Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm?

Chuyện lạ 18/08/2022 - 14:13

Khoảng 300 vạc nước khổng lồ rải rác trong Tử Cấm Thành không hề đóng băng suốt 600 năm qua, tất cả là nhờ vào một bí kíp cực kỳ đơn giản

Tử Cấm Thành là hoàng cung của các hoàng đế triều đại nhà Minh và nhà Thanh, đồng thời cũng là một trong những công trình mang tính biểu tượng trong lịch sử Trung Quốc. Nơi đây là kết tinh của sự khéo léo và tinh tế, ẩn chứa trí tuệ của những người thợ thủ công cổ đại. Những thiết kế có vẻ trần tục nhưng thường có những nguyên tắc đáng ngạc nhiên ẩn giấu bên trong.

ADVERTISEMENT

Tại nhiều cung điện ở Tử Cấm Thành, người ta đều thấy đặt một số vạc nước lớn bằng đồng mạ vàng. Ngoài chức năng chứa nước, những chiếc bồn này còn thể hiện phong cách và thẩm mỹ của hoàng gia. Điều đáng ngạc nhiên là trong hơn 600 năm qua, nước trong những vạc chứa lớn này chưa bao giờ đóng băng. Trong khi đó, vào mùa đông, tình trạng đóng băng ở miền bắc Trung Quốc là cực kỳ phổ biến khi nhiệt độ thường xuyên xuống mức âm.

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Trên thực tế, chức năng chính của những vạc nước này là chống cháy. Thời xưa, 9.000 căn phòng trong Tử Cấm Thành đều được làm bằng gỗ nên nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ là thảm họa cực kỳ nghiêm trọng. Phòng chống hỏa hoạn luôn là vấn đề lớn lúc bấy giờ. Từ năm Vĩnh Lạc thứ 18 của nhà Minh đến thời điểm hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh rời cung, trong Tử Cấm Thành đã xảy ra 45 trận hỏa hoạn lớn nhỏ. Anh hùng cứu hỏa lúc này chính là những vạc nước nói trên.

Những vạc nước này ban đầu được làm bằng sắt, về sau người xưa nhận thấy sắt dễ bị rỉ sét và ảnh hưởng đến quang cảnh trước cung điện nên đã đổi sang vạc đồng, bề mặt thậm chí còn được mạ vàng. Ngày nay, mọi người có thể thấy những vạc nước ở khắp nơi trong Tử Cấm Thành. Tất cả chúng đều không chỉ để làm cảnh. 3.000 lít nước trong mỗi vạc được dùng để chữa cháy thời cổ đại.

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 2

Các hoàng đế thời bấy giờ đều có ý thức phòng cháy rất cao. Trong Tử Cấm Thành còn có một đội cứu hỏa đặc biệt, mỗi khi có cháy sẽ điều động đi làm nhiệm vụ. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn. Là công cụ chữa cháy quan trọng nên những vạc nước khổng lồ không được mắc phải bất cứ sai sót nào. Tuy nhiên, mùa này ở miền bắc Trung Quốc nước thường bị đóng băng. Vậy thì người xưa đã làm thế nào để khiến nước trong những vạc cứu hỏa không bị đông đá?

ADVERTISEMENT

Thực ra mọi chuyện không quá phức tạp. Yếu tố quyết định nước tan chảy hay đóng băng chính là nhiệt độ. Chỉ cần có nhiệt độ cao thì nước sẽ không bị đóng băng. Chính vì thế mà người thời đó liên tục giữ ấm những bồn chứa nước này. Họ nâng trụ của vạc nước lên, đốt củi hoặc than ở đáy để nhiệt độ luôn cao hơn thời điểm đóng băng. Mặc dù cách này có vẻ tốn thời gian và công sức nhưng lại là phương pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra, nước sẽ được bổ sung vào vạc đúng giờ. Những vạc nước phía trước cung điện luôn phải đầy nước. Bên cạnh đó, sông Kim Thủy chảy qua Tử Cấm Thành cũng là vị trí chính để lấy nước cứu hỏa.

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 3

Ngoài hàng trăm vạc nước, sông Kim Thủy, người xưa còn cứu hỏa nhờ công cụ phun nước đúng chỗ. Nếu ngày nay chúng ta dùng vòi rồng để cứu hỏa thì người Trung Quốc cổ đại dùng thiết bị có tên “jitong” để đưa nước đến nơi cao và xa. Thiết bị này có 2 đầu, khi chữa cháy thì xô nước được cho vào một đầu của “jitong”, đầu còn lại làm nhiệm vụ đẩy để nước bắn lên.

Ngày nay, dù các phương tiện cứu hỏa hiện đại đã phát triển nhưng nếu xảy ra cháy trong Tử Cấm Thành, những thiết bị cổ xưa vẫn được sử dụng. Nguyên nhân là do thiết kế và ý nghĩa của Tử Cấm Thành rất khó để lắp đặt các vòi chữa cháy hiện đại. Kết quả thì 300 vạc nước và các “jitong” vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.

ADVERTISEMENT

Tử Cấm Thành rộng thênh thang nhưng không có nhà vệ sinh thì làm sao ‘giải quyết nhu cầu’?

Những ai đã từng đi Cố cung tham quan thì có thể sẽ phát hiện nơi đây không hề có nhà vệ sinh. Điều này chắc chắn khiến nhiều người phải kinh ngạc và hiếu kỳ.

Hàng trăm hàng nghìn con người cùng chung sống, vậy thì họ phải giải quyết nhu cầu mỗi ngày như thế nào? Câu trả lời cực kỳ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

1. "Nhà vệ sinh" thông dụng nhất Tử Cấm Thành

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Một cách đi tiểu tiện và đại tiện thông dụng nhất chính là dùng "thùng vệ sinh". Cũng giống như bồn cầu thời hiện đại, nhưng thùng vệ sinh thời xưa không có hệ thống ống nước tự động, chỉ là một chiếc thùng gỗ đơn giản, phần miệng thùng được mài nhẵn để người ngồi không bị khó chịu hay bị trầy xước.

Sau khi đi vệ sinh xong, thái giám sẽ bưng đi đổ. Trong Tử Cấm Thành, có cả một bộ phận thái giám hoặc cung nữ chuyên phụ trách đổ chất dơ trong thùng vệ sinh và tẩy rửa thùng.

Thái giám phụ trách sẽ kéo xe chở nhiều chiếc thùng đựng chất "phóng uế" ra ngoài cung, bên ngoài còn có người phụ trách tẩy rửa, tất cả hình thành nên một quy trình rõ ràng.

ADVERTISEMENT

Quý nhân, Phi tần trong cung mỗi lần đi vệ sinh xong thì cần phải đổi cái mới. Mục đích chủ yếu là để không bị bám mùi và đảm bảo vệ sinh.

2. Quý nhân, Phi tần và những người có quyền trong cung giải quyết "nhu cầu"

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 5

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 6

Quý nhân đi vệ sinh thì không thể giống với cung nữ thái giám bình thường mà ngồi trên chiếc thùng đơn sơ được.

Người ta thiết kế cho các Quý nhân một bồn cầu hẳn hoi. Vẫn là cái thùng gỗ đó, nhưng được thiết kế cầu kỳ hơn, bên trên có đệm gấm thêu hoa, hai bên còn có hai chỗ gác tay để các quý nhân "hành sự" được thoải mái hơn, không bị mỏi.

Thùng gỗ bên dưới đựng một ít nước, rải cánh hoa hồng và một ít hương thơm để khi các Quý nhân đi đại tiện sẽ không bị khó chịu bởi mùi phóng uế. Đi nhà xí nhưng vẫn quý phái và sang trọng, giữ được cốt cách kiều diễm hơn người.

ADVERTISEMENT

Loại bồn cầu chuyên dụng của người có quyền có chức này đương nhiên là một thách thức đối với cung nữ và thái giám phụ trách phương diện "giải quyết nhu cầu" hằng ngày của các vị chủ tử. Mỗi lần mang đến và mang đi cũng là một loại cực hình.

Sau khi Quý nhân đi vệ sinh xong, cung nữ sẽ bê chậu nước đến cho chủ tử rửa tay, còn sử dụng thêm các loại hương hoa dược liệu để làm thơm, lấn át mùi khó chịu. Các Quý nhân có cuộc sống sung sướng, xa xỉ, ngay cả việc "giải quyết nhu cầu" cũng không hề đơn giản.

3. Quy định khác về việc đi vệ sinh trong Tử Cấm Thành

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 8

ADVERTISEMENT

Trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám chiếm đa số, vì vậy thành phần đi đại tiểu tiện cũng bị nhóm người này chiếm nhiều nhất.

Cung nữ và thái giám đi vệ sinh sẽ chia ra thành nhiều khu vực khác nhau. Nhìn chung, đãi ngộ của cung nữ sẽ tốt hơn thái giám một chút vì dù gì cũng là phận con gái nên phải giữ cốt cách tôn nghiêm. Theo đó, khi đi vệ sinh, các cung nữ sẽ sử dụng vải che và vách ngăn.

Vì số lượng người đông, cung nữ và thái giám đi vệ sinh sẽ thả một ít than hoặc tro củi vào thùng để hút mùi.

Trong Tử Cấm Thành thời xưa, tẩy rửa các thùng và bồn cầu là một loại hình phạt dành cho những ai phạm lỗi, ngay cả Phi tần cũng không ngoại lệ. Công việc này tuy dễ nhưng vô cùng cực nhọc và mất thể diện. Không ai thích việc mình phải đi dọn dẹp chất phóng uế của người khác, hơn nữa chịu đựng cái mùi cực kì hôi thối này không phải là chuyện dễ dàng.

Lý giải cho chuyện Tử Cấm Thành tập hợp gần 9.999 phòng ốc xa hoa, lộng lẫy, nhiều cung điện được thiết kế vô cùng tráng lệ, cầu kì nhưng lại không có nhà vệ sinh là bởi khoa học kỹ thuật thời cổ đại còn hạn chế nên chưa tìm ra "kỹ thuật" xử lý mùi hôi của chất thải. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống nước, xả thải thời xưa là không thể.

Nếu hàng nghìn người phóng uế trong Tử Cấm Thành thì nhất định sẽ khiến không gian nơi đây không hề dễ chịu chút nào. Điều này không có lợi cho việc duy trì uy nghiêm của hoàng tộc. Tử Cấm Thành là nơi ở của "thiên tử" vì vậy, không gian lúc nào cũng phải sạch sẽ, thơm tho.

Việc sử dụng các nhà vệ sinh di động vì thế được đánh giá là giải pháp thân thiện với môi trường và đảm bảo được sự tôn nghiêm của hoàng đế, sự uy nghi của chốn cung điện nơi người thường không thể nào đặt chân tới.

Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? - ảnh 9

Giải mã tên gọi "Tử Cấm Thành": Tường đỏ ngói vàng nhưng lại dùng chữ "tử" mang ý nghĩa màu tím? Ít ai biết rằng, "tử" trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ "tử khí đông lai". Tử Cấm Thành là Hoàng cung của hai triều đại Minh - Thanh (Trung Quốc). Ấn tượng đầu tiên của những ai đến đây tận mắt chiêm ngưỡng...

Chia sẻ