Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’

Giáo dục 18/08/2022 - 14:08

Thực tế trên được bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đặt ra tại buổi làm việc với UBND quận Bình Tân, TP.HCM vào sáng 16-8. Sáng 16-8, đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại

Sáng 16-8, đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại trường mầm non Tân Tạo và UBND quận Bình Tân liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non tại khu công nghiệp trên địa bàn quận.

ADVERTISEMENT

Kiến nghị tăng số lượng biên chế

Bà Cao Thanh Tuyền, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân cho biết quận có 316 cơ sở giáo dục mầm non gồm 24 trường mầm non công lập, 78 trường mầm non tư thục và 214 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập, tư thục, giải quyết chỗ học cho trẻ mầm non là 22.672 trẻ. Trong đó, các cơ sở mầm non công lập giữ 7.495 trẻ (chiếm tỷ lệ 33,1%), các cơ sở mầm non ngoài công lập là 15.177 (chiếm tỷ lệ 66,9%).

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’ - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Toàn cảnh buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại quận Bình Tân vào sáng nay. Ảnh: NQ

Trên địa bàn quận có 3 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Tân Tạo, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu công nghiệp Tân Bình mở rộng và công ty TNHH PouYuen Việt Nam. Hiện quận có 4 trường mầm non công lập nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổng số lượng trẻ là con em đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn quận là 14.550 trẻ, trong đó có 1.738 trẻ là con công nhân trong khu công nghiệp đang theo học tại 91 cơ sở giáo dục mầm non.

UBND quận luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục, ngân sách chi cho giáo dục khoảng 50% chi thường xuyên của quận (Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục trên tổng chi ngân sách chi ngân sách địa phương năm 2022 ước đạt 52%). Các chính sách pháp luật đều được quận thực hiện đầy đủ.

Tại buổi giám sát, quận Bình Tân kiến nghị 2 vấn đề.

Thứ nhất, quận kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh Nghị định số 46/2017/NĐ-CP để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa giáo dục. Theo quy định tại Nghị định 46 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; trong đó có nêu từng bậc học, yêu cầu điều kiện đầu tư khi thành lập trường phải “có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Hiện có nhiều nhà đầu tư có nhà, đất hoặc thuê lại nhà, đất trong khu dân cư với diện tích lớn, đủ điều kiện mở trường lớp, nhà đầu tư muốn mở trường học nhưng đất không thuộc quy hoạch trường học nên quá trình xã hội hóa giáo dục trên địa bàn quận rất khó khăn.

ADVERTISEMENT

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’ - ảnh 2

Một giờ học của các bé trường Mầm non Tân Tạo, quận Bình Tân. Ảnh: NQ

Thứ hai, quận kiến nghị Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư 06/2015 ngày 16 tháng 3 năm 2015, theo đó tăng số lượng biên chế kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ tại các trường mầm non, từ 2 biên chế lên 3 biên chế, trong đó phải có ít nhất 1 nhân viên y tế, đặc biệt với các địa bàn có đông học sinh như quận Bình Tân (có những trường mầm non lên tới gần 700 học sinh) và có điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Ba vấn đề cần quan tâm

Video đang HOT

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của quốc hội cho biết liên quan đến tháo gỡ vướng mắc trong Nghị định 46 của Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu. Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý việc mở trường, lớp phải nằm trong quy hoạch. Quá trình quy hoạch phải được phê duyệt, chứ không phải cứ có đất là có thể mở trường. Việc xây dựng trường lớp được tính toán rất kỹ trên dân số, trên định hướng phát triển.

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’ - ảnh 3

ADVERTISEMENT

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: NQ

Đối với vấn đề tăng biên chế, hiện chủ trương chung chỉ có thể tinh giảm biên chế (tất nhiên chúng tôi đang đấu tranh tinh giảm ở chỗ nào, riêng giáo dục phải cân nhắc thật kỹ có học sinh là phải có cô giáo). Việc đề nghị tăng thêm biên chế rất khó. Còn phương thức sao có thêm người làm các vị trí trên mà không phải biên chế sẽ được giải quyết bằng cách khác. Hiện nhiều tỉnh, thành đang hợp đồng người làm việc những vị trí này.

Cũng theo bà Mai Hoa, qua buổi làm việc có ba vấn đề cần đặt ra để tìm hướng giải quyết.

Thứ nhất, phát triển mầm non, đầu tư cho giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, đó là sự quan tâm tới lực lượng công nhân và con em của công nhân. Vì vậy mới có chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế, hình như chính sách đang có vấn đề đối với đối tượng đích hướng tới. Chủ trương hay, chính sách tốt nhưng hiệu quả tác động tới đối tượng đích như thế nào? Không phải số trường số lớp mà phải tính được con em của công nhân trên địa bàn được thụ hưởng chính sách này là bao nhiêu?

Thứ hai, xã hội hóa giáo dục đang có vấn đề. Để phát triển giáo dục, nhà nước không thể lo hết do đó đòi hỏi sự chung tay cả xã hội, trong đó có sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh. Đối với các trường tại các khu công nghiệp cần phải lưu ý vì lương công nhân không nhiều trong khi tiền để đóng theo cơ chế xã hội hóa càng ngày càng tăng.

“Chúng tôi muốn hướng đến xã hội hóa chính là trách nhiệm xã hội của chính các doanh nghiệp đang sử dụng lực lượng lao động là công nhân, phải làm sao thu hút để họ cùng tham gia chăm lo trường lớp. Hiện qua báo cáo tại trường Mầm non 30-4, doanh nghiệp và người lao động cùng hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ là 50%. Chúng ta phải làm sao tăng tỷ lệ doanh nghiệp và giảm tỷ lệ đóng góp của công nhân. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm”, bà Hoa nhấn mạnh.

ADVERTISEMENT

Thứ ba, thực tế hiện nay cho thấy số con em công nhân tham gia gửi tại các trường công lập rất ít, đa phần họ chọn các nhóm trẻ độc lập, tư thục.

“Các trường mầm non công lập đang dư chỉ tiêu. Nhu cầu học của con em công nhân rất lớn nhưng họ lại chọn gửi con ở các nhóm tư thục không bảo đảm chất lượng. Một vấn đề nghịch lý”, bà Hoa nhấn mạnh.

Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục làm việc với UBND huyện Nhà Bè, TP Thủ Đức và UBND TP.HCM vào chiều nay và ngày mai.

Công nhân không mặn mà gửi con ở trường công

Năm học mới sắp đến gần nhưng trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, điều kiện để bé học tại trường rất đơn giản. Bé chỉ cần tạm trú trên địa bàn phường hoặc trong quận.

Đa phần công nhân chọn gửi con ở các nhóm trẻ độc lập, tự thục vì gần nhà. Vị trí của trường hơi bất lợi, đặt ở khu công nghiệp không gần khu dân cư. Mặt khác, các nhóm lớp linh hoạt về thời gian giữ trẻ.

Tại trường cũng tổ chức giữ trẻ ngoài giờ, hiện trường có giữ 7 trẻ. Nhà trường vận động giáo viên hỗ trợ phụ huynh một cách miễn phí

(Bà Nguyễn Thu Hiền, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Tạo)

Học sinh đánh nhau, phụ huynh bức xúc tố Hiệu trưởng THCS Hà Hồi thờ ơ

Mới đây, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được hàng loạt phản ánh của phụ huynh có con đang theo học tại Trường Trung học cơ sở Hà Hồi (huyện Thường Tín, Hà Nội) về việc con em bị bạn cùng trường đe dọa, hành hung, bắt quỳ nhưng nhà trường không có biện pháp phối hợp tích cực cùng phụ huynh ngăn chặn.

ADVERTISEMENT

Cụ thể, theo chị N.Q (có con gái năm nay lên lớp 7) cho phản ánh với phóng viên, vào sáng ngày 11/8 vừa qua, chị nhận được thông tin từ một phụ huynh tên A. phản ánh rằng con của chị là B. từng bị một nhóm bạn trong trường đe dọa, hành hung. Con chị A. cũng bị nhóm này đe dọa và bắt quỳ.

Sau đó, chị A. có đã đến trường để gặp Hiệu trưởng nhà trường là bà Nguyễn Thị Dung thì Hiệu trưởng có trả lời: "Không có lửa làm gì có khói".

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’ - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Phụ huynh bức xúc trước việc trong trường xảy ra nhiều vụ đánh nhau nhưng lãnh đạo nhà trường không nắm bắt, xử lý nghiêm. (Ảnh: NVCC)

Về trường hợp của con chị Q., vị phụ huynh này chia sẻ, con chị , sau đó nhóm bạn D.C bắt cháu quỳ nhưng không được. Nhóm này còn đe dọa cấm con gái chị Q. mách thầy cô, phụ huynh. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc được nhóm bạn đánh con chị Q. là do "nói xấu" trên mạng xã hội.

"Con gái tôi nói bị bạn D.C. cùng 3 bạn khác (1 bạn học lớp 7, 1 bạn học lớp 9 và 1 bạn học ở trường khác) đợi ở ngoài cổng trường khi tan học. Sau đó, D.C. và nhóm bạn quây con tôi, rồi để bạn P.A (học lớp 7) có vóc dáng to lớn đánh", chị Q. kể lại.

Con gái chị Q, bị nhóm bạn của C. đánh ngày 31/7, nhưng khi về nhà cháu chỉ dám im lặng vì sợ bị trả thù. Kiểm tra tin nhắn facebook của con gái, chị Q. phát hiện con bị chửi bới thậm tệ với những ngôn từ vô văn hóa từ D.C.

Sau khi nắm bắt được tình hình sự việc, chị Q. đã lên trường yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường có biện pháp xử lý triệt để tình trạng bạo lực học đường. Tuy nhiên, Hiệu trưởng nhà trường là bà Nguyễn Thị Dung yêu cầu chị Q. phải giải quyết đúng "quy trình", chứ không được lên trực tiếp gặp hiệu trưởng.

"Tôi hỏi Hiệu trưởng là đúng quy trình phải làm như nào, tuy nhiên, cô Dung không trả lời", chị Q. cho hay.

ADVERTISEMENT

‘Trường công dư chỗ, công nhân lại gửi con ở những nơi không đảm bảo’ - ảnh 5

Trường Trung học cơ sở Hà Hồi (Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Thường Tín)

Chị Q. kể tiếp, khi thấy chị lớn tiếng, Phó Hiệu trưởng ở phòng bên cạnh đã sang khuyên giải chị và đưa ra biện pháp giải quyết là yêu cầu các em viết bản tường trình cùng cam kết không tái phạm.

"Năm học nào cũng có vụ đánh nhau giữa học sinh trong trường nhưng Hiệu trưởng không có biện pháp giải quyết triệt để. Bạo lực học đường diễn ra như vậy, phụ huynh làm sao yên tâm khi gửi gắm con em cho nhà trường giáo dục. Bên cạnh đó với môi trường giáo dục không chấm dứt được bạo lực như vậy thì sau này các em ra trường sẽ là con người như nào?", chị Q. bức xúc nói.

ADVERTISEMENT

Vị phụ huynh cũng cho rằng, với thái độ thờ ơ, vô cảm đòi theo quy trình của Hiệu trưởng chắc chắn sẽ còn nhiều vụ bạo lực học đường khác xảy ra.

"Đáng lẽ, lãnh đạo nhà trường phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin học sinh gây gổ, đánh nhau để từ đó mời phụ huynh của các em lên để giải quyết. Tuy nhiên, lãnh đạo trường Trung học cơ sở Hà Hồi không làm được điều này", chị Q. nói.

Phóng viên cũng liên hệ với chị A. (phụ huynh của em B. học sinh bị hành hung), chị A. cho hay, con chị bị nhóm bạn trong trường bắt quỳ và đe dọa do mâu thuẫn trên mạng xã hội. Vụ việc xảy ra vào đầu tháng 8 này.

Để có thông tin khách quan hơn về vấn đề trên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ qua điện thoại với bà Nguyễn Thị Dung - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Hà Hồi để hẹn làm việc trực tiếp. Tuy nhiên, bà Dung nói: "Chưa có gì để trao đổi".

Khi được hỏi về sự việc phụ huynh phản ánh con bị đánh nhưng thiếu sự hợp tác của hiệu trưởng, bà Dung cho hay đã phân công Phó Hiệu trưởng ra giải quyết (trái với thông tin phụ huynh phản ánh là khi phụ huynh ầm ĩ thì phó hiệu trưởng sang trao đổi- phóng viên).

Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc tại sao nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra tại nhà trường nhưng nhà trường lại không có biện pháp giải quyết triệt để, mạnh mẽ, bà Dung né tránh trả lời vấn đề này.

"Về vụ việc trên, chúng tôi đang giải quyết, chưa trả lời ngay được", Hiệu trưởng Trung học cơ sở Hà Hồi nói và tắt máy.

Trước thông tin phụ huynh phản ánh về việc phụ huynh phản ánh bà Dung nói với phụ huynh việc giải quyết phải đúng "quy trình" và việc học sinh bị đánh là:" Không có lửa, sao có khói", phóng viên đã nhắn tin cho vị Hiệu trưởng này nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào.

ADVERTISEMENT

Ngày 16-17/8, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với thầy Phạm Như Ý (Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Tín) nhưng ông đều báo đang bận họp. Vị này cho biết khi xong việc sẽ kiểm tra và xử lý vụ việc.

Nam Định: Huyện Hải Hậu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Sáng 17/8, Phòng GD&ĐT Hải Hậu (Nam Định) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết và tuyên dương khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong năm học 2021-2022; triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng...

Chia sẻ