Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Những lưu ý cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Tâm sự 25/09/2022 - 21:56

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng xảy ra ở phụ nữ, biểu hiện là sự bất thường, thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt có thể : Đến sớm, đến muộn, kinh không đều, chậm kinh, kinh ít, kinh đen…

Tình trạng kinh nguyệt không đều thường xảy ra ở lứa tuổi ngoài 30 và hầu như tỷ lệ cao trong giới nữ đều gặp phải vấn đề này.Dựa vào những rối loạn về thời gian của chu kỳ thì thường chia rối loạn kinh nguyệt thành:

ADVERTISEMENT

Chu kỳ rối loạn : Là kinh đến sớm hoặc muộn trên 10 ngày, liên tục trong hai chu kỳ kinh trở lên

Kinh nguyệt bị gian đoạn: Tháng có tháng không, thậm chí 3 – 6 tháng mới có một lần kỳ kinh

Biểu hiện tiền mãn kinh là khi phụ nữ có một trong các biểu hiện: Da lão hóa, nám, mụn nội tiết, khô hạn, bốc hỏa, khó ngủ, khó chịu, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt…

Mãn kinh sớm: Là phụ nữ mãn kinh dưới 45 tuổi đã trên 3 tháng mà không có lại

Mãn kinh: Chấm dứt thời kỳ sinh sản, kinh nguyệt của phụ nữ

Những lưu ý cần biết về rối loạn kinh nguyệt - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Mãn kinh sớm là nỗi ám ảnh đáng sợ của nhiều chị em (ảnh minh họa)

Rối loạn kinh nguyệt là điều khó tránh khỏi do tác động của nhiều yếu tố: Lão hóa tự nhiên, chế độ ăn, làm việc, sinh con… tuy nhiên bạn có thể học cách cải thiện bằng cách phối hợp các yếu tố sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dưỡng chất rất quan trọng, chế độ ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể phục hồi và bù đắp lại sự thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình chuyển hóa.

Video đang HOT

Nếu chỉ số khối cơ thể quá cao (thừa cân) hoặc quá thấp (gầy), thì bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý. Không nên ăn kiêng quá hoặc ăn uống mất kiểm soát để mong nhanh chóng hồi phục vóc dáng

Tập thể dục

Tập thể dục là vấn đề nhiều chị em ái ngại, tuy nhiên khoa học đã chứng minh tập thể dục là một cách giúp vóc dáng hoàn hảo, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Nên tập các bài tập yoga hoặc thiền, aerobic… thời gian khoảng 15 – 60 phút mỗi ngày.

ADVERTISEMENT

Cân bằng tâm lý

Bạn đừng cố gánh vác hết mọi việc. Là phụ nữ thông minh, bạn nên biết chia sẻ những khó khăn ấy với chồng của bạn hoặc bố mẹ bạn một cách khéo léo. Hãy dành thời gian khi con ngủ để ngủ cùng con và cân bằng tâm lý tốt nhất, tránh trầm cảm, căng thẳng stress.

Cân bằng tâm lý rất khó nhưng không phải không làm được, khi bạn phức tạp chìm sâu vào tâm trạng xấu thì chỉ làm mọi việc trở nên xấu hơn nên buộc bạn phải thoát ra để giải quyết mọi việc sẽ tốt hơn.

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề

Nhiều phụ nữ ngoài 30 tuổi mắc chứng rối loạn kinh nguyệt do thiếu hụt nội tiết tố nữ..

Nếu chứng rối loạn kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng như: Đau bụng thường xuyên, rong kinh, vùng kín có mùi hôi, nhiều khí hư, huyết trắng, ngứa… thì bạn nên đi khám vì có thể bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý phụ khoa khác như: Viêm nhiễm, nấm, u….

Thiếu hụt nội tiết có thể là yếu tố dẫn đến các bệnh lý phụ khoa:

Thiếu nội tiết gây ra khô hạn, mất cân bằng độ PH dẫn đến mất khả năng chống viêm diệt khuẩn, quan hệ vợ chồng dễ bị trầy xước và viêm nhiễm thường xuyên.

Thiếu hụt nội tiết làm suy giảm chức năng buồng trứng, Progesterone dẫn đến không thể tái tạo niêm mạc dẫn đến chu kì kinh rối loạn, kinh bế tắc hoặc giãn đoạn kinh, mãn kinh sớm…

Ngoài ra thiếu nội tiết chi phối đến quá trình lão hóa da nhanh, nám sạm, tàn nhan, mụn nội tiết, mất cân đối vóc dáng xuống cấp vùng kín, vòng 1

Các triệu chứng sẽ dần xuất hiện: Bốc hỏa, khó ngủ, rụng tóc, tính khí khó chịu nóng nảy…

Như vậy dường như chứng thiếu hụt nội tiết chi phối toàn bộ sức khỏe sức đẹp của phụ nữ chứ không giới hạn ở chứng rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh sớm, giảm chất lượng cuộc sống cho phụ nữ sau mãn kinh.

ADVERTISEMENT

Dù đang có kinh hay mãn kinh thì việc bổ sung nội tiết rất quan trọng cho phụ nữ đang tuổi kinh nguyệt, điều kinh, loại bỏ các triệu chứng khó chịu và giảm các bệnh lý tuổi tác cho phụ nữ đã mãn kinh giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phụ nữ hiện đại thông minh thường dùng các giải pháp hỗ trợ đắc lực như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bổ sung vitamin khoáng chất và hỗ trợ phục hồi nội tiết tố nữ estrogen.

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19: Có cần điều trị không?

Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, chia sẻ: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), định nghĩa hội chứng hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng quay trở lại làm việc cũng như chất lượng sống của người bệnh, và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội.

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có biểu hiện như thế nào?

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19. Ngày càng có nhiều phụ nữ báo cáo rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của họ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề về kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu Covid-19 và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống sinh sản của phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài, rong kinh, hoặc trễ kinh, không có kinh. Bất thường về tính chất máu kinh, như xuất hiện cục máu đông bất thường trong dịch tiết kinh nguyệt của họ.

ADVERTISEMENT

Hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn nhue dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận, mất ngủ, khó tập trung, lơ mơ, trầm cảm, đau đầu, chóng mặt, bức bối của các chi, ngất, đánh trống ngực, táo bón, buồn nôn, nôn,... và mệt mỏi nhiều hơn.

Nguyên nhân là gì?

Mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố sinh dục như estrogen và progesterone, mặt khác virus SARS-COV-2 gây rối loạn đông máu từ đó ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Kèm theo đó là tâm lý lo lắng, căng thẳng, những áp lực bên ngoài tác động trong và sau Covid-19 tác động đến chu kỳ kinh.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý nền trước đó (tăng huyết áp, đái tháo đường...) cũng góp phần ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Những lưu ý cần biết về rối loạn kinh nguyệt - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19 có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường trong máu kinh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Có cần điều trị không?

Theo nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau 1-2 chu kỳ. Tuy nhiên, người bệnh có chu kỳ kinh nguyệt thay đổi kéo dài cần phải loại trừ các bệnh lý sản phụ khoa hay nguyên nhân khác trước khi nghĩ đến do ảnh hưởng của virus SARS-COV-2.

Các bệnh lý thường gặp gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: bệnh lý tử cung như u xơ hay polyp, rối loạn cân bằng nội tiết tố nữ, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư tử cung hay cổ tử cung, một số bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên...

Biện pháp cải thiện

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên đặc biệt là các bài tập thư giãn như thiền, yoga... Giữ tâm lý thật thoải mái, suy nghĩ tích cực. Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

Quan điểm y học cổ truyền về rối loạn kinh nguyệt được mô tả trong các chứng kinh trễ, kinh loạn, bế kinh, thống kinh... Theo y học cổ truyền, kinh nguyệt của người phụ nữ liên quan mật thiết với ngũ tạng, bào cung và hai mạch xung, nhâm. Vì vậy khí huyết mạch xung - nhâm và bào cung mất điều hòa hay chức năng của các tạng rối loạn đều có thể tác động đến nguyệt sự của người phụ nữ.

Ngoài các bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh, có công dụng: bổ huyết, điều khí lý huyết, bổ hư..., y học cổ truyền còn phối hợp với các phương pháp không dùng thuốc như: châm cứu, nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp, dưỡng sinh... vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

Viêm tắc vòi trứng và hậu quả Khi nói đến viêm tắc vòi trứng, rất nhiều chị em lo sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Vậy viêm tắc vòi trứng là gì, nguyên nhân do đâu, ảnh hưởng và cách phòng như thế nào? Vòi trứng còn được gọi là ống dẫn trứng,...

Chia sẻ