Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng

Sức khoẻ 11/08/2022 - 12:10

Biến thể mới đang chiếm ưu thế trong số các trường hợp mắc bệnh nhưng tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 còn ở mức thấp khiến bệnh nhân nhập viện và số ca nặng tăng

Sở Y tế TP.HCM cảnh báo nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại đang hiện hữu, cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống và tiêm vaccine để tăng cường miễn dịch.

ADVERTISEMENT

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Hai biến thể phụ đe dọa cộng đồng

Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM ngày 10/8 cho biết, trong tuần qua, mỗi ngày thành phố ghi nhận trung bình 144 ca mới mắc COVID-19. Dịch đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Số ca bệnh tăng khoảng 10 ca mỗi ngày so với 1 tuần trước, kéo theo số ca nặng nhập viện cũng nhiều hơn. Trong 35 ca bệnh nặng đang điều trị (tuần trước chỉ 18 ca nặng), thì 7 trường hợp đang phải thở máy xâm lấn.

Để tìm nguyên nhân khiến số ca mới mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng, TP.HCM đang chủ động giám sát các biến thể mới xuất hiện. Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố từ ngày 14/7 đến 30/7, trong số 30 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị nội trú và bệnh nhân đến xét nghiệm, có 24 mẫu phát hiện nhiễm biến thể phụ BA.5 (chiếm 80%), 14 mẫu nhiễm biến thể BA.2 (14%), 1 mẫu nhiễm biến thể BA.1 và 1 mẫu nhiễm biến thể BA.4.

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 2

TPHCM kêu gọi phụ huynh cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm vaccine. (Ảnh: Vân Sơn)

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 10/8, khoa COVID-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 hiện điều trị cho 6 trường hợp bệnh nhi mắc COVID-19, trong đó 1 trẻ trên 5 tuổi, số còn lại là trẻ dưới 5 tuổi. Đây đều là những bệnh nhi chưa được tiêm vaccine COVID-19. Tuy chưa có biến chứng nhưng trẻ có những yếu tố nguy cơ diễn tiến nặng nên phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi, điều trị.

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

BS Phạm Thái Sơn, Phó khoa Điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Sau thời gian ổn định, bệnh viện gần như không còn ca COVID-19 thì từ tháng 7 đến nay, số ca bệnh xu hướng tăng trở lại. Mỗi ngày, phòng khám của bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 trẻ mắc COVID-19 đến khám, trong đó có 3 đến 4 trường hợp cần nhập viện. Trẻ nhập viện thường có những bệnh lý khác kèm theo như sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, bệnh lý tiêu hóa”.

Theo phân tích của BS Thái Sơn, nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM đang gia tăng trở lại là do sau thời gian dịch bệnh tạm thời được khống chế, người dân đã lơ là trong phòng chống dịch dẫn tới lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, gần đây trên địa bàn thành phố đã xuất hiện những biến thể mới, hiệu quả của vaccine hiện tại có thể đáp ứng kém với biến thể khiến nguy cơ lây nhiễm gia tăng. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cảnh giác hơn, làm xét nghiệm nhiều hơn, từ đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 3

Ông Dương Anh Đức cùng Sở Y tế đi kiểm tra công tác tiêm chủng tại quận 1, TPHCM

Nhiều phụ huynh không cho con tiêm vaccine

Trao đổi với phóng viên, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết: “Với sự xuất hiện của các biến thể phụ, đặc biệt là biến thể BA.4 và BA.5, thành phố đang có dấu hiệu gia tăng các ca mắc COVID-19. Nếu không có biện pháp mạnh, phòng chống dịch một cách quyết liệt thì nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại sẽ hiện hữu. Một trong những biện pháp quan trọng trong phòng ngừa COVID-19 hiện nay là tiêm ngừa vaccine cho cả người lớn và trẻ em. TP.HCM đã quyết định chọn tháng 8 là tháng cao điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi”.

ADVERTISEMENT

Theo BS Thái Sơn, vaccine được xem là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tiêm vaccine đang mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, ngăn chặn nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong khi không may mắc COVID-19 ở cả người lớn và trẻ em. Đợt dịch năm 2021, rất nhiều trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi chủng ngừa COVID-19, nhóm trẻ từ 12 tuổi trở lên hầu như không còn trường hợp nào phải nhập viện. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm chủng để ngừa COVID-19.

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi tại TP.HCM đang ở mức thấp, lãnh đạo ngành Y tế thành phố cho biết, trở ngại lớn nhất là tại nhiều quận, huyện, tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh cho con tiêm vaccine COVID-19 còn thấp (dưới 50%). Một số quận, huyện có tỷ lệ tiêm so với tỷ lệ đồng thuận tiêm chưa cao (dưới 80%).

Nhiều quận huyện chưa triển khai điểm tiêm vaccine ngay tại trường nơi trẻ đang theo học. Trong khi đó, công tác truyền thông và thông tin đến phụ huynh về lợi ích của việc tiêm ngừa cho trẻ em và hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đến điểm tiêm còn nhiều hạn chế.

“Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch COVID-19 quay lại. Sở Y tế khuyến cáo người dân chung tay phòng chống dịch bằng cách tích cực hợp tác, đồng thuận tham gia và cho con em tham gia tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Trẻ cần tiêm các mũi nhắc đầy đủ, đặc biệt là mũi 1 và mũi 2 đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mũi 3 đối với trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 4 đối với các đối tượng được Bộ Y tế khuyến cáo”, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.

Ngại dịch COVID-19 không đến viện, nhiều ca mắc sốt xuất huyết nguy kịch

ADVERTISEMENT

Anh Nguyễn Việt Long, 21 tuổi, ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội bị sốt xuất huyết và đang điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Long chia sẻ, bị sốt cao liên tiếp trong 5 ngày nhưng do dịch COVID-19 nên Long ngại đến bệnh viện. Anh tự mua thuốc về nhà để uống nhưng không đỡ.

Ngày 29/9 vừa qua, Long đến bệnh viện khám và được chẩn đoán men gan tăng quá cao, chảy máu chân răng do sốt xuất huyết và phải nhập viện điều trị. Đến nay, tình trạng sức khỏe của Long dần ổn định, tuy nhiên do men gan vẫn còn tăng cao nên bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát sao.

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân N.V.A (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chạy thận chu kỳ tại Đơn nguyên Thận nhân tạo. Ngày 1/10, khi đang thực hiện lọc máu chu kỳ tại bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện rét run kèm sốt cao nên được đưa vào Trung tâm Cấp cứu A9 và chuyển vào Trung tâm Bệnh nhiệt đới sau khi xét nghiệm Dengue dương tính, test Covid âm tính.

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy bạch cầu, tiểu cầu đều hạ, thiếu máu, có dịch trong ổ bụng. Bệnh nhân được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế và hiện đang theo dõi chặt chẽ tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh nhiệt đới tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính... Các bệnh nhân đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 5

ADVERTISEMENT

Một bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội).

Số ca nhập viện rải rác từ đầu hè nhưng tăng mạnh vào cuối tháng 9 đến nay với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu,...

PGS Cường nêu rõ, điểm khác biệt của dịch sốt xuất huyết năm nay là có nhiều bệnh nhân nặng, tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ thấp kèm xuất huyết phải vào viện truyền khối tiểu cầu. "Dịch sốt xuất huyết năm nay xảy ra khi Hà Nội đang trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19, người dân lo ngại đi bệnh viện nên dễ xảy ra những bất cập do nguy cơ "dịch chồng dịch", BS Cường cho hay.

Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

ADVERTISEMENT

TP.HCM: Nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, trẻ em là F0 nhập viện tăng - ảnh 6

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại Trung tâm.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như sốt, đau mỏi cơ. Vì vậy, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Các chuyên gia khuyến cáo, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

ADVERTISEMENT

Theo BSCKII Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, người dân thấy sốt hoặc vấn đề bất thường cần phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Với người bị sốt xuất huyết, khi phát hiện bệnh sớm sẽ điều trị nhanh khỏi, tránh trường hợp phát hiện bệnh muộn, không điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

"Chúng tôi thường xuyên phun khử khuẩn xung quanh bệnh viện để tránh muỗi và trong những đợt mưa, cố gắng không để đọng những vũng nước lâu ngày. Trong công tác phòng chống dịch, việc tuyên truyền rất quan trọng, nhằm nâng cao ý thức của người dân, ý thức của nhân viên y tế để cùng chung tay, góp sức với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch"- BS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết chồng dịch COVID-19, TP.HCM đối phó ra sao? Sở Y tế TP.HCM nêu giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết và COVID-19, tránh nguy cơ "dịch chồng dịch" trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Chia sẻ tại buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch COVID-19 và các vấn đề kinh...

Chia sẻ