Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Tâm trạng của y bác sĩ khi chứng kiến đồng nghiệp bị bạo hành

Sức khoẻ 16/08/2022 - 21:02

Trò chuyện với điều dưỡng Mai Xuân Thành - khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, anh cho biết đặc thù khoa cấp cứu là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân và nhiều tình huống bất ngờ, nhân viên y tế phải chịu áp lực công việc rất lớn để vừa đảm bảo tính mạng cho người bệnh vừa thực hiện công việc theo đúng quy trình. Đôi khi

Trò chuyện với điều dưỡng Mai Xuân Thành – khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, anh cho biết đặc thù khoa cấp cứu là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân và nhiều tình huống bất ngờ, nhân viên y tế phải chịu áp lực công việc rất lớn để vừa đảm bảo tính mạng cho người bệnh vừa thực hiện công việc theo đúng quy trình. Đôi khi người bệnh không hiểu rõ các quy định của bệnh viện dẫn đến hiểu lầm.

ADVERTISEMENT

Tâm trạng của y bác sĩ khi chứng kiến đồng nghiệp bị bạo hành - ảnh 1 ADVERTISEMENT

ThS. BS. Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị. (Ảnh: Minh Thúy)

“Ví dụ trong khi các y bác sĩ đang cấp cứu cho một trường hợp rất nặng nguy hiểm đến tính mạng thì lại có bệnh nhân mới vào. Bệnh nhân đó chỉ bị chóng mặt và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, bệnh viện phải test COVID để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và những người bệnh đang nằm trong khoa.

Người nhà bệnh nhân không hiểu, họ trách móc tại sao người nhà tôi đang vào cấp cứu mà còn phải test COVID này nọ, họ nói nhân viên y tế vô trách nhiệm … Thế nhưng người bệnh không hiểu là phải phân loại bệnh nhân, bệnh nhân nào cần ưu tiên cấp cứu trước, bệnh nhân nào có thể trì hoãn…”, điều dưỡng Thành chia sẻ.

Tại Bệnh viện Hữu Nghị, trung bình mỗi kíp trực cấp cứu sẽ có khoảng 2-3 bác sĩ cùng 5-7 điều dưỡng thực hiện công việc điều trị cho khoảng 50 -100 bệnh nhân tùy từng thời điểm. Trong đó, 50% bệnh nhân cần ưu tiên cấp cứu ngay lập tức, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Theo BS Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, nguyên tắc tối thượng ở phòng cấp cứu là bệnh nhân nặng sẽ cấp cứu trước, do vậy không thể cùng lúc người bác sỹ có thể phân thân xử trí hết tất cả các bệnh nhân mà sẽ phải làm theo thứ tự.

Video đang HOT

Bác sĩ Khiêm cũng cho biết: “Trong một tua trực cùng lúc có thể có vài bệnh nhân nặng thì trong những bệnh nhân nặng đó chúng tôi phải phân loại xem bệnh nhân nào cần cấp cứu ngay, bệnh nhân nào có thể chờ 5-10 phút…

Ví dụ bệnh nhân ngừng tim thì phải cấp cứu ngay lập tức, bệnh nhân khó thở thì có thể cho thở oxy chờ đợi một lúc, bệnh nhân nào suy hô hấp cần đặt nội khí quản ngay…

Có những lúc cả kịp phải cùng thực hiện một ca cấp cứu cho nên sẽ có tình trạng trong lúc nào đó sẽ có những bệnh nhân phải chờ đợi. Ví dụ những bệnh nhân đau bụng, mặc dù bệnh nhân rất đau nhưng các chỉ số sinh tồn vẫn ổn thì bắt buộc bệnh nhân đó phải chờ vì chúng tôi phải can thiệp cho những bệnh nhân khác vì nếu không can thiệp bệnh nhân sẽ chết….”

ADVERTISEMENT

Bạo hành nhân viên y tế không nhất thiết là sự động chân động tay, mà những bạo hành bằng lời nói cũng tác động rất lớn đối với sức khỏe tinh thần của các y, bác sĩ. Một kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện tuyến cuối đã có những lúc muốn bỏ việc vì áp lực quá lớn từ phía người bệnh.

Tâm lý đi viện, nhất là phải vào khoa cấp cứu sẽ khiến bệnh nhân và thân nhân đi cùng lo lắng, sốt ruột, mong muốn bác sỹ phải xử trí ngay. Thế nhưng ít ai nhìn rộng ra xung quanh để hiểu rằng bên cạnh mình đang có những người phải thở máy, có người đang chảy máu ồ ạt, có người mất dấu hiện sinh tồn… để cảm thông và hợp tác với các y bác sĩ.

Cẩn trọng biến chứng tắc mạch, tăng đông bất thường hậu COVID-19

Tâm trạng của y bác sĩ khi chứng kiến đồng nghiệp bị bạo hành - ảnh 2

Sau 10 ngày mắc COVID-19, ông M.T.H. (86 tuổi) bắt đầu xuất hiện đau tức, sưng phù bắp chân phải, chuột rút bắp chân. Ông H. được đưa tới Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám, các bác sĩ phát hiện có huyết khối tĩnh mạch đùi bên phải đang lan rộng.

Tương tự, một bệnh nhân nam 81 tuổi tại Hà Nội đã phải vào viện cấp cứu vì đau bụng hạ sườn trái. Kết quả siêu âm không có biểu hiện đặc biệt nhưng chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện nhồi máu lách. Khai thác tiền sử, bệnh nhân bị COVID-19 mới khỏi cách đây 2 tuần.

ADVERTISEMENT

Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương (TP.HCM) cũng đã tiếp nhiều bệnh nhân xuất hiện hoại tử xương hàm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn - trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương - cho biết y văn thế giới có 4 yếu tố nghi ngờ dẫn đến viêm hoại tử xương hàm mặt, xương sọ, trong đó có giả thuyết có thể do COVID-19 bám vào thụ thể ACE-2, tập trung nhiều ở niêm mạc mũi, miệng, làm tắc vi mạch máu nuôi xương hàm trên.

Người mắc COVID-19 gặp tình trạng tăng đông, gây tắc mạch máu không nuôi dưỡng tốt xương. Tuy nhiên, đa số các ca mắc đều có bệnh nền, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, có hệ miễn dịch yếu.

Bác sĩ Bùi Long - trưởng khoa tim mạch can thiệp, Bệnh viện Hữu Nghị - cho biết các ca bệnh máu đông bất thường có tiền sử mắc COVID-19 và có các bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính về huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn đông máu tiềm ẩn... có nguy cơ xuất hiện máu đông cao hơn.

ADVERTISEMENT

"Khi người bệnh nhiễm virus, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tự động phản ứng lại với các tác nhân lạ, gây một số rối loạn trong cơ thể, trong đó có rối loạn về đông máu. Đây là phản ứng chung của cơ thể khi bị nhiễm virus. COVID-19 có tác động nhiều trên hệ tim mạch, đặc biệt là mạch máu, khiến các tế bào nội mạc mạch máu biến thành các cục máu đông, dẫn tới tắc mạch máu bất thường", BS Long lý giải.

Theo ông Long, triệu chứng, biểu hiện của tình trạng đông máu liên quan đến cơ quan đích của mạch máu bị tổn thương. Tắc mạch máu não sẽ gây triệu chứng đột quỵ, đau đầu, ngất xỉu, yếu nửa người, thậm chí hôn mê. Tắc động mạch vành tim gây cơn đau thắt ngực, mệt xỉu, tụt huyết áp.

Tắc các mạch tạng trong ổ bụng sẽ gây những cơn đau bụng bất thường mà siêu âm ổ bụng không thể phát hiện được. Tắc mạch chi gây hoại tử, ảnh hưởng vận động, chi lạnh và tím, đau nhức.

"Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời", BS Long khuyến cáo.

Không nên dựa vào COVID-19 để tự "chẩn đoán" bệnh

Theo bác sĩ Bùi Long, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả của việc sử dụng thuốc dự phòng để chống đông máu cho bệnh nhân COVID-19. Cũng không phải chỉ có những bệnh nhân mắc hậu COVID-19 mới xuất hiện đông máu.

"Sau khi số lượng lớn người dân mắc COVID-19, nhiều người bệnh gì cũng đổ do hậu COVID-19. Tôi nghĩ việc này là không nên. Đặc biệt sau khi chúng ta đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, thời gian gần đây các bệnh nhân gặp biến chứng sức khỏe sau COVID-19 cũng đã giảm", ông Long nói.

Tưởng béo, đi khám mới biết mắc bệnh hiếm gặp Ngày 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức điều trị thành công cho phụ nữ mắc chứng bệnh hiếm đa u mỡ đối xứng. Chị L.T.N (45 tuổi, Bắc Ninh) rất chú ý đến ăn uống dinh dưỡng hợp lý, nhưng mấy năm gần đây, chị tăng...

Chia sẻ
Sức khoẻ