Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Giới trẻ 09/12/2022 - 10:58

Tỉnh Đắk Nông xác định, chăm lo cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các vùng, khu vực

Nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ

ADVERTISEMENT

Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 49.000 học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS), đang theo học tại các cấp học từ mầm non đến THPT. Đối với các cấp học khác nhau, học sinh là người DTTS đều được quan tâm, tạo mọi điều kiện để được học tập tốt nhất.

Điển hình như thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều trường học phải tổ chức học online. Hình thức học trực tuyến đã gây khó khăn cho các trường có nhiều học sinh DTTS, trường vùng sâu, vùng xa, khi phương tiện học tập của học sinh còn thiếu.

Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Hàng ngàn máy tính, điện thoại thông minh, sim 4G đã được trao tận tay học sinh trong đợt dịch Covid-19

Trước tình trạng này, ngành giáo dục Đắk Nông cùng các cấp chính quyền địa phương đã chung tay thực hiện tốt chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ học sinh DTTS được học online. Hàng ngàn máy tính, điện thoại thông minh, sim 4G đã được trao tận tay học sinh, giúp các em “tiếp tục lên lớp” trong điều kiện vừa phòng chống dịch, vừa dạy học.

Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025″ được ngành giáo dục triển khai mạnh mẽ.

Đến nay, 100% các trường mầm non, tiểu học có học sinh DTTS thực hiện tăng cường chuẩn bị tiếng Việt, bảo đảm trẻ nói thành thạo, giao tiếp được bằng Tiếng Việt, nói đủ câu, diễn đạt đủ ý và nghe, hiểu, viết tốt, phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi.

Chất lượng giáo dục mầm non của các xã vùng DTTS được nâng lên và có nhiều chuyển biến tích cực. 100% trẻ 5 tuổi được ăn bán trú ở trường và được học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục mầm non. Cuối năm học, hầu hết số trẻ 5 tuổi DTTS đều có khả năng sử dụng Tiếng Việt lưu loát, rõ ràng hơn so với đầu năm.

Video đang HOT

Chất lượng giáo dục tiểu học đối với học sinh DTTS ngày càng được nâng lên. Các trường vùng sâu duy trì được sĩ số học sinh, tỷ lệ bỏ học giảm dần qua từng năm.

ADVERTISEMENT

Bên cạnh việc bảo đảm dạy, học hệ thống trường, lớp học ở các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS cũng được chú trọng đầu tư, xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông có 7 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT cấp huyện và 1 trường THPT dân tộc nội trú cấp tỉnh, với trên 64 lớp và trên 1.830 học sinh DTTS.

Đến cuối năm học 2021-2022, số học sinh DTTS được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú chiếm khoảng 10% so với học sinh DTTS cấp THCS và THPT của toàn tỉnh Đắk Nông.

Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 2

Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao

Chung tay chăm lo học sinh Dân tộc thiểu số

Ngoài tạo điều kiện cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, hỗ trợ Tiếng Việt, ngành giáo dục Đắk Nông chú trọng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chế độ, chính sách cho học sinh DTTS, với việc hàng năm cấp phát đầy đủ sách giáo khoa, vở viết, hỗ trợ tiền ăn…

Nhờ quan tâm hỗ trợ tích cực về mọi mặt nên chất lượng giáo dục học sinh DTTS ngày càng chuyển biến.

Kết quả học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú xếp loại trung bình trở lên ngang bằng với tỷ lệ mặt bằng chung của tỉnh. Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú có 16,72% học sinh cấp tiểu học đạt kết quả học tập được khen thưởng trở lên; cấp THCS có 29,42% học sinh đạt khá, giỏi; cấp THPT có trên 57% học sinh đạt khá, giỏi.

ADVERTISEMENT

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Thời gian tới, cùng với tập trung đổi mới phương pháp dạy học, toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của tỉnh.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông cũng cho rằng, do điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn nên cần có sự chung tay của các nhà hảo tâm, toàn xã hội hỗ trợ học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn sẽ được chú trọng, bảo đảm không học sinh nào bị bỏ lại phía sau.

Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong đó, chú trọng phát triển giáo dục mầm non - cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của đồng bào DTTS.

Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 3

Giáo dục mầm non vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục với mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Chính vì vậy, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng cho trẻ em. Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3-4 tuổi đặt ra nhiều thách thức đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

ADVERTISEMENT

Tính đến cuối năm học 2021 - 2022, cả nước có 30.786 cơ sở giáo dục mầm non (15.401 trường mầm non, 15.385 cơ sở giáo dục mầm non độc lập). Có 995.821 lượt trẻ mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với kinh phí 1.170 tỷ đồng; 28.837 giáo viên được hưởng chính sách đối với giáo viên dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt với tổng kinh phí 561 tỷ đồng...

Theo thống kế, số trường vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ 23% tổng số trường mầm non toàn quốc. Các trường này chủ yếu nằm ở vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới, hải đảo. Trong năm qua, giáo dục mầm non vùng khó khăn có chất lượng còn thấp, tỷ lệ chuyên cần thấp, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp thấp, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ. Việc phổ cập giáo dục mầm non gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường có số trẻ ít nên khó bố trí giáo viên đứng lớp, cơ sở vật chất thiếu thốn.

Trước những khó khăn này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với ngành giáo dục và các cơ quan chức năng của từng địa phương thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với các trường mẫu giáo công lập trên địa bàn tỉnh, phường xã, thị trấn hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non tại địa phương theo Luật Giáo dục, như: chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non, thực hiện nghiêm quy định về chuyên môn, tổ chức quản lý tốt trẻ em, quan tâm, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; đảm bảo đủ số lượng phòng học, công trình vệ sinh, nước sạch đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên mầm non; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận, ngành Giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể phát động, triển khai, góp phần tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

ADVERTISEMENT

Rút ngắn khoảng cách trong giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Lào Cai tiên phong trong việc phổ cập giáo dục mầm non (Ảnh: Laocai.gov.vn)

Tại Lào Cai - địa phương tiên phong trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tỉnh đã tạo mọi điều kiện, nguồn lực để huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non. Lào Cai đã triển khai thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, tính đến tháng 8/2022, toàn tỉnh có 197 trường mầm non, 58.507 trẻ em đến trường, lớp; tỉ lệ huy động nhà trẻ đạt 27,8%, mẫu giáo đạt 96,9%; trong đó: huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%; trẻ mẫu giáo 4 tuổi đạt 98,0%, mẫu giáo 3 tuổi đạt 95,5%. Tỉnh Lào Cai và 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đặt mục tiêu: Giai đoạn 2023-2024 công nhận mới 90 xã, phường, thị trấn; nâng tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi lên 148/152, đạt 97,3%; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi; quý I/2025, tỉnh Lào Cai đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như một số quy định, cơ chế, chính sách chưa được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu; nhiều trường mầm non phải bố trí vượt quá số điểm trường quy định và khoảng cách giữa các điểm xa nhau; thiếu nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ...

Để đạt những mục tiêu đã đề ra, ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong việc tuyển dụng giáo viên mầm non; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuẩn cho giáo viên; hoàn thiện mạng lưới trường lớp; xây phòng học mới và mua sắm thiết bị dạy học; đồng thời giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tầm vóc cho trẻ.

Tại tỉnh Điện Biên, thực hiện Nghị định số 105 của Chính phủ, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND Quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn.Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ trẻ em. Cụ thể, năm học 2021-2022, có hơn 36.600 trẻ em được hỗ trợ tiền ăn trưa với kinh phí hỗ trợ trên 47 tỷ đồng. Hỗ trợ nhân viên nấu ăn đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ người DTTS trong 2 năm học 2020-2021, 2021-2022 hơn 14 tỷ đồng.

Trong suốt những năm qua, tỉnh Bắc Kạn, nơi có DTTS chiếm gần 90%, luôn triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng DTTS : Thực hiện tốt việc huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, góp phần duy trì vững chắc các tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; 100% trẻ em 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non

ADVERTISEMENT

Những khó khăn trong giáo dục mần non nói riêng và các cấp học nói chung ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là vấn đề kinh phí mà với điều kiện địa hình hiểm trở, nhiều địa bàn vùng núi cao, giao thông không thuận lợi, nhiều nơi đường đất, dốc đứng, vùng hải đảo xa đất liền, dân cư sống rải rác đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập mạng lưới trường, điểm trường mầm non. Do vậy, mặc dù giáo dục mầm non vùng khó khăn được quan tâm đầu tư, nhưng mới chỉ thu hút được 59,1% trẻ em đến trường,

Thời gian tới, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng bền vững, ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng khó khăn; việc đề xuất xây dựng hệ thống nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của các ban ngành, địa phương, cấp ủy chính quyền các cấp và toàn xã hội./.

Cần mở rộng trường lớp, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ngày 24/11, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do bà Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về tình hình triển khai, kết quả thực hiện một số chính sách...

Chia sẻ