Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá

Xã hội 22/03/2023 - 04:26

Hàng chục cây cổ thụ đường kính 50 cm trong rừng phòng hộ đầu nguồn ở Hà Tĩnh và Bình Định bị đốn hạ để lấy gỗ trái phép.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 1
Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 2

Nhiều cây bị đốn hạ, nằm ngổn ngang bên bìa rừng, sát khe suối.

Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê đang quản lý 31.000 ha rừng, trong đó có 2.900 ha giao khoán cho hơn 200 hộ dân bảo vệ, khai thác.

Nhiều cây bị đốn hạ, nằm ngổn ngang bên bìa rừng, sát khe suối.

Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê đang quản lý 31.000 ha rừng, trong đó có 2.900 ha giao khoán cho hơn 200 hộ dân bảo vệ, khai thác.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 3

Ngày 19/3, Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê cử cán bộ đến đánh dấu những cây gỗ bị chặt trái phép, lập biên bản đối với ông Ngô Văn Hạt để báo cáo kiểm lâm và chính quyền xử lý.

Theo thống kê, có gần 20 cây gỗ gồm trồ, sung, dẻ đường kính 8-40 cm, thuộc nhóm 5-8 bị chặt phá, được đánh dấu thứ tự.

Ngày 19/3, Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê cử cán bộ đến đánh dấu những cây gỗ bị chặt trái phép, lập biên bản đối với ông Ngô Văn Hạt để báo cáo kiểm lâm và chính quyền xử lý.

Theo thống kê, có gần 20 cây gỗ gồm trồ, sung, dẻ đường kính 8-40 cm, thuộc nhóm 5-8 bị chặt phá, được đánh dấu thứ tự.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 4

Nhiều cây gỗ được cắt khúc, dài 3-5 m, đường kính 40 cm đang để lại giữa rừng. Một số vị trí khác chỉ còn gốc, thân đã vận chuyển đi nơi khác.

Theo ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê, việc làm của ông Ngô Văn Hạt là vi phạm. Sau khi cơ quan chuyên môn xử phạt, đơn vị sẽ không cho hộ này trồng rừng nữa. Đơn vị này tính toán, sắp tới đưa cây bản địa vào khoảnh rừng vừa bị phá để trồng lại, hoặc là để nó tự tái sinh.

Ông Hải cho biết theo quy định, người dân ký giao khoán với Ban quản lý được cải tạo đất trồng keo, song không được chặt các cây lớn, vì có chức năng phòng hộ. "Do nhân lực mỏng, mỗi trạm bảo vệ rừng chỉ có 3 người nên gần 10 ngày trước mới phát hiện ra sự việc", ông Hải nói.

Nhiều cây gỗ được cắt khúc, dài 3-5 m, đường kính 40 cm đang để lại giữa rừng. Một số vị trí khác chỉ còn gốc, thân đã vận chuyển đi nơi khác.

Theo ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê, việc làm của ông Ngô Văn Hạt là vi phạm. Sau khi cơ quan chuyên môn xử phạt, đơn vị sẽ không cho hộ này trồng rừng nữa. Đơn vị này tính toán, sắp tới đưa cây bản địa vào khoảnh rừng vừa bị phá để trồng lại, hoặc là để nó tự tái sinh.

Ông Hải cho biết theo quy định, người dân ký giao khoán với Ban quản lý được cải tạo đất trồng keo, song không được chặt các cây lớn, vì có chức năng phòng hộ. "Do nhân lực mỏng, mỗi trạm bảo vệ rừng chỉ có 3 người nên gần 10 ngày trước mới phát hiện ra sự việc", ông Hải nói.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 5
 
 
Rừng phòng hộ đầu nguồn ở Hà Tĩnh bị chặt phá

Hiện trường chặt phá cây gỗ tại rừng phòng hộ ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Video: Đức Hùng

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 6

Tại Bình Định, qua kiểm tra Chi cục Kiểm Lâm cũng phát hiện 15 cây gỗ ké, trâm đường kính gốc 15-50 cm, bị cưa trộm từ đầu tháng 3 đến nay. Những cây gỗ này có tuổi đời hàng chục đến 100.

Khu vực rừng bị phá nằm ở xã Canh Liên, thuộc tiểu khu 316 do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh quản lý. Đây là nơi còn rừng gỗ lớn.

Tại Bình Định, qua kiểm tra Chi cục Kiểm Lâm cũng phát hiện 15 cây gỗ ké, trâm đường kính gốc 15-50 cm, bị cưa trộm từ đầu tháng 3 đến nay. Những cây gỗ này có tuổi đời hàng chục đến 100.

Khu vực rừng bị phá nằm ở xã Canh Liên, thuộc tiểu khu 316 do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh quản lý. Đây là nơi còn rừng gỗ lớn.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 7

Những tấm ván gỗ được xẻ từ thân cây bị đốn trái phép. Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh đang phối hợp với cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra sự việc.

Những tấm ván gỗ được xẻ từ thân cây bị đốn trái phép. Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh đang phối hợp với cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra sự việc.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 8

Một khúc gỗ lớn bị cưa ngổn ngang ở hiện trường. Ông Lê Đức Sáu, Phó chi cục Kiểm lâm Bình Định, nhận định đây là hành vi khai thác gỗ trái phép chứ không phải phá rừng. Những người cưa trộm cây chủ yếu là dân địa phương, lấy gỗ để xây nhà, làm quan tài. Họ vận chuyển gỗ trên những con đường tránh nên lực lượng chức năng khó phát hiện.

"Kiểm lâm sẽ phối hợp Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh xác định khối lượng gỗ bị khai thác, nếu trên 7m3 gỗ tròn sẽ khởi tố vụ án", ông Sáu nói.

Một khúc gỗ lớn bị cưa ngổn ngang ở hiện trường. Ông Lê Đức Sáu, Phó chi cục Kiểm lâm Bình Định, nhận định đây là hành vi khai thác gỗ trái phép chứ không phải phá rừng. Những người cưa trộm cây chủ yếu là dân địa phương, lấy gỗ để xây nhà, làm quan tài. Họ vận chuyển gỗ trên những con đường tránh nên lực lượng chức năng khó phát hiện.

"Kiểm lâm sẽ phối hợp Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh xác định khối lượng gỗ bị khai thác, nếu trên 7m3 gỗ tròn sẽ khởi tố vụ án", ông Sáu nói.

Nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ bị chặt phá - ảnh 9

Dấu vết lán trại để lại hiện trường như bếp củi, xoong nồi, quần áo, can nhựa đựng nhiên liệu máy cưa.

Trước đó năm 2017, 60 ha rừng ở huyện An Lão, Bình Định cũng bị phá. Nhiều người bị bắt, khởi tố và một số kiểm lâm bị đình chỉ công tác.

Dấu vết lán trại để lại hiện trường như bếp củi, xoong nồi, quần áo, can nhựa đựng nhiên liệu máy cưa.

Trước đó năm 2017, 60 ha rừng ở huyện An Lão, Bình Định cũng bị phá. Nhiều người bị bắt, khởi tố và một số kiểm lâm bị đình chỉ công tác.

Đức Hùng - Thạch Thảo