Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Trường ĐH đột ngột hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh, Bộ GD-ĐT nói gì?

Giáo dục 13/08/2022 - 07:21

Về việc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đột ngột báo hủy kết quả trúng tuyển với thí sinh và dừng tuyển sinh ngành Luật, Bộ GD-ĐT cho hay lý do bởi không đủ điều kiện mở ngành học này. Mới đây, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đột ngột thông báo về việc dừng tuyển sinh ngành Luật dù đã công bố điểm chuẩn học bạ và

Mới đây, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đột ngột thông báo về việc dừng tuyển sinh ngành Luật dù đã công bố điểm chuẩn học bạ và điểm sàn xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT cách đây không lâu.

ADVERTISEMENT

Cụ thể, một số sinh viên trúng tuyển học bạ vào Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhận được thông báo từ nhà trường với nội dung: “Theo như kết quả xét tuyển sớm thì em trúng tuyển ngành Luật và em cũng đã đặt lại nguyện vọng này trên hệ thống của Bộ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan mà nhà trường phải tạm dừng tuyển sinh ngành này vào năm 2022. Nên kết quả trúng tuyển sớm của em vào ngành này không còn nữa, vì thế em cần phải đổi nguyện vọng đã đăng ký lại thành nguyện vọng khác. Nay nhà trường thông báo để em điều chỉnh nguyện vọng”.

Trường ĐH đột ngột hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh, Bộ GD-ĐT nói gì? - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Về sự việc này, một lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho hay, việc trường tổ chức tuyển sinh ngành học này là sai quy định, trái pháp luật. Lý do là bởi trường này không đủ điều kiện mở ngành Luật.

“Trường làm không đúng thì phải sửa, chứ để dẫn tới hậu quả về sau này còn phức tạp hơn. Các thí sinh cũng cần hiểu rằng bình thường nếu theo đúng quy định thì cũng không có lựa chọn này và kể cả có vào học thì các em cũng không thể tốt nghiệp. Rất may việc này được phát hiện ra sớm, may mắn là không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thí sinh”.

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học cũng cho hay, việc này cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi thực chất của thí sinh bởi thời điểm này vẫn đủ thời gian để các em điều chỉnh nguyện vọng đăng ký và lựa chọn ngành/trường khác cho phù hợp. Theo kế hoạch, thí sinh được đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học đến hết ngày 20/8.

Video đang HOT

Thời gian đăng ký nguyện vọng kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian năm học

Năm nay, theo quy định của Bộ GD&ĐT, tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.

ADVERTISEMENT

Việc đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh được thực hiện trong một đợt thay vì hai đợt như trước đây, theo quan điểm của bộ là "để vừa thuận lợi cho thí sinh, vừa tiện cho các trường".

Trường ĐH đột ngột hủy kết quả trúng tuyển của thí sinh, Bộ GD-ĐT nói gì? - ảnh 2

Thời gian đăng ký nguyện vọng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thời gian năm học. Ảnh: VOV.

Thí sinh dao động với các lựa chọn của mình

Thời gian để thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống bắt đầu từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8. Từ ngày 1/9 đến hết ngày 15/9, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống. Một số trường đại học cho rằng thời gian đăng ký nguyện vọng trong gần một tháng là quá dài, dễ khiến thí sinh dao động với các lựa chọn của mình.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Aận tải, nêu ý kiến thí sinh chỉ đăng ký một lần, đồng thời đã có kết quả thông báo đủ điều kiện trúng tuyển sớm. Vì vậy, tâm lý thí sinh hiện nay cũng cân nhắc giữa một số ngành và một số điểm.

Khi có điểm thi, khoảng độ 1-2 tuần, thí sinh cũng có thể xác định và điều chỉnh nguyện vọng của mình. Điều này xuất phát từ nguyên nhân thí sinh không có thông tin nào khác ngoài thông tin của các trường cung cấp, kết quả bài thi và nguyện vọng mong muốn của mình để đặt vào hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT.

ADVERTISEMENT

Cùng quan điểm này, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng do là năm đầu tiên triển khai việc đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển đại học của thí sinh lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, Bộ GD&ĐT sẽ kéo dài thời gian để dễ xử lý các tình huống kỹ thuật phát sinh nếu có.

Ảnh hưởng kế hoạch của các trường

Tuy nhiên, ông Triệu cho rằng việc kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng của thí sinh và thời gian tổ chức xét tuyển đến giữa tháng 9 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo chung của các trường đại học.

Theo ông, thời gian đăng ký nguyện vọng chỉ nên kéo dài đến chục ngày là nhiều, thời gian để chạy xét tuyển cũng vậy. Như mọi năm, việc này chỉ mất 3 ngày là xong, nếu nhiều cũng khoảng chục ngày, bây giờ 15 ngày thì quá dài và ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung.

"Nếu xét kỹ, việc kéo dài này chắc chắn không hiệu quả, bởi chúng ta tốn rất nhiều thời gian cho mùa tuyển sinh và nhiều việc kèm theo. Khóa mới này, nếu theo lịch như vậy, các kế hoạch bị phá vỡ, học sinh không còn ngày nghỉ hè, hoạt động của trường cũng ảnh hưởng", ông Bùi Đức Triệu nói.

ADVERTISEMENT

Theo ông Trần Đình Phong, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, năm nay, các thí sinh chỉ trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất dù xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau. Vì vậy, các em cũng không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khi đăng ký nguyện vọng.

Điều này có thể dễ cho thí sinh, nhưng lại khó cho các trường. Đến thời điểm này, nhà trường vẫn không biết số thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm có đăng ký nguyện vọng vào trường hay không, nên việc tuyển đủ chỉ tiêu là bài toán khó.

Những năm trước, dựa trên số sinh viên xác nhận nhập học vào trường, trường biết còn bao nhiêu chỉ tiêu để xét tuyển theo phương thức khác. Nhưng năm nay, nhà trường hoàn toàn không biết, dẫn đến bài toán khó.

"Tôi nghĩ rằng rất nhiều trường sau tuyển sinh đợt 1 sẽ phải thực hiện tiếp các đợt tuyển sinh tiếp theo để đảm bảo chỉ tiêu của mình, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo. Đến cuối tháng 9 mà vẫn chưa tuyển sinh xong, trường rất khó để triển khai đào tạo trong năm tiếp theo", ông Trần Đình Phong cho hay.

Thực tế, số liệu thống kê trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT cho thấy việc kéo dài thời gian đăng ký nguyện vọng cũng khiến thí sinh dao động, đắn đo nhiều hơn.

Đến 12h ngày 9/8, gần hết 2/3 thời gian đăng ký nguyện vọng nhưng mới chỉ hơn 451.000 thí sinh nhập nguyện vọng lên hệ thống, trong khi số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là hơn 939.000 em.

Nhiều ý kiến cho rằng việc Bộ GD&ĐT kéo dài thời gian xét tuyển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, đồng thời phải đảm bảo quyền tự chủ tuyển sinh và triển khai kế hoạch đào tạo của các trường đại học.

Cả nước có trên 939.500 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển Thông tin từ Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến 17 giờ ngày 10/8, cả nước có trên 939.500 thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng là gần 477.000....

Chia sẻ