Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện

Giáo dục 17/08/2022 - 02:54

Năm học 2021 – 2022, chất lượng giáo dục, đào tạo Nghệ An có chuyển biến đột phá. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại về quy hoạch mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục phổ thông cũng như tuyển sinh, đào tạo ĐH, CĐ và trường nghề. Sáng 16/8, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Ngành giáo dục Nghệ An nhận Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2021-2022.

Sáng 16/8, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023. Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và sự tham gia trực tuyến của 21 huyện thành, thị.

Chất lượng giáo dục, đào tạo có chuyển biến đột phá

Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Nghệ An tiếp tục đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Cụ thể, giữ vững vị trí tốp 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Chất lượng giáo dục đại trà có sự cải thiện và tiến bộ vượt bậc.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 2

UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Nghệ An cũng có những đột phá trong xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình nâng cao chất lượng giáo dục: Mô hình phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”; Mô hình trường trọng điểm chất lượng cao; trường mầm non, phổ thông tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế; Mô hình trường giúp trường, phòng giúp phòng. Đặc biệt, đây cũng là năm đầu tiên, Nghệ An triển khai mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục góp phần phát triển bền vững và có kết quả nhất định.

ADVERTISEMENT

Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học vừa qua, Nghệ An tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp như sắp xếp, dồn dịch điểm trường đảm bảo thực hiện dạy học tin học, ngoại ngữ cho học sinh tiểu học.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 3

Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Chỉ đạo hoàn thành biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương và thực hiện quy trình chọn SGK lớp 3, lớp 7 và lớp 10, theo Chương trình GDPT 2018. Đẩy mạnh dạy học chương trình tăng cường ngoại ngữ, tin học, Giáo dục STEM.

Nghệ An cũng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra về trường học đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, THCS và là tỉnh thứ 25 đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, tổ chức các kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, trung thực và đúng quy chế…

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Hội nghị có sự tham gia trực tuyến của nhiều cán bộ, quản lý, giáo viên… qua điểm cầu 21 huyện, thành, thị.

Tại hội nghị, nhiều tham luận của các địa phương cũng đã đề cập đến các vấn đề như việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí, tiêu chuẩn mới. Thực hiện thay sách giáo khoa mới. Nhiều ý kiến cũng đề nghị ngành cần quan tâm đến vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt là các môn mới để phục vụ chương trình GDPT 2018 với cơ cấu môn học, năm học, cấp học có thay đổi. Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất ở vùng khó, dạy tiếng Anh tăng cường trong các nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

ADVERTISEMENT

Khắc phục khó khăn, tồn tại để nâng cao cao chất lượng toàn diện

Video đang HOT

Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An chúc mừng những kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm học vừa qua. Đặc biệt là kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 tăng 14 bậc so với năm trước đó. Tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn bình quân cả nước, trong đó nhiều trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%.

Riêng 2 trường THPT Dân tộc nội trú xếp tốp đầu toàn tỉnh, điều này cho thấy hiệu quả của chất lượng giáo dục của mô hình nội trú, khác biệt với các trường bình thường. Kết quả thi Tốt nghiệp THPT chính là một thước đo chất lượng đầu ra sau 12 năm học của học sinh cũng như giáo dục đại trà ở các nhà trường. Từ đó, các trường thực hiện đối sánh, điều chỉnh chương trình, kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tiễn để đạt chất lượng cao hơn.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 5

Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, trong năm học tới ngành giáo dục tỉnh sẽ tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018, đẩy mạnh chuyển đổi số, quản trị nhà trường gắn với cải cách hành chính, thực hiện các mô hình giáo dục mới…

Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn có một số tồn tại cần sớm có giải pháp khắc phục. Đó là vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa phù hợp, hiện vẫn còn quá nhiều điểm trường lẻ. Trong khi đó, ở thành phố lại quá tải học sinh, thiếu trường lớp. Điều này, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai chương trình giáo dục mới, nâng cao chất lượng giáo dục và khó bố trí giáo viên.

ADVERTISEMENT

Ở bậc đại học, dạy nghề vẫn còn nhiều trường khó tuyển sinh, chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, dù đã nỗ lực, cố gắng nhưng tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đặc biệt tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra.

Ngoài ra, còn có nhiều khoảng cách giữa giáo dục miền núi và miền xuôi, có sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 6

Nghệ An sẽ nỗ lực để giảm khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.

Với 3 vấn đề tồn tại trên, ông Bùi Đình Long đề nghị các cấp ủy chính quyền cần phải xem lại quy hoạch trường lớp. Trong đó, với giáo dục miền núi phải đưa ra các giải pháp để giảm nhanh điểm trường. Tại thời điểm hiện nay, các địa phương cần ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục và các trường bán trú. Với thành phố Vinh phải tích cực tham mưu để mở rộng các cơ sở giáo dục đào tạo.

Để thực hiện được những giải pháp trên, ngành giáo dục cũng cần chủ động tham mưu cho tỉnh để xây dựng và ban hành các chế độ chính sách phù hợp. Thời gian tới, ngành giáo dục cần quan tâm đến việc dạy học thực chất ở các nhà trường, quan tâm chăm lo đến việc xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch đẹp, an toàn, lành mạnh. Từng bước hướng đến tự chủ ở các nhà trường, trong đó có các trường ở thành phố Vinh. Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm giáo dục của vùng.

ADVERTISEMENT

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Lãnh đạo tỉnh và Sở GD&ĐT Nghệ An tặng quà kỷ niệm và tri ân các cán bộ quản lý ngành giáo dục nghỉ theo chế độ hoặc chuyển công tác sang đơn vị mới.

Tại hội nghị, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Trong năm học tới, ngành sẽ tiếp tục triển khai chương trình GDPT 2018 theo lộ trình. Tích cực chuyển đổi số. Đổi mới quản trị nhà trường gắn với cải cách hành chính. Cùng với đó thực hiện mô hình giáo dục, mô hình nhà trường mới, mô hình đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thực hiện đề án phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi để hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách đồng bộ.

Dịp này, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học 2021 – 2022.

Bài 1: Bước đi chiến lược của ngành sư phạm Trường đại học Vinh

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 8


Lễ công bố thành lập Trường đại học sư phạm - Trường đại học Vinh.

ADVERTISEMENT

Hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành sư phạm

Ngày 21/7/2021, Hội đồng trường Trường Đại học Vinh đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐT về việc thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh.

Trường Đại học Vinh tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Vinh - là cơ sở đào tạo sư phạm chủ chốt và có uy tín trong cả nước, đã cung cấp hàng chục nghìn giáo viên các cấp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

Từ khi thành lập đến nay, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đã trở thành truyền thống và thế mạnh của Trường Đại học Vinh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời bình cũng như thời chiến, khi ở thành phố Vinh hay ở các địa phương nơi sơ tán, nhà trường luôn kiên trì với nhiệm vụ đào tạo giáo viên mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 9


Lớp học tại giảng đường.

Nhà trường đã và đang có nhiều đóng góp to lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và đề xuất, đóng góp nhiều luận cứ khoa học làm nền tảng cho các cuộc cải cách, đổi mới giáo dục.

Là cơ sở giáo dục đại học đa ngành nhưng trường luôn lấy chất lượng đào tạo giáo viên làm nòng cốt để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành ngoài sư phạm. Trường đã quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

ADVERTISEMENT

Trải qua hơn 60 năm đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt nghiệp từ Trường Đại học Vinh đã công tác ở hầu hết các vùng, miền, địa phương trong cả nước, đáp ứng yêu cầu về nhân lực giáo viên các cấp học, bậc học.

Trường Sư phạm được thành lập đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên nhằm gìn giữ, nâng cao thương hiệu, vị trí của các ngành đào tạo giáo viên của Nhà trường, khẳng định truyền thống sư phạm hơn 60 năm xây dựng và phát triển của Trường Đại học Vinh.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 10 ADVERTISEMENT


Giáo viên trong Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc.

Trường Sư phạm được thành lập làm tăng vị thế của các khoa/ngành sư phạm trong trường, giúp cho Trường Đại học Vinh có một đơn vị đào tạo mới, đủ mạnh, xứng đáng với vị thế vốn có của các ngành sư phạm. Là cơ hội để tiếp tục nhận được sự quan tâm, ưu tiên đầu tư của Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền các địa phương, của nhân dân và cộng đồng xã hội.

Đào tạo giáo viên trong giai đoạn mới

Trên thế giới, đào tạo giáo viên trong trường đại học đa ngành là mô hình phổ biến ở đa số các nước phát triển như: Hoa kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn quốc,... Mô hình này tận dụng được thế mạnh của các ngành khoa học giáo dục, vừa tận dụng được thế mạnh của các ngành khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng; bổ sung cho nhau, tối ưu hoá được nguồn nhân lực đa dạng và phong phú của các trường đại học đa ngành trong đào tạo giáo viên.

Là một trường đại học đã khẳng định uy tín và đẳng cấp trong đào tạo giáo viên, Trường Đại học Vinh cần có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu mới.

ADVERTISEMENT

Từ năm 2016, trường được Bộ GD&ĐT chọn là 1 trong 8 cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của cả nước; tham gia Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP)... khẳng định vị thế của Trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Từ năm 2017, Trường Đại học Vinh đã tiến hành tái cấu trúc, thành lập các viện đào tạo, trong đó có Viện Sư phạm Tự nhiên và Viện Sư phạm Xã hội. Mô hình hoạt động của các viện này đã khẳng định ưu thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, tăng cường tính tự chủ, giải phóng các nguồn lực, thực hiện tốt chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Mô hình trên cũng cho thấy sự cần thiết tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa để Trường Đại học Vinh có một trường sư phạm, phát huy hết được năng lực, chất lượng đội ngũ và truyền thống đào tạo. Đồng thời cũng là cơ hội để có thể đầu tư, phát triển các ngành đào tạo sư phạm của nhà trường.

ADVERTISEMENT

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 11


Sinh viên sư phạm trong ngày vui tốt nghiệp.

Việc thành lập Trường Sư phạm cũng nhằm cải tiến mô hình đào tạo giáo viên từ năm 2021, phát triển hơn nữa ngành sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giữ vững thương hiệu đào tạo sư phạm.

Khẳng định vị thế của Trường Đại học Vinh trong lĩnh vực đào tạo sư phạm, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, kỹ năng thực hành sư phạm cho sinh viên, đưa chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, ngang tầm với khu vực và quốc tế, trước mắt là phù hợp với chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO, đáp ứng chuẩn đầu ra và yêu cầu của xã hội đối với ngành sư phạm

Những cải tiến nổi bật về chương trình đào tạo

Từ năm 2017, Trường Đại học Vinh đã triển khai Đề án xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO. Lần đầu tiên và cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của cả nước. Trường Đại học Vinh triển khai phát triển tiếp cận CDIO cho các ngành đào tạo giáo viên cho thấy sự quyết tâm mạnh mẽ của Nhà trường trong việc cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Năm 2021, Trường Sư phạm được thành lập với chức năng chính là đào tạo trình độ đại học và sau đại học các ngành đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các bậc học và nhân lực chuyên môn nghiệp vụ khác cho ngành giáo dục.

ADVERTISEMENT

Ngay khi mới ra đời, từ khóa 62 (tuyển sinh năm 2021), Trường Sư phạm đã tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của các trường phổ thông thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Nghệ An: Tập trung giải quyết tồn tại, khó khăn để phát triển giáo dục, đào tạo toàn diện - ảnh 12


Những hoạt động của Trường đại học sư phạm - Trường Đại học Vinh.

Trường đã đưa các học phần dạy học dự án vào các chương trình đào tạo. Chương trình mỗi ngành sư phạm có 7 học phần dự án được phân bổ trong 8 học kỳ/4 năm học từ năm thứ nhất đến năm cuối, trong đó có 4 học phần khoa học giáo dục và 3 học phần khoa học cơ bản. Sinh viên sẽ được tiếp cận trường phổ thông và chủ động trong việc tổ chức học tập ngày từ học kỳ đầu tiên và thực tập nghề nghiệp ở học kỳ cuối cùng.

Ngoài ra việc cải tiến chương trình đào tạo, gắn dạy học dự án với nghiên cứu khoa học, chính sách đối với giảng viên và sinh viên sư phạm cũng được Trường chú trọng tạo nên luồng không khí mới trong công tác đào tạo giáo viên của Trường Đại học Vinh.

Các chương trình đào tạo của Trường Sư phạm đã và sẽ được kiểm định theo chuẩn Quốc tế và chuẩn quốc gia. Trong số 14 ngành đào tạo sư phạm, có 1 ngành (Sư phạm Toán học) đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AUN-QA), có 3 ngành (Sư phạm Hoá học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học) đã được kiểm định và đạt tiểu chuẩn Quốc gia.

ADVERTISEMENT

Hiện tại, Trường Sư phạm đang thực hiện quy trình kiểm định theo tiêu chuẩn Quốc gia cho 3 ngành học trên.

(Còn nữa)

Vượt hơn 1.000 sáng kiến, cô giáo Nghệ An đạt giải Nhì toàn quốc 'Gặp gỡ giáo viên lớp 1' Vượt lên hơn 1.000 sáng kiến của giáo viên trong cả nước, giải pháp của cô giáo Nguyễn Thị Nhung - giáo viên Trường Tiểu học Hưng Đông (TP. Vinh) vừa được Ban Giám khảo giải thưởng Gặp gỡ giáo viên lớp 1 trao giải Nhì. Đây là...

Chia sẻ