Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Nguyên tắc cần nhớ để tránh lây nhiễm bệnh khi đi bơi

Kinh tế 16/08/2022 - 22:12

Bơi lội có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối.

Theo Cleverland Clinic, nhiều người cho rằng clo trong hồ bơi gây ra tình trạng mắt đỏ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Các chuyên gia cho biết chính nước tiểu và mồ hôi mới là thủ phạm. Chúng liên kết với clo và tạo ra chất kích ứng hóa học.

Sự kết hợp này có thể làm bỏng mắt hoặc gây kích ứng phổi và khiến bạn bị ho. Tuy nhiên, thực tế là clo có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Khi vi khuẩn không được kiểm soát, cho dù trong hồ bơi, công viên nước hay ao, hồ, chúng có thể gây ra các bệnh liên quan đến nước như tiêu chảy và nhiễm trùng da.

Bất chấp những rủi ro này, lợi ích của việc bơi lội vẫn rất đáng cân nhắc. Bơi lội là hình thức tập thể dục thú vị, có lợi cho sức khỏe. Nó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà không gây căng thẳng cho các khớp, đồng thời thư giãn cơ thể. Với trẻ nhỏ, bơi lội giúp chúng hồi phục năng lượng và giảm mệt mỏi vào cuối ngày.

Nguyên tắc cần nhớ để tránh lây nhiễm bệnh khi đi bơi - ảnh 1

Các bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus và hóa chất có thể gây hại sức khỏe. Ảnh: Sheknows.

Bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đơn giản, bạn có thể tiếp tục tận hưởng những lợi ích khi bơi lội mà vẫn luôn khỏe mạnh.

- Không uống nước: Tiến sĩ Susan Rehm, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Cleverland Clinic, cho biết điều quan trọng nhất khi đi bơi là tránh nuốt phải nước.

Hóa chất clo không giết chết tất cả vi trùng ngay lập tức. Bạn luôn có thể đang bơi trong nước bị ô nhiễm. Bể bơi, công viên nước và bồn tắm nước nóng đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có hại. Chỉ cần nuốt một chút nước bị ô nhiễm cũng có thể khiến bạn nhiễm bệnh.

- Tắm trước và sau khi bơi: Mọi người vẫn luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên về điều này. Nhưng liệu nhiều người có thực sự tắm rửa sạch sẽ trước và sau khi vào hồ bơi công cộng không?

Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tiêu chảy là bệnh do nước phổ biến nhất, nhưng danh sách vấn đề liên quan còn bao gồm nhiễm trùng da, tai và vết thương. Theo một báo cáo năm 2013, mỗi người trong chúng ta mang theo 0,14 gam phân vào một hồ bơi. Đó là lý do các chuyên gia luôn cảnh báo điều quan trọng là phải tắm trước và sau khi bơi.

Tiến sĩ Rehm nói: “Tắm tráng và tắm sạch sẽ sau đó. Đặc biệt, bạn cần chú ý rửa tay cẩn thận vì bất kỳ vi khuẩn nào trên tay bạn đều có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn chạm tay vào miệng hoặc thức ăn”.

Chuyên gia này cũng khuyến cáo hãy nghỉ ngơi trong phòng tắm sau mỗi 60 phút bơi lội và đưa trẻ vào phòng tắm nửa giờ một lần để kiểm tra quần hoặc tã của chúng.

- Kiểm tra thời tiết: Nhiều người đi bơi thường không quan tâm đến thời tiết và cách nó ảnh hưởng đến mức độ vi khuẩn trong hồ, sông và suối. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vào những ngày thực sự nóng và sau khi mưa lớn, cả hai đều khiến số lượng vi khuẩn tăng lên.

- Ở nhà nếu bị ốm: Nếu bạn hoặc con bạn bị tiêu chảy, đừng xuống nước. Ngoài ra, bạn không nên bơi khi có vết thương hở trừ khi bạn có thể băng kín vết thương bằng băng không thấm nước.

Hơn 27 năm phát triển tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Lifebuoy là sản phẩm diệt khuẩn bán chạy hàng đầu đã và đang đóng góp vào sứ mệnh phòng chống dịch bệnh. Bằng cách lan tỏa thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân, Lifebuoy hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cả cộng đồng.

Cùng Lifebuoy đánh bay nỗi lo bệnh truyền nhiễm và an toàn chung sống với dịch COVID-19. Lifebuoy chưa? Lifebuoy đi!