Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Nguy cơ sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông ở Thanh Hóa, Nghệ An

Đời sống 04/10/2022 - 11:18

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An và các cơ quan liên quan chỉ đạo việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tổ chức sơ tán dân khỏi vùng nguy cơ.

Nguy cơ sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông ở Thanh Hóa, Nghệ An - ảnh 1 Cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 324 đẩy bùn đất, vệ sinh tại nhà văn hóa thôn Mỹ Hươn, xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 3-4/10, khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Cảnh báo, mưa dông ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: Cấp 1.

Nguy cơ xảy ra sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đặc biệt tại các huyện: Quan Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa); Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương (Nghệ An). Đề phòng sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 1.

[Mưa lũ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh khiến 8 người thiệt mạng]

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương; đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện việc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh; tổ chức sơ tán người dân khỏi vùng nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Các tỉnh, thành phố bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền để người dân không đánh bắt cá, vớt gỗ và các hoạt động ở các khu vực nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Các địa phương kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết, đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều.

Các địa phương vận hành công trình tiêu úng, bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp và các khu vực đô thị, vùng trũng thấp; chỉ đạo cơ quan truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)