Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa

Giáo dục 16/08/2022 - 22:23

Sản phẩm sợi kháng khuẩn ChicSafe an toàn và thân thiện với môi trường được nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tạo ra bằng cách tái sinh từ sự kết hợp giữa dầu sầu đâu và hạt nano chitosan lên sợi dứa. Đầu tháng 8-2022, nhóm ChicSafe đã được Công ty Mistshiu Chemical đầu tư 2.500 SGD để phát triển

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Nhóm ChicSafe cùng giảng viên hướng dẫn giới thiệu sản phẩm sợi kháng khuẩn – Ảnh: THY HUYỀN

Đầu tháng 8-2022, nhóm ChicSafe đã được Công ty Mistshiu Chemical đầu tư 2.500 SGD để phát triển sản phẩm này. Nhóm cũng tiếp tục thắng lớn với giải nhì cuộc thi Bách khoa Innovation 2022 cùng nhiều cơ hội tiếp cận doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ý tưởng từ hàng tấn dứa đổ bỏ

Nhóm ChicSafe có bốn thành viên: Lê Việt Yên Chi, Nguyễn Minh Nghiêm, Phạm Thị Phương Minh, Lê Đình Huân. Tháng 6-2021, thời điểm nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, Phạm Thị Phương Minh xót xa khi thấy cảnh bà con nông dân quê mình phải đổ bỏ hàng tấn dứa vì không thể xuất khẩu. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Phương Minh nghĩ ngay đến việc tận dụng sợi dứa để phát triển thành vải kháng khuẩn, liền trao đổi ý tưởng này với PGS.TS Lê Thị Kim Phụng – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa – để được hỗ trợ và lập nhóm nghiên cứu.

Để từ quả dứa trở thành vải kháng khuẩn là bài toán khó. Chuỗi ngày ăn ngủ với phòng thí nghiệm bắt đầu, cả nhóm sắp xếp thời gian để cùng tìm ra lời giải đáp.

Video đang HOT

Cả nhóm phân chia nhau tìm cách đọc tài liệu, và lời giải đáp đã được hé mở khi nhận ra nguồn nguyên liệu để thực hiện nghiên cứu trong nước khá lớn. “May mắn ở phòng thí nghiệm đã được trang bị tất cả các vật liệu cần thiết để tụi mình nghiên cứu”, Lê Việt Yên Chi – trưởng nhóm – cho biết.

Sợi vải kháng khuẩn công nghệ cao

ADVERTISEMENT

Theo nhóm, chitosan thu được từ vỏ tôm là một vật liệu tuyệt đối an toàn, có tính tương hợp sinh học đã được khoa học chứng minh. Dầu sầu đâu được ghép trong chitosan để tăng cường các đặc tính kháng khuẩn và thậm chí ngăn ngừa một số loại virus. Sợi lá dứa dường như là vật liệu nổi bật được coi là chất thay thế dồi dào và khả thi cho sợi tổng hợp đắt tiền và không thể tái sử dụng.

Ba loại vật liệu này tưởng như không có gì liên quan đến nhau, nhưng đã cho ra kết quả khá bất ngờ, tạo nên một loại vải kháng khuẩn có công nghệ cao. Đặc biệt, đối với khẩu trang đều không thể giặt và tái sử dụng, không thể phân hủy được. Trên thực tế, chúng ngăn ngừa vi khuẩn nhưng không chống vi khuẩn.

ChicSafe là một giải pháp thay thế bền vững cho người tiêu dùng đang tìm kiếm một sản phẩm độc đáo và thân thiện với môi trường. Vì dầu sầu đâu kết hợp hạt nano chitosan là một thành phần được tích hợp sẵn trong Chicsafe, nên các chức năng kháng khuẩn của vải hoạt động hiệu quả trong thời gian dài.

“Hiện tại, phần lớn các nguồn tài nguyên sử dụng trong ngành dệt may như sợi cotton và polyester, đang có nguồn cung hạn chế và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Đây là lý do ChicSafe được sinh ra – sản phẩm được cải tiến phù hợp với một tương lai xanh và sạch hơn. Quá trình thử nghiệm ở phòng thí nghiệm và sau khi giặt trên 30 lần, sợi kháng khuẩn ChicSafe vẫn đạt được hơn 95%. Hiện dự án đã test tính kháng khuẩn để đưa ra thị trường”, Yên Chi cho biết thêm.

Theo Minh Nghiêm, sau khi dự án được đưa ra các cuộc thi, ngoài những nhận xét về ưu điểm thì nhóm cũng nhận được nhiều lời góp ý về tính thẩm mỹ của sợi vải, bề mặt chưa được mịn màng… nên các bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu, dù đã thử nghiệm, để sản phẩm dần được hoàn thiện và đạt đến độ thẩm mỹ nhất định.

ADVERTISEMENT

Diễn đàn EPICS: Thúc đẩy xu hướng dạy - học theo dự án và tích hợp liên môn

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa - ảnh 2

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đang thuyết trình sản phẩm trong cuộc thi EPICS 2019

Dự án Kỹ thuật phục vụ cộng đồng, thường được gọi là EPICS, tập hợp các chuyên gia trong giới học thuật, doanh nghiệp và chính phủ nhằm thúc đẩy khám phá tầm quan trọng, cũng như những thành công và thách thức trong việc tổ chức chương trình trao tặng giải thưởng cho những sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp thành công.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện Đại học Bang Arizona, đại diện USAID Việt Nam, các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật (STEM) đã tham gia chương trình BUILD-IT, các tổ chức cộng đồng và doanh nghiệp.

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Giảng viên các trường đại học có đào tạo ngành kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm triển khai và vận hành chương trình EPICS

Các đại biểu tham dự diễn đàn cùng chia sẻ và thảo luận về cách thức triển khai EPICS, giá trị và lợi ích của EPICS cũng như các thách thức và giải pháp liên quan đến EPICS. Giảng viên các trường ĐH như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Lạc Hồng, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh), ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) cùng chia sẻ cách tổ chức và vận hành các chương trình học tập đa ngành dựa trên dạy - học theo dự án. Những thách thức và thành công trong việc thực hiện các chương trình EPICS cũng được đề cập đến. Đặc biệt, các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, tổ chức phục vụ cộng đồng ở một số địa phương có nhiều đóng góp đối với chương trình.

EPICS đã mang đến cơ hội để sinh viên được trải nghiệm các kỹ năng như một kỹ sư thực thụ. Thông qua các dự án, sinh viên học được cách làm việc nhóm, cách đưa ra ý tưởng, bảo vệ ý tưởng và sau đó trình bày ý tưởng để thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng. Họ cũng sẽ được rèn luyện về tinh thần doanh nhân, điều sẽ giúp ích cho họ rất nhiều khi làm việc ở thế giới thực sau này. Mô hình không gian sáng chế với chương trình EPICS đang được nhân rộng trong khuôn khổ các trường đối tác. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy tư tưởng khởi nghiệp cho sinh viên và giảng viên hướng dẫn.

ADVERTISEMENT

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Diễn đàn "Dự án Kỹ thuật phục vụ cộng đồng - EPICS" thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên

Với EPICS, các nhóm sinh viên hợp tác với các tổ chức cộng đồng địa phương để giải quyết các thách thức về con người và môi trường. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức cộng đồng tận dụng các kỹ năng về kỹ thuật của sinh viên nhằm cải thiện, hợp tác và xây dựng nên các sáng kiến thiết thực về sự đổi mới cho cộng đồng.

Trong 5 năm qua, BUILD-IT đã và đang hỗ trợ các trường Đại học triển khai, thực hiện các chương trình, cũng như giải quyết những thách thức đối với Dự án Kỹ thuật phục vụ cộng đồng. BUILD-IT đã chuẩn bị các công cụ và phương pháp kỹ thuật dành cho các Trường Đại học đối tác nhằm đảm bảo chất lượng cho chương trình EPICS.

Sinh viên tham gia chương trình EPICS trước khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội được tích lũy kinh nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng cũng như chỉnh sửa các thiết kế nguyên mẫu đang hoạt động. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có được sự tự tin và hơn hết là các kỹ năng cần thiết đối với các em trong thế kỷ 21 cũng như tích lũy được kỹ năng nghề nghiệp thực tế trước khi tốt nghiệp.

Dự án BUILD-IT do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, triển khai bởi Đại học Bang Arizona đã bắt đầu lập mô hình chương trình EPICS với 6 Trường Đại học tại Việt Nam vào năm 2017 nhằm mở rộng năng lực tổ chức và vận hành các chương trình học tập đa ngành sáng tạo dựa trên dự án. Chuỗi diễn đàn BUILD-IT 2022 hướng đến các chủ đề: kiểm định nhà trường, phương pháp học tập dựa trên vấn đề thực tiễn/dự án, các công cụ kỹ thuật số trong học tập. Kiểm định giáo dục (AUN-ABET), Ban cố vấn doanh nghiệp, Phụ nữ trong khối ngành STEM, Mạng lưới đổi mới, Phát triển chuyên ngành và chủ động học tập...

Đại học Đà Nẵng công bố điểm sàn các trường, đơn vị trực thuộc ĐH Đà Nẵng công bố điểm sàn các trường, đơn vị thành viên năm 2022. ĐH Đà Nẵng quy định, điểm sàn (trừ các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc Khoa Y Dược) là tổng điểm 3 môn của tổ hợp xét...

Chia sẻ