Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Phân định trách nhiệm trong xây dựng, quản lý đề thi trung học phổ thông

Giáo dục 01/07/2022 - 01:07

Còn hơn một tuần nữa kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 sẽ diễn ra (ngày 7 và 8/7). Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và cơ sở giáo dục đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị, phối hợp, sẵn sàng tổ chức kỳ thi theo kế hoạch

Phân định trách nhiệm trong xây dựng, quản lý đề thi trung học phổ thông - ảnh 1

Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại điểm thi Trường THPT Văn Lãng (huyện Văn Lãng). (Ảnh: TTXVN)

Để kỳ thi diễn ra an toàn, đáp ứng yêu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các địa phương, các cơ sở giáo dục đã tăng cường các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhất là công tác ra đề thi và thanh tra, kiểm tra kỳ thi.

Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất

Đến thời điểm này, khoảng 160 trường học tại thành phố Hồ Chí Minh được chọn làm điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 đã chuẩn bị sẵn sàng. Năm nay, thành phố Hồ Chí Minh có hơn 85.700 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó thí sinh giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do là 3.560 em. Mỗi quận, huyện bố trí từ một đến ba điểm thi dự phòng và mỗi điểm thi có từ ba phòng dự phòng để xử lý các trường hợp bất thường. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh huy động hơn 12.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia coi thi và hơn 1.700 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi. Theo Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh Võ Thiện Cang, Sở đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi. Các địa điểm sao in đề thi, lưu trữ bài thi, thiết bị camera giám sát, tập huấn công tác coi thi… được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch phối hợp các sở, ngành liên quan như: Công an, Y tế, các đơn vị liên quan để hỗ trợ và phục vụ kỳ thi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã điều động gần 13.500 cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi thi; gần 600 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra công tác coi thi. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, để bảo đảm khách quan trong khâu coi thi, thí sinh trong một quận, huyện, thị xã được bố trí thành một cụm thi; cán bộ coi thi không được coi thi học sinh của trường mình; trưởng điểm thi và phó trưởng điểm thi không cùng một đơn vị, mỗi phòng thi có hai cán bộ coi thi ở hai trường phổ thông khác nhau. Thành phố cũng đã xây dựng phương án dự phòng để chủ động ứng phó với dịch Covid-19 và các tình huống phát sinh. Tại mỗi cụm thi đều bố trí hai điểm thi dự phòng; mỗi điểm thi có hai phòng thi dự phòng.

Trong khi đó, theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang Bạch Đăng Khoa, địa phương có 37 điểm thi. Hội đồng thi tổ chức in sao đề thi, đóng túi niêm phong. Thời gian tổ chức in sao đề thi sẽ được thực hiện từ ngày nhận đề thi gốc từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến ngày 4/7. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại các điểm thi và địa điểm đặt ban chấm thi được triển khai đúng quy định; bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Cô giáo Huỳnh Thị Hòa Bình, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Lạng Giang số 1 (Lạng Giang, Bắc Giang) cho biết, trường đã chuẩn bị tủ đựng đề thi, bài thi; các loại biên bản cho công tác coi thi; điện thoại cố định có loa ngoài tại phòng làm việc của điểm thi; camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động…

Điểm mới của kỳ thi năm nay là các hội đồng thi bố trí nơi bảo quản vật dụng của thí sinh cách phòng thi tối thiểu 25 mét, tuy nhiên một số địa phương khó khăn trong thực hiện quy định này. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, ngành giáo dục đã có đợt tập dượt quy định nêu trên khi áp dụng tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua. Vì vậy, công tác này sẽ diễn ra thuận lợi tại các điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới. Còn ngành giáo dục thành phố Hà Nội lại cho rằng, nhiều điểm thi không đủ diện tích và điều kiện triển khai. Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Hà Nội chủ động có phương án thực hiện để bảo đảm an toàn nhất và tránh gây khó khăn cho thí sinh.

Phân định rõ trách nhiệm

Cơ bản kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 giữ ổn định như năm 2021. Đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, phụ trách các vấn đề chung về chính sách, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi; chịu trách nhiệm về đề thi; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi… Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi của địa phương.

Video đang HOT

Trong nhiều công việc chuẩn bị, công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi có vai trò quan trọng trong kỳ thi. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi được thực hiện nguyên tắc độc lập và phân định rõ trách nhiệm giữa các khâu trong xây dựng, quản lý như: biên soạn, biên tập, thẩm định, định cỡ, lựa chọn và nhập dữ liệu câu hỏi. Thực hiện rà soát ma trận đề thi của tất cả 15 môn thi, bảo đảm nội dung đề thi nằm trong chương trình trung học phổ thông, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 các năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022 sẽ không đưa vào đề thi năm nay.

Nhằm bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, chất lượng, việc chuẩn bị cho công tác thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi năm nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương lên kế hoạch kỹ càng. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận cho biết, bên cạnh việc bảo đảm các yếu tố bảo mật đề thi, bài thi tại nơi in sao, ngành giáo dục đã chuẩn bị đầy đủ cán bộ giám sát, coi thi, chấm thi, thanh tra tại 30 điểm thi. Từ ngày 25/6 đến 5/7, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng triển khai tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật coi thi, giám sát thi, thanh tra thi, chấm thi trắc nghiệm cho tất cả cán bộ, giáo viên tham gia.

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Đức Cường cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra thi năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021 nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông những năm gần đây đều có sự tham gia của các lực lượng thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương phối hợp lực lượng này để tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng: Phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, mục tiêu, phương pháp, trách nhiệm của từng đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi. Sự phối hợp này đã phát huy hiệu quả đáng kể, tránh chồng chéo, tận dụng tối đa nguồn lực chuyên môn.

Nghiêm túc, an toàn, chất lượng là mục tiêu mà kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 hướng đến. Mục đích của kỳ thi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để tuyển sinh. Với tính chất quan trọng đó của kỳ thi đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành giáo dục và các địa phương để bảo đảm mục tiêu đã đề ra.

Phân định trách nhiệm trong xây dựng, quản lý đề thi trung học phổ thông - ảnh 2

Ôn tập cho học sinh lớp 12 tại Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông số 2 (tỉnh Nghệ An). (Ảnh: MỸ HÀ)

Khởi tố 2 bị can liên quan đến vụ đề thi Sinh: Có xem xét lại kết quả thi?

Ngày 10/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến đề thi môn Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.

Trao đổi với báo chí liên quan đến sai phạm xây dựng ngân hàng đề thi Sinh học năm 2021, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy được rằng, mới đây, có một số cá nhân đã bị khởi tố. Tuy nhiên, điều mà tôi cảm thấy hơi đáng tiếc, đó là xử lý việc này hơi dài.

Tôi cũng có thể nói thêm, nếu như không có sự vào cuộc rất quyết liệt của các Đại biểu Quốc hội, thì có lẽ sự việc chưa chắc đã được xử lý đến nơi đến chốn. Bởi vì, sau khi phát hiện sự bất thường của đề thi môn Sinh học, một số giáo viên ở Hà Nội đã có ý kiến, đã gửi ý kiến kiến nghị lên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phân định trách nhiệm trong xây dựng, quản lý đề thi trung học phổ thông - ảnh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: quochoi.vn).

Tuy nhiên, sau một thời gian không có kết quả, các giáo viên này tiếp tục gửi ý kiến kiến nghị đến các Đại biểu Quốc hội. Nhờ có sự vào cuộc, lên tiếng của các Đại biểu Quốc hội, đặc biệt, đề nghị cơ quan chức năng phải có sự xem xét, vào cuộc, trả lời cho nhân dân, thì tất cả mọi việc mới dần được hé lộ và sáng tỏ".

Nữ Đại biểu cũng bày tỏ: "Trước tiên, tôi cũng rất thông cảm và chia sẻ với ngành giáo dục. Bởi vì trong những năm gần đây, dường như rất nhiều vụ việc tiêu cực của ngành, mà có những vụ việc phải nói là rúng động, khiến rất nhiều cử tri, nhân dân cả nước quan tâm.

Thực ra, lĩnh vực nào, ngành nào cũng vẫn sẽ có những việc chưa đúng, nhưng tại sao, những tiêu cực của ngành giáo dục lại luôn được quan tâm rất nhiều?".

"Bởi lẽ, ảnh hưởng của giáo dục đối với nhân dân là rất lớn, khi mà hầu như nhà nào cũng có người đi học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Và đã có con em đi học thì đều phải quan tâm đến những vấn đề trong ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, truyền thống của người Việt Nam là "tôn sư trọng đạo", nên kỳ vọng vào ngành giáo dục rất lớn. Nhân dân luôn luôn kỳ vọng có một môi trường giáo dục thanh khiết, vô nhiễm với tất cả những tiêu cực ngoài xã hội. Đương nhiên, nhân dân càng trân trọng và kỳ vọng nhiều, khi xảy ra bất kỳ tiêu cực nào, dư luận sẽ vô cùng quan tâm. Thậm chí, chỉ một tiêu cực xảy ra trong một phạm vi rất nhỏ, nhưng cũng có tác động đến tâm lý xã hội" - Đại biểu lý giải.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ: "Trong thời gian qua, tôi thực sự cảm thấy vô cùng đáng tiếc, khi liên tiếp xảy ra những sai phạm, đặc biệt liên quan đến vấn đề thi cử. Chúng ta đang hướng đến sự minh bạch trong giáo dục, nhưng nếu có sự sai phạm, có sự không minh bạch, cần phải xem xét thận trọng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cá nhân tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có sự chậm trễ. Nếu như vào cuộc sớm hơn, xử lý một cách tích cực hơn, không kéo dài như thế, dư luận xã hội cũng sẽ bớt phần gay gắt và hoang mang.

Chúng ta đang chuẩn bị đứng trước một kỳ thi nữa, mà sai phạm chưa được xử lý dứt điểm thì niềm tin của phụ huynh, niềm tin của cử tri cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Vậy nên tôi cũng rất mong muốn, nếu có sai phạm, có dư luận lên tiếng thì chúng ta sẽ tích cực vào cuộc sớm, như thế sẽ sớm có câu trả lời, nhân dân yên tâm hơn rất nhiều".

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, có một vấn đề nhiều phụ huynh lo ngại, nếu ngân hàng đề thi bị can thiệp, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi của thí sinh đặc biệt khối B trong năm qua.

"Rõ ràng, bây giờ chưa có câu trả lời cuối cùng cho vụ việc, chúng ta mới bắt đầu khởi tố, và đến khi xử lý dứt điểm, rốt ráo, tôi nghĩ rằng còn một khoảng thời gian nữa với rất nhiều thủ tục, rất nhiều trình tự khác nhau.

Nhưng đã khởi tố bắt tạm giam một số đối tượng thì chắc chắn có sự bất bình thường, vi phạm ở đây... Vậy, có sự vi phạm thì đặc biệt trong việc ra đề thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi của thí sinh. Còn ảnh hưởng như thế nào và xử lý ảnh hưởng ra sao, cần phải có sự cân nhắc tính toán,

Tương tự vụ việc xảy ra vi phạm ở một số địa phương như Hòa Bình, sơn La, Hà Giang cách đây mấy năm, một số thí sinh được nâng điểm, "đỗ oan" vào các trường đại học, thì cũng sẽ có thí sinh "trượt oan". Khi đó, chấm lại bài thi và đối chiếu đã khiến nhiều thí sinh đã được nâng điểm trước đó đều không còn là sinh viên của các trường đại học.

Vì vậy, tương tự trong vụ việc này, nếu như chúng ta chỉ xử lý những người vi phạm, không xử lý đến việc ảnh hưởng kết quả thi như thế nào thì sẽ không đảm bảo sự công bằng. Trong kỳ thi, đặc biệt là khi kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông lại được sử dụng làm kết quả xét tuyển đại học, lộ đề thi cũng sẽ khiến một số thí sinh "trượt oan". Tức là, cơ hội của các em học sinh học thật thi thật đôi khi lại bị đánh mất vì những em học sinh mà điểm thi thực sự chưa đạt điểm đỗ, nhưng vì lý do này, lý do khác lại đủ điểm đỗ.

Chính vì vậy, tôi cho rằng, phải xử lý một cách triệt để từ hai phía, để đảm bảo sự công bằng và đảm bảo tính răn đe" - nữ Đại biểu phân tích.

Bên cạnh đó, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải nhìn nhận lại: Thứ nhất, xem các chế tài đã đủ mạnh chưa? Thứ hai, cần xem lại toàn bộ quy trình và phương pháp quản lý... Để liên tiếp xảy ra những sai phạm như vậy, phải chăng, có những kẽ hở mà kẻ gian có thể lợi dụng được?

Chúng ta phải xem xét, rà soát lại toàn bộ, đặc biệt trong quy trình xây dựng, quản lý ngân hàng thi, tổ chức và chấm thi..., xem sơ hở ở khâu nào, chỗ nào có thể dễ dàng "lách luật" và lợi dụng để sai phạm.

Nếu không, chúng ta chỉ có thể xử lý được "phần ngọn", nghĩa là cứ phát hiện sai phạm thì xử lý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, cho dù chúng ta có xử lý bao nhiêu sai phạm, thì tôi tin chắc rằng, không phải 100% sai phạm đều bị phát hiện và xử lý nếu như chúng ta vẫn còn để "lỗ hổng".

Theo tôi, việc rà soát lại là rất quan trọng và phải làm ngay lập tức. Hàng rào bảo vệ có vững chắc thì chúng ta mới có thể ngăn chặn được nguy cơ. Còn nếu như chúng ta không quan tâm đến hàng rào bảo vệ, không quan tâm xem có thể "lách luật" ở đâu, bị lợi dụng ở đâu... thì mãi mãi không thể xử lý triệt để".

TPHCM: Chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, bảo đảm tuyệt đối an toàn, trung thực Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022 - 2023 trên địa bàn TP. Thí...

Chia sẻ