Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM

Sức khoẻ 16/08/2022 - 21:01

Phòng khám do các bác sĩ về hưu thuộc Bệnh viện Quân y 175 thành lập từ năm 1995. Thời gian đầu, phòng khám nằm trên đường Phạm Văn Đồng và chỉ có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ, 3 đông y phụ trách. Dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng các thầy thuốc tại đây vẫn miệt mài giúp đỡ người bệnh. Đến năm 2009, phòng khám thuộc phạm

Những y bác sĩ từng chiến đấu dưới bom rơi đạn lạc, dành trọn cuộc đời để phục vụ trong quân ngũ. Đến tuổi nghỉ ngơi, họ lại cùng góp thời gian, công sức để mở phòng khám miễn phí, tiếp tục “hành nghề cứu người”.

ADVERTISEMENT

Một lòng phục vụ người dân

Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Kiệm (phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM), phòng khám nội tổng hợp của các thầy thuốc già đã trở thành địa điểm khám chữa bệnh miễn phí quen thuộc với người dân trên địa bàn suốt hàng chục năm qua.

Phòng khám do các bác sĩ về hưu thuộc Bệnh viện Quân y 175 thành lập từ năm 1995. Thời gian đầu, phòng khám nằm trên đường Phạm Văn Đồng và chỉ có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ, 3 đông y phụ trách. Dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng các thầy thuốc tại đây vẫn miệt mài giúp đỡ người bệnh. Đến năm 2009, phòng khám thuộc phạm vi quy hoạch làm đường nên phải dỡ bỏ.

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Căn phòng nhỏ gần 50m2 đầy ắp thuốc men.

Vì không tìm được nơi phù hợp để xây dựng lại nên các bác sĩ, dược sĩ, lương y cũng đành ngậm ngùi giải tán. Thế nhưng, với cái tâm của người thầy thuốc, các y bác sĩ đã thường xuyên vận động, kêu gọi mọi người chung tay mở phòng khám mới.

Sau nhiều cố gắng, đến năm 2013, lãnh đạo UBND phường 3, quận Gò Vấp đã hỗ trợ một căn nhà nhỏ, Hội Cựu chiến binh phường cùng nhiều nhà hảo tâm góp sức sửa chữa để phòng khám hoạt động trở lại. Đầu năm 2014, phòng khám được Sở Y tế TP.HCM công nhận là một địa điểm khám chữa bệnh chính thức.

“Là người lính Cụ Hồ, được tiếp tục cống hiến cho đất nước và xã hội là niềm vinh dự và hạnh phúc của chúng tôi. Nhiều năm theo nghề, hơn ai hết chúng tôi hiểu được những nỗi đau mà người bệnh phải trải qua. Vậy nên chỉ cần bản thân còn khỏe, còn phục vụ được cho bà con thì chúng tôi vẫn sẽ cố gắng để duy trì phòng khám”, bác sĩ Nguyễn Xuân Đồng, Trưởng phòng khám tâm sự.

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

Các bệnh nhân đến khám đều được phát thẻ ghi số khám bệnh và lưu lại thông tin.

Hiện nay, phòng khám chỉ có 12 bác sĩ, lương y và điều dưỡng đều là cựu chiến binh về hưu phụ trách. Người lớn tuổi nhất gần 80, người ít tuổi nhất cũng ngoài 60. Ấy vậy mà hơn 20 năm qua, họ vẫn ân cần khám chữa bệnh miễn phí mà không cần lương hay bất kỳ khoản trợ cấp nào.

Sáng thứ 5 hàng tuần, bà Nguyễn Thị Vân (55 tuổi, quận Gò Vấp) lại đạp xe đến phòng khám nội tổng hợp để theo dõi căn bệnh cao huyết áp và đau dạ dày của mình. Bà Vân chia sẻ: “Tôi chữa bệnh tại phòng khám đã hơn 2 năm nay. Dù miễn phí nhưng các bác sĩ luôn tận tình tư vấn, hướng dẫn từng li từng tí. Dần dà, bệnh tình của tôi đã thuyên giảm rất nhiều. Nhà cũng khó khăn nên nếu không có phòng khám này tôi không biết phải làm sao”.

Tinh thần người lính Cụ Hồ

Đồng hành với phòng khám từ thiện từ những ngày mới thành lập, lương y Đỗ Văn Thành (67 tuổi, quận Tân Phú) đều đặn đi hơn 10km từ nhà đến phòng khám mỗi tuần. Là người phụ trách châm cứu duy nhất tại đây nên tất cả người dân cần châm cứu đều do ông đảm nhận. Trong năm 2021, ông đã điều trị cho 317 bệnh nhân. Dù bận rộn với cuộc sống riêng, thế nhưng ông vẫn luôn mong muốn đem kiến thức, trình độ y học của mình để có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho những người không may bị bệnh.

Từng phục vụ trong quân y, bác sĩ Phan Xuân Lộc (64 tuổi, quận Gò Vấp) cho biết sau khi nghỉ hưu đã làm việc tại phòng khám hơn 6 năm. Hiểu được công việc có ý nghĩa cao cả, các thành viên trong gia đình ông đều ủng hộ nhiệt tình. Ông tâm niệm: “Đây không chỉ là việc nhân nghĩa giúp đời mà còn mang lại cho tôi niềm vui tuổi già. Tôi và mọi người đều xác định sẽ phục vụ bà con lâu dài, khi nào già yếu, không còn minh mẫn nữa mới thôi”.

ADVERTISEMENT

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 3

Bác sĩ Phan Xuân Lộc thăm khám cho người bệnh.

Bác sĩ Lộc cho hay, phòng khám mở cửa đều đặn từ 8 -11h các ngày thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần. Ngoài việc điều trị các bệnh thông thường như cảm cúm, đái tháo đường, cao huyết áp… phòng khám còn xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt.

Mỗi ngày nơi đây tiếp nhận từ 20 – 30 bệnh nhân. Tuy nhiên, sau gần một năm dài phải đóng cửa do dịch bệnh COVID-19, số lượng người dân đến khám có phần giảm bớt.

Là phòng khám từ thiện nên nguồn thuốc tại đây chủ yếu do các mạnh thường quân, Hội Cựu chiến binh cũng như các bác sĩ đóng góp. Mỗi tuần có khoảng 5 – 7 người đến tặng thuốc. Số thuốc sau khi nhận đều được kiểm tra hạn sử dụng, nhập vào sổ và công khai khi giao ban hằng tuần. Nhờ vậy, dù không đa dạng như bệnh viện nhưng nguồn thuốc khá đầy đủ và không bị gián đoạn.

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Ngoài phục vụ miễn phí các y bác sĩ còn thường góp thêm tiền để duy trì phòng khám

Thấy được sự tận tình và tâm huyết của các y bác sĩ, bà Nguyễn Thị Lan (57 tuổi, sống gần phòng khám) bày tỏ: “Tôi cũng như mọi người ở phường đều rất quý các bác sĩ. Suốt những năm qua, dù nắng hay mưa phòng khám cũng đều đặn mở cửa. Dù địa chỉ khó tìm nhưng bệnh nhân ở các quận, huyện lân cận cũng đến nhiều. Riết thành quen, thấy ai đứng ngó nghiêng tìm nơi khám bệnh là tôi lại ra chỉ đường”.

Trong khoảng thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua, với tinh thần xông pha của người lính Cụ Hồ, các y bác sĩ tại phòng khám đã tham gia hỗ trợ công tác chống dịch, trực tổng đài và tiêm ngừa cho người dân địa phương.

ADVERTISEMENT

Cứu nhiều người thoát khỏi đuối nước, 2 công dân được Chủ tịch nước biểu dương, khen ngợi

Trong thư khen, Chủ tịch nước bày tỏ rất xúc động khi được biết, ngay khi phát hiện người bị đuối nước, ông Nguyễn Hữu Hiền, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và em Nguyễn Văn Dương, học sinh lớp 8, trường THCS Minh Lạc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đều không ngại nguy hiểm, kịp thời lao xuống dòng nước, gắng hết sức mình lần lượt kéo người đuối nước vào bờ, tiến hành sơ cứu, hô hấp nhân tạo và đã cứu sống nhiều người.

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 5

Ông Nguyễn Hữu Hiền, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Hòa dũng cảm cứu 3 thanh niên thoát khỏi đuối nước.

Tôi đánh giá cao hành động của ông Hiền và em Dương, đây là tấm gương về tinh thần quả cảm, nghĩa hiệp, sâu đậm bản sắc văn hóa, yêu thương, có tình có nghĩa của dân tộc Việt Nam, xứng đáng được biểu dương, khen ngợi và lan tỏa trong cộng đồng.

"Tôi tin tưởng ông Nguyễn Hữu Hiền cũng như các thế hệ Cựu Chiến binh cố gắng phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" vẻ vang, tiên phong, gương mẫu, làm tốt việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tin tưởng em Nguyễn Văn Dương và các em học sinh không ngừng phấn đấu, đạt được nhiều thành tích trong học tập, trở thành công dân tốt, hữu ích cho nước nhà", thư khen của Chủ tịch nước viết.

ADVERTISEMENT

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh việc hướng dẫn, khuyến cáo, tập huấn tới từng người dân, từng gia đình và trường nguy cơ đuối nước, những kỹ năng cần thiết để phòng tránh và cách thức xử lý tai nạn đáng tiếc xảy ra, giúp cho cuộc sống an toàn và hạnh phúc.

Với tình cảm chân thành, Chủ tịch nước chúc gia đình ông Nguyễn Hữu Hiền và gia đình em Nguyễn Văn Dương luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Những thầy thuốc ‘không chịu ngồi yên’, 20 năm chữa bệnh miễn phí ở TP.HCM - ảnh 6

ADVERTISEMENT

UBND huyện Cẩm Xuyên tuyên dương, tặng giấy khen cho em Nguyễn Văn Dương. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Như đã đưa tin, vào khoảng 14h30 ngày 24/4/2022, 3 thanh niên gồm L.V.H (SN 1998), N.Q.Đ (SN 2004, cùng trú xã Thanh Hòa, huyện Thanh Chương) và L.V.T (SN 1999, trú huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) rủ nhau ra khu vực bãi Trận, sông Giăng, đoạn chảy qua địa bàn xã Thanh Hòa để tắm mát.

Trong lúc tắm, 3 thanh niên bị dòng nước cuốn ra xa, đuối nước. Phát hiện sự việc, ông Nguyễn Hữu Hiền (SN 1969, trú xóm Đồng Hòa, xã Thanh Hòa), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thanh Hòa đã kịp thời bơi ra cứu các nạn nhân vào bờ, tiến hành sơ cứu, hô hấp giúp các nạn nhân qua cơn nguy kịch.

Sau khi nắm bắt được thông tin, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đã tặng giấy khen, biểu dương, ghi nhận tinh thần dũng cảm của ông Nguyễn Hữu Hiền đã có hành động dũng cảm cứu người thoát khỏi đuối nước.

Trước đó, vào khoảng 16h ngày 23/4, trong lúc tắm kênh N1, hệ thống thủy lợi sông Rác (thuộc địa bàn xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), 2 em V.T.A và L.T.D (cùng SN 2010, trú cùng địa phương) không may bị đuối nước.

Khi nghe tiếng kêu cứu, em Nguyễn Văn Dương (học sinh lớp 8D, trường THCS Minh Lạc, huyện Cẩm Xuyên) vội chạy ra, lao mình xuống dòng kênh N1 cứu được 2 em nhỏ lên bờ.

Bằng các kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn đuối nước, em Dương đã cùng người dân tiến hành ép ngực, hô hấp nhân tạo và cứu sống được các nạn nhân.

Trồng thứ cây cảnh gì mà ra hoa cản không kịp, có cây cao cấp ông nông dân Bến Tre bán được tới 50-70 triệu? Nhà anh có trồng nhiều hoa giấy. Anh hay giúp người, ấy là anh...Ba Rua", ông Văn Công Thuận, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Ngãi (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) hát vui, nói với tôi về CCB Nguyễn Văn Rua sản...

Chia sẻ