Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Tai biến vỡ tử cung khi mang thai

Sức khoẻ 13/08/2022 - 16:57

Các bác sĩ cho hay BN nhập viện khi mang thai 26 tuần. Lúc này, BN có triệu chứng đau bụng rất nhiều, chảy máu, sốc mất máu. Tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, BN được phát hiện vỡ tử cung, chảy máu. Các bác sĩ đã hội chẩn nhanh, quyết định phẫu thuật khâu vết rách, bảo tồn tử cung, duy trì

Bệnh nhân (BN) là sản phụ V.T.A.H (35 tuổi, quê Hà Nam), được mổ đẻ, sinh con gái 2,8 kg. Ca mổ do PGS-TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, thực hiện.

ADVERTISEMENT

Các bác sĩ cho hay BN nhập viện khi mang thai 26 tuần. Lúc này, BN có triệu chứng đau bụng rất nhiều, chảy máu, sốc mất máu. Tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, BN được phát hiện vỡ tử cung, chảy máu. Các bác sĩ đã hội chẩn nhanh, quyết định phẫu thuật khâu vết rách, bảo tồn tử cung, duy trì thai kỳ.

Theo PGS-TS Trần Danh Cường, vết rách dài 4 – 5 cm, ở mặt sau tử cung, rất khó phẫu thuật, vì phải lật tử cung ra để khâu. Việc lật đi lật lại khâu cũng gây cơn co tử cung, vỡ ối. Do đó, khâu bảo tồn tử cung, an toàn cho thai nhi là rất khó khăn. Sản phụ H. vỡ tử cung do có sẹo từ lần mổ lấy u xơ tử cung to hơn một năm trước, trước khi mang thai.

Tai biến vỡ tử cung khi mang thai - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Sản phụ từng vỡ tử cung vừa sinh con khỏe mạnh khi thai nhi được 38 tuần tuổi. Ảnh THU HƯƠNG

Kiểm soát nguy cơ tiếp tục vỡ tử cung

Video đang HOT

PGS Cường chia sẻ, sau mổ bảo tồn tử cung, giữ thai, BN được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát tình trạng tái vỡ tử cung. Để kiểm soát nguy cơ này, sản phụ được truyền thuốc chống co bóp tử cung. Vì khi mang thai, tử cung có cơn co bóp tự nhiên. Các cơn co có thể làm vỡ tử cung.

Đặc biệt, theo PGS Cường, sau khi khâu bảo tồn tử cung, việc kéo dài thời gian thai nhi trong bụng mẹ là rất quan trọng. Mỗi ngày trong bụng mẹ, thai nhi tăng thêm 3% cơ hội được sống. Khả năng sống của em bé sau 32 tuần đã là 80%; đến tuần 34 sang tuần 35 thì đã được 95%. Với trường hợp này, em bé đã giữ được đến 38 tuần trong bụng mẹ là tương đương với các trường hợp mang thai bình thường.

“Giữ được tuổi thai đến 38 tuần thì thực sự rất thành công. Việc này giúp em bé có hệ tuần hoàn và phổi được hoàn thiện, không có nguy cơ bị xẹp phổi do sinh non”, PGS Cường cho biết.

ADVERTISEMENT

Ca hy hữu

PGS Cường đánh giá trường hợp của sản phụ H. là ca hy hữu, vì các trường hợp vỡ tử cung khác, sản phụ đến viện khi thai nhi đã tuột ra khỏi tử cung vào ổ bụng, bong rau thai, nên mất tim thai, khi đó phải mổ lấy thai, khâu tử cung, đình thai nghén. Với sản phụ này, tử cung vỡ nhưng thai vẫn trong tử cung, không bong rau thai, nước ối còn nguyên. Đặc biệt tình trạng sốc của sản phụ không ảnh hưởng đến phát triển của thai nên thai còn sống. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Phụ sản T.Ư ghi nhận trường hợp này, trong hàng chục năm qua. “Sau mổ, sẹo tử cung tốt, BN vẫn có thể mang thai tiếp các lần sau”, PGS Cường cho hay.

Ông lưu ý: Với các ca mổ u xơ hiện không có khuyến cáo sau bao lâu nên mang thai. Tuy nhiên, mổ bóc u xơ tử cung sẽ có sẹo tử cung. Việc lấy u xơ tử cung giúp tăng khả năng mang thai nhưng cũng để lại sẹo lớn, sẹo cũng chính là chỗ yếu của tử cung, đặc biệt khi thai to, tử cung co bóp là nguy cơ gây vỡ tử cung. Các sản phụ mang thai khi đau bụng nên đến bệnh viện chuyên khoa để kịp thời được đánh giá về tình trạng sức khỏe, kịp thời được phát hiện nếu có các biến cố nguy hiểm khi mang thai.

Thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng thế nào?

Bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu. Tuy nhiên, một số người sẽ dễ có nguy cơ bị thiếu máu hơn người khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tai biến vỡ tử cung khi mang thai - ảnh 2

ADVERTISEMENT

Thiếu máu có thể dẫn đến tăng cân, khiến việc kiểm soát cân nặng thêm khó. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một trong những đối tượng dễ bị thiếu máu nhất là phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt khi họ bị u xơ tử cung. Thai phụ cũng là nhóm dễ bị thiếu máu, nhất là sau khi mất máu nhiều do sinh nở.

Trẻ nhỏ cai sữa, tức chuyển từ việc thường xuyên bú mẹ sang ăn thức ăn đặc, cũng dễ bị thiếu máu. Do đó, thức ăn của các bé cần có đủ chất sắt.

Ngoài ra, trẻ vừa biết đi cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, trẻ phát triển nhanh và nhu cầu chất sắt cũng tăng lên. Những người trên 65 tuổi đang dùng thuốc làm loãng máu cũng dễ bị thiếu máu.

Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu là cơ thể mệt mỏi, lạnh, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, dễ bầm tím, tim đập nhanh, thậm chí đau lưỡi. Một trong những vấn đề khác của thiếu máu là kiểm soát cân nặng.

ADVERTISEMENT

Thiếu máu có thể khiến việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn, dù là bạn đang muốn tăng cân, giảm cân hay duy trì cân nặng.

Một trong những triệu chứng đặc trưng của thiếu máu là cơ thể mệt mỏi. Tình trạng khiến người bệnh thiếu năng lượng, uể oải và không có sức tập luyện thể thao. Thiếu tập luyện từ đó sẽ dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, thiếu máu khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ ô xy. Tình trạng này khiến quá trình đốt chất béo và giảm cân trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu vitamin có thể dẫn đến giảm cân không mong muốn và không thể tăng cân.

Có nhiều cách để điều trị thiếu máu. Một trong những cách phổ biến nhất là bổ sung chất sắt.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san La Clinica Terapeutica phát hiện bổ sung chất sắt có thể giúp người bị thiếu máu giảm cân và giảm số đo vòng bụng. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất và nồng độ cholesterol tốt trong máu cũng tăng lên.

Nếu thiếu máu do thiếu vitamin thì bác sĩ có thể kê một số sản phẩm bổ sung hoặc tiêm loại vitamin bị thiếu vào máu. Các loại thiếu máu khác như thiếu máu huyết tán, thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể được điều trị bằng thuốc, theo Healthline.

Người đàn ông tiểu ra máu, đi khám mới biết mình là... phụ nữ Người đàn ông 33 tuổi ở Trung Quốc thường xuyên bị tái phát tình trạng tiểu ra máu. Sau khi đi kiểm tra, anh đã bị sốc khi phát hiện giới tính thực sự của mình là nữ. Máu đó thật ra là kinh nguyệt. Danh tính của...

Chia sẻ