Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Trường học loay hoay chờ khi ‘môn Lịch sử có cả lựa chọn và bắt buộc’

Giáo dục 01/07/2022 - 03:04

Nhiều trường THPT nói sốt ruột chưa rõ chương trình môn Lịch sử ở bậc THPT mới liệu có được thiết kế gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn hay không khi mà năm học mới cận kề

Một trong những nội dung của Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa được ban hành là yêu cầu nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Thông tin này khiến hiệu trưởng nhiều trường THPT lo lắng kế hoạch được xây dựng sẽ bị xáo trộn khi năm học mới cận kề.

Trước đó, theo thiết kế của chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai từ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT, học sinh sẽ chỉ còn học 5 môn bắt buộc. Các môn còn lại sẽ được đưa vào danh sách môn lựa chọn theo nhóm. Môn Lịch sử trở thành một trong những môn lựa chọn ở cấp THPT với cụm môn Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Trường học loay hoay chờ khi ‘môn Lịch sử có cả lựa chọn và bắt buộc’ - ảnh 1

Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.

Một số hiệu trưởng cho hay, nếu chỉ điều chỉnh ở một môn học vẫn có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn, kế hoạch giáo dục nhà trường, công tác tuyển sinh lớp 10 và cả kế hoạch biên chế năm học như tính toán số tiết/giáo viên, phân công giáo viên.

Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) nói đang chờ phương án cuối cùng được Bộ GD-ĐT đưa ra.

Theo ông Tùng, hiện, dù chưa có thông báo chính thức về việc học sinh khối 10 năm học 2022-2023 – khối đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, sẽ học môn Lịch sử bắt buộc và lựa chọn như thế nào, song nhà trường đã phải lên các phương án thay đổi lại so với dự kiến.

Nếu môn Lịch sử bậc THPT được xác định gồm cả phần kiến thức bắt buộc, thì với 11 lớp 10, số tiết môn Lịch sử sẽ tăng ít nhất 11 hoặc 22 tiết/1 tuần (tùy vào phân phối chương trình là 1 hay 2 tiết/tuần).

“Trong trường hợp đó chúng tôi sẽ phải tính đến cả việc tuyển thêm 1 giáo viên môn Lịch sử. Thế nhưng, nếu tuyển vội vàng cũng lo sẽ không có được giáo viên chất lượng khi các trường tư thục sẽ bắt đầu năm học từ khoảng 1/8/2022.

Video đang HOT

Ngoài ra, nếu tăng số tiết môn Lịch sử thì phải giảm số tiết tăng cường một số môn khác trong các tiết học buổi chiều (Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp học 2 buổi/ngày -PV). Như vậy, các bộ môn đó phải điều chỉnh lại kế hoạch đã chuẩn bị trong hè”.

Ông Tùng cũng băn khoăn liệu có sử dụng được sách giáo khoa đã viết theo chương trình ban đầu hay không.

“Hiện nay, công tác tập huấn chuyên môn của bộ môn Lịch sử vẫn bám theo các bộ sách đã có. Không biết chương trình học bắt buộc có thực sự hấp dẫn giáo viên hay không khi thời gian biên soạn rất ngắn bởi năm học đã rất cận kề”.

Cô T., hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng cho biết cũng đang chờ đợi hướng dẫn.

“Nhà trường cũng đành chờ đợi có kết luận cuối cùng để tính phương án chuẩn bị triển khai một thể. Với lớp 10 tuyển sinh năm nay, chúng tôi sẽ làm một cuộc tư vấn định hướng đầu cấp, nhưng dự kiến sẽ rất khó khăn”.

Cô giáo này cho rằng nếu theo lẽ thường, việc điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn sang có cả phần bắt buộc và phần tự chọn thì thiết kế Chương trình phổ thông mới cũng phải thay đổi.

“Có thể sẽ phải sửa số tiết, không chỉ môn học này mà mà còn kéo theo sửa số tiết các môn học khác. Bởi theo thiết kế ban đầu, môn học bắt buộc là 12 tiết/tuần, môn học lựa chọn 10 tiết/tuần, cộng với các chuyên đề học tập, các hoạt động giáo dục địa phương, tổng cộng là 29 tiết/tuần.

Nếu Lịch sử vừa gồm bắt buộc vừa gồm phần tự chọn thì liệu có phải tăng số tiết? Như vậy liệu có phải giảm số tiết của môn học nào trước đây?” – vị hiệu trưởng băn khoăn.

Dù vậy, nữ giáo viên cho biết, điều quan trọng nhất vẫn là cần làm sao để môn Lịch sử được khẳng định bằng cách dạy học, phương pháp giảng dạy, sức hấp dẫn của sách giáo khoa qua việc học sinh hứng thú.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) nói việc chọn tổ hợp để dạy học, để học không khó nhưng câu hỏi đặt ra là sau 3 năm học theo tổ hợp thì việc chọn này sẽ đi đâu.

“Chúng tôi, giáo viên và phụ huynh rất cần Bộ có câu trả lời để định hướng cho học sinh, bởi giáo dục phải có tầm nhìn dù chỉ là 1 niên khóa, chứ không thể cứ để học rồi đến ngày thi rồi mới chọn lựa”, ông Phú nói và trăn trở cũng rất cần câu trả lời cho câu hỏi năm 2025 thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo kiểu gì để tư vấn phụ huynh lựa chọn.

Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) thì chờ đợi nội dung thiết kế môn Lịch sử cô đọng, hợp lý, vừa sức để học sinh cảm thấy học Sử không nặng nề.

Theo thầy Du, trong trường hợp nếu là môn học lựa chọn có phần bắt buộc, Bộ GD-ĐT có thể lựa chọn các nội dung cần thiết từ chương trình cũ đề thiết kế ra phần bắt buộc cho học sinh.

Cá nhân thầy Du cho rằng mọi sự thay đổi đều chấp nhận được khi vị trí môn Lịch sử được coi trọng thật sự trong chương trình phổ thông.

Góp ý của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng về học môn Lịch sử trong chương trình GDPT mới

Việc đó là đúng hướng, như Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ ra.

LTS: Việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn trong chương trình trung học phổ thông mới, bắt đầu triển khai với lớp 10 từ năm học 2022-2023 vẫn đang là tâm điểm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có nhận được bài viết của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết cùng độc giả.

Về môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông, tôi xin góp mấy ý kiến sau đây:

Thứ nhất, việc học lịch sử, nhất là đối với lịch sử dân tộc, là quan trọng và cần thiết, để có kiến thức, xây dựng nhận thức, nhân cách và phương pháp tư duy; cần học ở các cấp phổ thông và đại học, trong trường, ngoài trường, và cả đời, với các phương thức khác nhau.

Thứ hai, đến hết lớp 9, tức là kết thúc trung học cơ sở, cần hoàn thành việc dạy và học những kiến thức và phương pháp tư duy phổ thông cơ bản đồng loạt cho tất cả học sinh đối với tất cả các thời kỳ lịch sử của dân tộc từ xa xưa đến ngày nay. Tinh thần này đã thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sang trung học phổ thông (từ lớp 10 trở lên) có việc củng cố phần đã học trước đó nhưng chủ yếu là học nâng cao, mở rộng, có phân hóa theo định hướng nghề nghiệp (phân ngành, phân ban). Tùy theo môn học, mà phân ban này học nhiều hơn, phân ban kia học ít hơn, có bắt buộc và có tự chọn, chứ không phải tất cả đều học chung một chương trình như nhau.

Trường học loay hoay chờ khi ‘môn Lịch sử có cả lựa chọn và bắt buộc’ - ảnh 2

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ảnh:GDVN)

Thứ ba, trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã thiết kế theo hướng học phân hóa ở trung học phổ thông. Việc đó là đúng hướng, như Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ ra. Đó là sự tiến bộ, cần được khẳng định, và không nên quay lại học bắt buộc đối với tất cả học sinh một chương trình đồng loạt giống nhau như trước đây.

Việc còn lại là cần lắng nghe các góp ý, cầu thị để tiếp thu, hoàn thiện chương trình, nhằm có phương án học phân hóa sao cho tốt nhất có thể. Đó cũng là định hướng xử lý tình hình tư tưởng và công việc hiện nay về môn học Lịch sử.

Thứ tư, theo ý kiến của tôi, 3 môn học rất cơ bản cần thiết cho học sinh trung học phổ thông ở tất cả các phân ban là Toán, Ngữ văn và Lịch sử. Các môn này không chỉ là yêu cầu về kiến thức mà hơn nữa còn là xây dựng con người, ý thức, nhân cách và phương pháp tư duy (đó là chưa kể 2 môn công cụ là Ngoại ngữ và Tin học).

Nhưng 3 môn cơ bản này không phải học đồng loạt giống nhau một chương trình đối với tất cả học sinh, mà học nhiều hơn và ít hơn theo các phân ban gắn với định hướng nghề nghiệp. Ví dụ, định hướng cho lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn thì học Ngữ văn và Lịch sử nhiều hơn, học Toán ít hơn, còn lĩnh vực Khoa học tự nhiên, kỹ thuật thì học Toán nhiều hơn và Ngữ văn, Lịch sử ít hơn.

Thứ năm, khi điều chỉnh một môn trong chương trình thì sẽ dẫn đến nhiều môn khác, kể cả lớp trên lớp dưới nữa, cũng phải điều chỉnh theo trong một tổng thể vì chúng có quan hệ với nhau về thời lượng và nội dung. Vì vậy phải có thời gian nhất định. Cần giao cho một hội đồng để nghiên cứu điều chỉnh phù hợp.

Trong khi chưa điều chỉnh kịp thì có thể sử dụng phương pháp bổ cứu tạm thời theo kiểu chương trình ngoại khóa. Vì thời gian chỉ còn vài ba tháng nữa là đến năm học mới, chưa biết có khả năng điều chỉnh kịp không mà năm học thì không thể lùi lại, làm vội không khoa học thì dễ bị rối thêm.

Nếu Lịch sử là môn học bắt buộc, chương trình cần điều chỉnh những gì? Nếu lịch sử là môn bắt buộc ở trung học phổ thông thì không cần phải thay đổi môn Lịch sử ở các cấp. Năm học 2022-2023 thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh lớp 10 được lựa chọn 5 môn học lựa chọn,...

Chia sẻ