princeton Tigers, đã giành được nhiều danh hiệu, nhiều sinh viên và cựu sinh viên tham dự Thế vận hội Olympics. Ngoài ra, Đại học Princeton nổi tiếng với hệ thống thư viện có hơn 11 triệu đầu sách.

Cái nôi đào tạo tinh hoa nước Mỹ

Tính đến tháng 10/2021, 75 người đoạt giải Nobel, 16 người đoạt huy chương Fields (của Hiệp hội Toán học quốc tế) và 16 người đoạt giải thưởng Turing (của Hiệp hội Khoa học máy tính) liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Đại học Princeton với tư cách là cựu sinh viên, giảng viên hoặc nhà nghiên cứu.

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel - ảnh 3 ADVERTISEMENT

Năm 2021, giáo sư Vật lý Syukuro Manabe (ngoài cùng bên phải), David MacMillan (Hóa học, ở giữa), Joshua Angrist (Khoa học kinh tế) được trao giải Nobel

Ngoài ra, Princeton có liên kết với 21 người được trao huân chương Khoa học quốc gia, 5 người được trao Giải thưởng toán học Abel, 11 người được nhận huân chương Nhân văn quốc gia, 215 học giả Rhodes (giải thưởng quốc tế sau đại học dành cho sinh viên Mỹ theo học tại Đại học Oxford) và 137 học giả Marshall (học bổng sau đại học dành cho “những người Mỹ trẻ tuổi nổi bật về trí tuệ và những nhà lãnh đạo tương lai của Mỹ” theo học tại Anh).

2 Tổng thống Mỹ, 12 thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, nhiều “ông trùm” truyền thông và người đứng đầu các ngành công nghiệp cũng như các nguyên thủ quốc gia nước ngoài góp mặt trong danh sách nhóm cựu sinh viên của Princeton. Nhiều thành viên của Quốc hội và nội các Mỹ, bao gồm 8 Bộ trưởng Ngoại giao, 3 Bộ trưởng Quốc phòng và 2 Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân là cựu sinh viên Princeton.

ADVERTISEMENT

Phương thức thi tuyển : Đại học Princeton xét tuyển bằng 3 cách: Thi tuyển chung , thi tuyển với các trường trong liên kết và ứng tuyển qua QuestBridge (kết nối sinh viên có thu nhập thấp và là thế hệ đầu tiên trong gia đình học đại học). Ngoài ra, Princeton cũng yêu cầu một số bài luận bổ sung.

Học phí: Học phí năm học 2021-2022 là 77.690 USD (1,9 tỷ VNĐ), trong đó 62% sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính, trung bình 57.251 USD (1,4 tỷ VNĐ).

Ước tính 212 triệu USD (khoảng 5 tỷ VNĐ) được trao cho hơn 3.200 sinh viên trong năm học 2021-2022. Khoản trợ cấp trung bình cho khóa 2021-2025 là 62.200 USD (1,52 tỷ VNĐ), bao gồm 100% học phí của Princeton.
Đối với các gia đình có thu nhập 65.000 USD (khoảng 1,59 tỷ VNĐ)/năm, sinh viên nhận gói hỗ trợ bao gồm toàn bộ học phí, tiền phòng và tiền ăn.

Che giấu xuất thân gốc Á khi nộp đơn vào đại học Mỹ

Max Li từ chối khai báo chủng tộc khi làm hồ sơ đăng ký đại học dù có họ cho thấy cô là người gốc Hoa. Clara Chen đăng ký kỳ thi xếp lớp tiếng Pháp thay vì tiếng Trung vì sợ ảnh hưởng điểm số. Dù dành rất nhiều thời gian chơi và tìm hiểu về cờ vua, Marissa Li không dám để môn thể thao này vào hồ sơ đăng ký đại học vì sợ bị xem là người châu Á khuôn mẫu.

Họ là vài trong số rất nhiều trường hợp phải thay đổi sở thích, che giấu chủng tộc của mình như để cho hội đồng tuyển sinh biết rằng mình "ít châu Á", theo New York Times.

ĐH Harvard phân biệt sinh viên gốc Á

Tháng 10 vừa qua, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng đã kiện ĐH Harvard với cáo buộc phân biệt đối xử một cách có hệ thống đối với các ứng viên người Mỹ gốc Á. Cụ thể, các ứng viên gốc Á luôn nhận được "đ.ánh giá cá nhân" thấp hơn ở những đặc điểm chủ quan như sự tự tin, dễ thương hay tốt bụng.

ADVERTISEMENT

Ngoài ra, còn có tin đồn ứng viên Mỹ gốc Á phải có thành tích tốt hơn thành tích đầu vào tiêu chuẩn so với ứng viên chủng tộc khác để khi cùng ứng tuyển vào một trường đại học.

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel - ảnh 4

Marissa Li phải che giấu sở thích nghe có vẻ "châu Á" của mình là chơi cờ vua để tăng khả năng được nhận và Harvard. Ảnh: NYT.

Thậm chí, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng còn đưa ra một hướng dẫn làm hồ sơ ứng tuyển dành cho ứng viên gốc Á do Princeton Review xuất bản hồi 2004. Hướng dẫn này khuyên các ứng viên gốc Á nên cố giấu nguồn gốc cũng như chủng tộc của mình.

Cộng đồng này so sánh cách ĐH Harvard đối xử với ứng viên Mỹ gốc Á như cách họ đối xử với ứng viên người Do Thái năm 1920 để hạn chế sinh viên người Do Thái nhập học vào trường.

Ngoài ra, Cộng đồng Tuyển sinh công bằng cũng lập luận sự thiên vị của ĐH Harvard gây ra mức độ lo lắng và tỷ lệ t.ự t.ử cao bất thường ở sinh viên gốc Á.

Trong khi đó, nhiều nhà tư vấn tuyển sinh định hướng khách hàng gốc Á của mình tránh các hoạt động ngoại khóa điển hình của người châu Á như học tiếng Hoa, học piano hoặc các nhạc cụ truyền thống của các quốc gia châu Á.

Ngoài ra, các nhà tư vấn tuyển sinh cũng dặn ứng viên không nên để tâm đến mục chủng tộc trong hồ sơ đăng ký đại học trừ khi là người gốc Latin hoặc Da đen.

ADVERTISEMENT

"Tôi chính là tôi"

Đáp lại, ĐH Harvard cho biết không có phân biệt nào đối với người gốc Á cũng như chủng tộc chỉ là một trong rất nhiều yếu tố để đ.ánh giá ứng viên.

Bổ sung cho quan điểm này, những người ủng hộ Harvard cũng đưa ra số liệu cho thấy số lượng ứng viên người Mỹ gốc Á tăng đều trong nhiều năm. Trong khi người gốc Á chỉ chiếm 7% dân số nước Mỹ, sinh viên gốc Á lại chiếm 28% tổng số sinh viên được nhận năm 2022, tăng 20% so với năm 2013.

Họ cũng cho rằng việc Cộng đồng Tuyển sinh công bằng so sánh chính sách tuyển sinh người gốc Á và người Do Thái trong lịch sử là khập khiễng và thiếu bằng chứng xác đáng.

Là con của những người nhập cư Trung Quốc thuộc tầng lớp lao động, Sally Chen, Giám đốc chương trình bình đẳng giáo dục tại một tổ chức vận động, cho biết mình đã được hưởng lợi khi ứng tuyển vào ĐH Harvard và khẳng định không có bằng chứng về sự phân biệt đối xử đối với người gốc Á trong quá trình tuyển sinh của trường.

ADVERTISEMENT

‘Kỳ phùng địch thủ’ của Harvard: Đào tạo toàn tinh hoa nước Mỹ, 75 giải Nobel - ảnh 5 ADVERTISEMENT

ĐH Harvard phủ nhận phân biệt ứng viên gốc Á. Ảnh: NYT.

Trong các cuộc phỏng vấn với sinh viên người Mỹ gốc Á đã và đang theo học tại ĐH Harvard, hầu hết đều cảm thấy lo lắng trước một số tiết lộ của vụ kiện. Tuy nhiên, họ cũng ủng hộ những nỗ lực của trường trong việc xây dựng cộng đồng sinh viên đa dạng chủng tộc trong nhà trường.

Một số sinh viên cho biết họ đã viết về bản sắc châu Á của mình trong đơn đăng ký nhập học. Tuy nhiên, họ đã sáng tạo để tránh rập khuôn về việc kể lại hành trình nhập cư của cha mẹ mình. Thay vào đó, họ kể về khoảng cách thế hệ giữa mình và cha mẹ là những người nhập cư.

Marissa Li đã kể lại việc phải phiên dịch tiếng Anh - Trung tại một cuộc thi quốc tế, từ đó nêu ra những khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ là người nhập cư của mình.

Lap Nguyen, sinh viên năm cuối tại Harvard, cũng viết về niềm yêu thích của anh đối với tiếng Việt và quá trình cậu dạy ngôn ngữ này cho em trai.

Cho đến hiện tại, nhiều sinh viên gốc Á đã bắt đầu viết về nguồn gốc của mình.

Grace Ou, học sinh cuối cấp tại Trường Khoa học và Công nghệ Galileo cho hay mình bắt đầu thay đổi suy nghĩ khi nhận ra sức mạnh của cộng đồng mình trong đại dịch Covid-19, khi xuất hiện làn sóng phản đối người châu Á.

"Khi nộp đơn vào đại học, tôi sẽ không né tránh hay che giấu nguồn gốc của mình. Tôi chính là tôi", cô nói.

Nhiều trường đại học rút khỏi bảng xếp hạng thế giới Sau thông tin hai trường luật thuộc ĐH Harvard và Yale rút khỏi bảng xếp hạng của US News, nhiều trường đại học khác cũng có động thái tương tự. Trường Luật thuộc ĐH California tại Berkeley tuyên bố rút khỏi bảng xếp hạng của US News. Điều...

Chia sẻ