Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

PGS-TS Phạm Văn Tình: ''Mở rộng thêm biên độ nghiên cứu Việt Nam học''

Văn hoá 18/08/2022 - 13:21

Sáng 13/8 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học đã chính thức ra mắt, với các nhiệm vụ và biên độ nghiên cứu mới. Nhân sự kiện này, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) phỏng vấn PGS-TS Phạm Văn Tình, người vừa được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học tại TP.HCM, kiêm Giám đốc Trung tâm Việt Nam học tại Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học của Viện Nghiên cứu Việt Nam học, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
* Thưa PGS-TS Phạm Văn Tình, trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều khoa hoặc bộ môn về Việt Nam học. Viện và trung tâm của ông sẽ có những tiếp nối và khác biệt nào?
- Rất nhiều nước trên thế giới có chuyên ngành nghiên cứu liên quan tới một quốc gia (đất nước học - country studies). Môn học này thường lấy tên quốc gia đó để đặt, như Hoa Kỳ học (American studies), Pháp học (French studies), Nga học (Russian studies)… Việt Nam học (Vietnamese studies) cũng đã có ở một vài nơi trên thế giới, mà cũng khá lâu rồi (ví dụ Hoa Kỳ đã có Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học từ thời Chiến tranh Việt Nam). Tuy nhiên, ở Việt Nam, mãi tới những năm đầu thế kỷ 21 (2000 - 2001) thì ngành khoa học này mới được nhiều người quan tâm và được nhà nước chấp nhận triển khai nghiên cứu.
PGS-TS Phạm Văn Tình: ''Mở rộng thêm biên độ nghiên cứu Việt Nam học'' - ảnh 1 PGS-TS Phạm Văn Tình
Từ đó đến nay, Việt Nam học đã thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm, đi sâu tìm hiểu. Hiện nay, đã có Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) chuyên nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Việt Nam học. Ngoài ra, còn có hơn 80 trường cao đẳng và đại học trong cả nước đưa môn Việt Nam học vào giảng dạy.
Trung tâm Việt Nam học mới thành lập là một tổ chức nghiên cứu mới (của Viện Nghiên cứu Việt Nam học - thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) có vai trò “mở rộng biên độ” nghiên cứu Việt Nam học.
* Ông có thể cho biết những nội dung nào mà Trung tâm này quan tâm, nghiên cứu?
- Môn đất nước học đi sâu tìm hiểu một quốc gia - dân tộc với nhiều bình diện như chính trị, địa lý, lịch sử, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo - tín ngưỡng… Nhưng khác với các ngành khoa học tương ứng (chính trị học, địa lý học, sử học, văn học, ngôn ngữ học, kinh tế học…) nghiên cứu những vấn đề rộng, phổ quát, liên quan tới từng bộ môn, các chuyên ngành của Đất nước học sẽ nghiên cứu, khai thác, lý giải những nét đặc trưng làm nên tổng thể, quốc hồn quốc tuý của quốc gia đó.
PGS-TS Phạm Văn Tình: ''Mở rộng thêm biên độ nghiên cứu Việt Nam học'' - ảnh 2 Chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học
* Như thế thì rất rộng phải không ạ?
- Rất rộng. Có cảm giác như Việt Nam học bao quát mọi ngành khoa học. Đúng ra, Việt Nam học là một ngành khoa học liên ngành. Bởi khác với mọi môn khoa học có tính độc lập riêng, Việt Nam học phải phối kết hợp những ngành liên quan để có một dữ liệu nghiên cứu “cần và đủ”, nếu không sẽ giống như “thầy bói xem voi”. Chẳng hạn, nghiên cứu về tiếng Việt không thể không xem xét những nhân tố của cả tiến trình lịch sử chi phối (ngôn ngữ học lịch sử), hoặc các nhân tố địa lý, vùng miền ảnh hưởng tới phương ngữ, thổ ngữ, biệt ngữ… Tuy nhiên, Việt Nam học không phải là “ông trùm” bao quát toàn bộ như bách khoa toàn thư, nó có những định hướng nhất định.
* Ông có thể nói cụ thể hơn?
- Mọi môn khoa học đều phải bắt nguồn từ thực tiễn. Đất nước học phục vụ cho các cư dân của đất nước đó. Người Hoa Kỳ nghiên cứu về nước Hoa Kỳ, hẳn rồi. Nhưng người Hoa Kỳ cũng nghiên cứu về các đất nước khác để phục vụ cho chính cư dân các nước này đang sống, học tập trên đất nước của họ. Chẳng hạn, họ có chuyên ngành Mexico học, Trung Quốc học, Tây Ban Nha học, Nhật học, Hàn Quốc học, Việt Nam học… bởi cư dân các nước này đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong dân số nước Hoa Kỳ.
Trong môn đất nước học, sẽ có những vấn đề đáng quan tâm hơn được ưu tiên. Trong Chiến tranh Việt Nam, người Hoa Kỳ lưu ý tới địa lý, chính trị, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo… hơn các môn khác. Ở Anh, môn Trung Quốc học đi sâu vào lịch sử, chính trị - tư tưởng, văn hóa… Tôn giáo học (cụ thể là khoa học đạo Hồi) là nhánh nghiên cứu được tập trung nhiều nhất của các nước phương Tây gần đây, nhất là sau vụ khủng bổ 11/9/2001.
PGS-TS Phạm Văn Tình: ''Mở rộng thêm biên độ nghiên cứu Việt Nam học'' - ảnh 3
* Vậy thì về ưu tiên, Việt Nam học của chúng ta tập trung vào những vấn đề gì?
- Như tôi đã nói, các kết quả nghiên cứu của Việt Nam học giúp cho chúng ta (người Việt Nam) và người nước ngoài hiểu rõ được những nét làm nên “hồn cốt” của con người Việt Nam. Quốc văn, quốc sử, quốc ngữ là “hạt nhân” của hồn cốt đó. Vậy những vấn đề lịch sử, văn học, ngôn ngữ cần đi đầu.