Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’

Giới trẻ 09/08/2022 - 03:40

Báo cáo Phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam công bố đã chỉ ra nhiều khó khăn trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Cụ thể, quy trình quản lý nguồn nhân lực phức tạp do phải tuân thủ nhiều Luật (như Luật Cán bộ, Công chức

Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

2 trong nhiều chủ đề được báo cáo này tập trung phân tích là Quản lý nhân lực và Tài chính giáo dục.

Báo cáo đánh giá quy trình quản lý nhân lực phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý.

Cụ thể, quy trình quản lý nguồn nhân lực phức tạp do phải tuân thủ nhiều Luật (như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức và Luật Giáo dục) và với nhiều cơ quan chủ quản khác nhau. Các quyết định quản lý hành chính liên quan đến việc tuyển dụng và phân bổ giáo viên có sự tham gia của ngành GD-ĐT, ngành Nội vụ, UBND các cấp và nhà trường. Sự phức tạp này có xu hướng làm hạn chế hiệu quả và hiệu lực quản lý.

Cùng đó, vai trò của ngành giáo dục trong việc tuyển dụng đội ngũ cũng bị hạn chế. Cụ thể, cán bộ quản lý giáo dục địa phương là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn và chuyên viên của Sở GD-ĐT, trưởng phòng, phó trưởng phòng và chuyên viên của phòng GD-ĐT.

Song, thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ này lại thuộc UBND tỉnh và ngành Nội vụ. Ngành Giáo dục không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu về công tác tuyển dụng dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ quản lý cấp phòng, sở; đồng thời thừa – thiếu giáo viên và mất cân đối cơ cấu giáo viên ở nhiều địa phương và cơ sở giáo dục.

Theo báo cáo, do thực hiện chính sách giảm biên chế, hầu hết các sở/phòng GD-ĐT đều thiếu cán bộ chỉ đạo và chuyên viên điều hành hoạt động chuyên môn. Mỗi Phòng GD-ĐT thường có 1, 2 phó trưởng phòng (quy định tối đa là 3 người); mỗi sở/phòng GD-ĐT thường có 8-10 chuyên viên (trong khi nhu cầu mỗi Phòng GD-ĐT cần 16-20, mỗi Sở GD-ĐT cần 65-70 chuyên viên). Vì thiếu chuyên viên nên nhiều lãnh đạo phải đảm đương công việc của chuyên viên hoặc điều động giáo viên “biệt phái” từ các trường lên.

ADVERTISEMENT

Mặt khác, do cán bộ quản lý cấp sở/phòng không có phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp, nên không khuyến khích, thu hút được người giỏi về công tác tại phòng/sở GD-ĐT.

Video đang HOT

Báo cáo nêu rõ vấn đề bất hợp lý là Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND về chất lượng giáo dục nhưng không được giao quyền tự chủ về quản lý nhân lực (bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ, giáo viên cấp dưới) và tài chính (phân bổ, thu/chi ngân sách nhà nước) trong phạm vị quản lý của mình. Điều này làm giảm chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

Theo thống kê ở năm học 2019-2020, tình trạng thiếu giáo viên thể hiện rõ rệt ở trường tiểu học học 2 buổi/ngày (thiếu 8.743 giáo viên) và THPT (thiếu 4.706 giáo viên).

Năm học 2019-2020, toàn quốc thiếu hơn 42.000 giáo viên mầm non công lập, đã tạo áp lực rất lớn cho đội ngũ: thời gian làm việc mỗi ngày trên 10 tiếng, chưa kể thời gian đón, trả trẻ, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động xã hội,…

Về tổng thể, tỉ lệ giáo viên/lớp ở trường trường phổ thông đạt chuẩn quy định, nhưng về cơ cấu, thiếu giáo viên cấp THPT (các môn Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Sinh học và Giáo dục công dân) và thừa giáo viên THCS (các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn). Đặc biệt thiếu giáo viên ở trường tiểu học 2 buổi/ngày, và thừa giáo viên ở trường 1 buổi/ngày. Theo thống kê, tình trạng này tồn tại ở tất cả khu vực, vùng miền và địa phương.

Bên cạnh đó, đời sống của đa số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn nhiều khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế, nên một bộ phận chưa thực sự yên tâm công tác. Chưa có cơ chế, chế độ thỏa đáng để thu hút được người giỏi cho ngành Giáo dục.

Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’ - ảnh 2

ADVERTISEMENT

GS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Về tài chính, việc phân bổ ngân sách nhà nước chi thường xuyên tại địa phương dựa trên dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 – 18 tuổi và định mức phân bổ theo khu vực địa lý và phải đảm bảo tỉ lệ chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn và chi lương là 18%:82%. Tuy nhiên, theo báo cáo, trong thực tiễn, chỉ khoảng 50% địa phương bảo đảm tỉ lệ chi này cho hoạt động chuyên môn. Thậm chí, một số địa phương còn ở mức dưới 10% (Hà Giang 4%, Tuyên Quang 3%, Sơn La 9%, Hòa Bình 6%, Sóc Trăng 6%).

Do đó, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần có cơ chế thu hút người giỏi thi vào các trường sư phạm và cống hiến cho ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, cần xây dựng thang, bậc lương riêng cho ngành Giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, chuyên viên, nghiên cứu viên). Có cơ chế trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng giáo viên để đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu các môn học, tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Trong khi chưa tuyển đủ giáo viên, cho phép địa phương hợp đồng với giáo viên và những người này được hưởng các chế độ gần tương đương với giáo viên chính thức,…

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: 'Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên'

Ngày 8-8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức phiên giải trình "Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp".

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, thực hiện chủ trương phân cấp trong quản lý viên chức, một số nhiệm vụ được Chính phủ giao, từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 14 nghị định và ban hành 8 thông tư theo thẩm quyền để quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp liên quan đến tuyển dụng, thăng hạng, đánh giá, kỷ luật... viên chức.

ADVERTISEMENT

Bộ Nội vụ cũng phối hợp với các bộ ngành ban hành 59 thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của 216 hạng chức danh nghề nghiệp trong tổng số 70 chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc 12 lĩnh vực.

Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’ - ảnh 3

Quang cảnh phiên giải trình

Bộ Nội vụ nhận định, việc phân cấp cho bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý đã giúp bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền cũng dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý, song tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương.

Chẳng hạn, một số địa phương yêu cầu trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên với một số chức danh, có địa phương lại yêu cầu áp dụng với toàn bộ các chức danh viên chức quản lý.

Đối với quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành đã quy định cơ bản đầy đủ về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Song, một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng (như vị trí thẩm kế viên (Bộ Xây dựng), kỹ sư nông học, kỹ sư thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

ADVERTISEMENT

Quy định về phân hạng đối với các chức danh nghề nghiệp chưa thể hiện được rõ sự khác biệt giữa các hạng. Một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, nhưng nhiều nội dung của chương trình bồi dưỡng còn trùng lắp với chương trình đào tạo.

Tại phiên giải trình, có ý kiến cho rằng, từ nghị định đến thông tư vẫn có dáng dấp quản lý viên chức như công chức, trong khi đó bước chuyển quan trọng nhất của Luật Viên chức là từ quản lý theo ngạch sang chức danh nghề nghiệp. Qua khảo sát ở địa phương, quy định này gây khó khăn cho cơ sở khi không đáp ứng được tiêu chuẩn.

Bộ Nội vụ và các bộ liên quan cần có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện để thu hút, tuyển dụng được các viên chức có chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp, cũng như tránh tùy tiện trong áp dụng...

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý, tuyển dụng viên chức mang tính chất tiêu chuẩn "sàn".

ADVERTISEMENT

Việc bổ nhiệm, tuyển dụng viên chức nên giao cho các bộ, ngành, địa phương được quy định cao hơn để đáp ứng đòi hỏi thực tế từng địa bàn, không trái với tiêu chuẩn chung được xác định.

Trong lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc phân hạng giáo viên được quy định tại nghị định, thông tư liên quan "về mặt câu chữ có thể gây một số hiểu nhầm", nhưng đã bám sát những đòi hỏi thực tế trong sử dụng, quản lý giáo viên.

Sở GD-ĐT thiếu người trầm trọng: ‘Nhiều lãnh đạo phải làm việc của chuyên viên’ - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên giải trình

"Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên", ông nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT đã kịp thời nghiên cứu, rà soát thực tế, qua đó bãi bỏ hiệu lực của một số quyết định không còn phù hợp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện mới...

Gặp khó trong tự chủ tài chính, nhiều trường phải 'liệu cơm gắp mắm' Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, cần đổi mới cơ chế phân bổ tài chính, phân bổ ngân sách nhà nước chứ không phải cắt giảm ngân sách. Được kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng toàn diện cho ,...

Chia sẻ