Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Vĩnh Phúc: 204 trường thiếu GV, hàng trăm trường cơ sở vật chất xuống cấp

Giáo dục 05/10/2022 - 10:00

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc: các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến tháng 9/2022, Sở Giáo dục Vĩnh Phúc đã thực hiện đánh giá ngoài và công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho 126 trường, bao gồm 51 trường mầm non, 34 trường tiểu học, 41 trường trung học cơ sở.

ADVERTISEMENT

Còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, cơ cấu giáo viên không hợp lý

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Cụ thể, về diện tích, toàn tỉnh có 15 trường diện tích nhỏ hẹp, diện tích bình quân/học sinh không đạt tiêu chuẩn (bao gồm 4 trường mầm non, 4 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở).

Còn 61 trường trên toàn tỉnh (bao gồm 15 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 29 trường trung học cơ sở) thiếu sân chơi, bãi tập, tường rào hoặc sân chơi, bãi tập, tường rào đã xuống cấp, cần sửa chữa.

Vĩnh Phúc: 204 trường thiếu GV, hàng trăm trường cơ sở vật chất xuống cấp - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa phòng học, phòng chức năng, các hạng mục công trình khác còn chậm tiến độ. (Ảnh minh họa: Doãn Nhàn)

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc còn 171 trường (bao gồm 35 trường mầm non, 72 trường tiểu học, 64 trường trung học cơ sở) thiếu phòng học, phòng bộ môn, khối phòng quản trị, khối phụ trợ; nhiều phòng học đã xuống cấp, cần sửa chữa. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa phòng học, phòng chức năng, các hạng mục công trình khác còn chậm tiến độ.

Về các trang thiết bị, đồ dùng: Thiết bị dạy học lớp 2, 3 và lớp 6, 7 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được cung cấp đầy đủ, gây khó khăn trong công tác giảng dạy. Thiết bị dạy học đối với cấp học mầm non, các khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 đã hết thời gian khấu hao, nhiều thiết bị không còn sử dụng được, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giáo dục của các nhà trường và việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Theo thống kê của các đơn vị cho thấy, hiện nay trên toàn tỉnh có 87 trường thiếu nhiều thiết bị (bao gồm 28 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 36 trường trung học cơ sở). Thiết bị phòng học bộ môn, phòng học chức năng của nhiều trường đã hết khấu hao, hỏng, đặc biệt hầu hết các trường trung học cơ sở chưa có phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội theo qui định về cơ sở vật chất trường trung học cơ sở tại Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT.

ADVERTISEMENT

Video đang HOT

Kinh phí của các nhà trường dành cho mua sắm thiết bị dạy học còn hạn chế; công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư mua sắm thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn.

Về điều kiện chất lượng nhà vệ sinh, toàn tỉnh Vĩnh Phúc còn 14 trường thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh đã xuống cấp (bao gồm 9 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở) cần xây dựng mới, sửa chữa.

Về thư viện, còn 29 trường trên toàn tỉnh thiếu nhà thư viện hoặc phòng thư viện không đủ diện tích, nhà thư viện đã xuống cấp (bao gồm 18 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở) cần xây dựng mới, sửa chữa.

Cũng theo báo cáo của Sở Giáo dục Vĩnh Phúc, hiện nay còn 204 trường trên toàn tỉnh thiếu giáo viên (bao gồm 68 trường mầm non, 66 trường tiểu học, 70 trường trung học cơ sở), và sẽ tiếp tục thiếu nhiều hơn trong 5 năm tiếp theo (do tăng dân số và quá trình chia tách lớp học để đảm bảo tỉ lệ học sinh/lớp theo qui định).

Ngoài ra, toàn tỉnh cũng còn 37 trường thiếu nhân viên chuyên trách (nhân viên y tế, nhân viên phụ trách thiết bị).

“Còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, cơ cấu giáo viên không hợp lý, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở”, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc nhận định.

Đảm bảo các điều kiện dạy và học tối thiểu đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, theo đó phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ trường chuẩn quốc gia (theo chuẩn mới) đạt 70% trở lên ở tất cả các cấp học.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành giáo dục Vĩnh Phúc thực hiện một số giải pháp như:

Về cơ sở vật chất: Đối với diện tích xây dựng trường học, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, trên cơ sở rà soát qui mô học sinh, diện tích quỹ đất, các địa phương xây dựng phương án chuyển các trường không đủ diện tích theo qui định đến địa điểm mới hoặc bổ sung đất để ở rộng trường đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn quốc gia.

ADVERTISEMENT

Về khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh rà soát, chỉ đạo việc lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, đẩy nhanh tiến độ thi công để bảo đảm hoàn thành các hạng mục xây dựng sân chơi, bãi tập đúng thời gian qui định.

Xây dựng phòng học, phòng chức năng: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh rà soát, có phương án bổ sung các phòng học, các phòng chức năng để đảm bảo các điều kiện dạy và học tối thiểu đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Yếu tố về trang thiết bị, đồ dùng: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, mua sắm đủ thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; bổ sung, trang bị thêm thiết bị để cho trẻ mầm non hoạt động.

Khắc phục khó khăn về đội ngũ của ngành giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện tuyển dụng, đáp ứng đủ giáo viên theo quy định. Đồng thời xác định cần có cơ chế phù hợp để hợp đồng bổ sung giáo viên còn thiếu trong giai đoạn chưa bổ sung được biên chế.

Điểm sáng vùng ven dạy tiếng Anh lớp 3 Chương trình mới

Vĩnh Phúc: 204 trường thiếu GV, hàng trăm trường cơ sở vật chất xuống cấp - ảnh 2

Học sinh khối lớp 3 hứng thú với môn Anh văn.

ADVERTISEMENT

Trong khi một số nơi đang đỏ mắt tìm nguồn tuyển giáo viên Anh văn để triển khai dạy học lớp 3 Chương trình GDPT 2018, thì tại một số địa phương vùng ven, vùng khó của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại đảm bảo 100% đội ngũ thực hiện môn học bắt buộc trong năm học này.

Chủ động đón đầu

Thông thường, các trường ở vùng nông thôn sẽ khó khăn khi tổ chức dạy học tiếng Anh lớp 3. Thế nhưng nhờ chuẩn bị từ sớm, lộ trình rõ ràng, nhiều trường làng ở ĐBSCL lại chủ động trong việc dạy học.

Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương khó khăn của tỉnh, việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Thế nhưng năm học 2022 - 2023, toàn huyện có 42 giáo viên thuộc biên chế dạy ngoại ngữ được 26 trường phân công đảm bảo 100% lớp 3 được học môn này theo Chương trình GDPT 2018, trong đó 2 giáo viên ngoại ngữ được tuyển mới.

Ông Nguyễn Hữu Thuận, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình, cho biết, năm học đầu tiên môn Tiếng Anh bắt buộc ở khối lớp 3, phòng GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND từ năm học trước để đầu tư xây dựng thêm phòng học, tuyển dụng giáo viên; chỉ đạo các trường sắp xếp đội ngũ để giảng dạy môn học này.

"Để có đủ đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh trong năm học này là nhờ sự chuẩn bị và định hướng của ngành nhiều năm qua. Ngành GD tỉnh đã mạnh dạn đưa môn Tiếng Anh vào chương trình tự chọn ở các khối lớp tiểu học từ những năm trước. Nhờ vậy khi thực hiện chương trình mới, ngành GD huyện cơ bản bắt nhịp và đảm bảo đội ngũ", ông Thuận chia sẻ thêm.

ADVERTISEMENT

So với những địa phương khác, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) là vùng ven của thành phố. Năm học này, toàn huyện có 16 trường tiểu học và 1 trường tiểu học - THCS, với 26 điểm lẻ. Nhưng khi triển khai dạy học Tiếng Anh ở lớp 3, huyện cũng có lợi thế về việc đảm bảo đội ngũ.

Theo Trưởng phòng GD&ĐT - ông Nguyễn Văn Dũng, nhờ thực hiện mô hình "Trường học điển hình đổi mới", ngành GD huyện đưa Tin học và Anh văn vào môn học tự chọn của nhà trường. Đồng thời, cùng với việc nỗ lực xóa điểm lẻ, sắp xếp lại trường lớp... cho nên cơ bản Vĩnh Thạnh có được đội ngũ giáo viên đảm bảo hơn so với một số nơi khác.

Nhiều chính sách cho giáo viên

Để đảm bảo giáo viên đứng lớp, một số địa phương đã chủ động xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực về phục vụ địa phương, nhờ vậy đáp ứng yêu cầu về nhân sự thực hiện chương trình mới.

Vĩnh Phúc: 204 trường thiếu GV, hàng trăm trường cơ sở vật chất xuống cấp - ảnh 3

Tiết học Anh văn lớp 3 tại Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).

Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), cho hay, huyện Châu Thành là một trong những địa phương còn khó khăn, nhiều học sinh hằng ngày phải vượt khó đến trường.

Nhờ sự hỗ trợ từ lãnh đạo địa phương, đặc biệt là các chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có giáo viên Anh văn, Tin học và Mỹ thuật, nên khi triển khai Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là tổ chức dạy học bắt buộc đối với môn Tiếng Anh và Tin học, ngành GD huyện đảm bảo thực hiện 100% đối với học sinh khối lớp 3. Năm học này, huyện có 15 biên chế giáo viên Tiếng Anh/12 trường tiểu học.

ADVERTISEMENT

Năm học 2022 - 2023, ngành GD huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) được địa phương phê duyệt ngân sách gần 20 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho chương trình lớp 3 mới. Đội ngũ giáo viên, toàn huyện có 31 biên chế tham gia giảng dạy môn Tiếng Anh, cơ bản đáp ứng dạy học bắt buộc cũng như nhu cầu của học sinh.

Ngoài xây dựng các chính sách thu hút nguồn lực cho ngành, việc giữ chân giáo viên gắn bó với địa phương cũng đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của lãnh đạo các trường. Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh) có một điểm chính và 3 điểm lẻ, với tổng số 446 học sinh, trong đó khối lớp 3 có 92 em. Hiện, trường có 2 giáo viên giảng dạy môn Anh văn. Mặc dù phải di chuyển qua lại giữa các điểm lẻ, tuy nhiên đường giao thông thuận tiện, mặt khác khoảng cách giữa các điểm tương đối gần nên việc triển khai giảng dạy môn học này không quá khó khăn.

Thầy Vũ Quang Trung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An, chia sẻ: "Để khích lệ tinh thần cũng như tạo động lực cho đội ngũ giáo viên gắn bó với nghề, nhà trường chủ động xây dựng thời khóa biểu ưu tiên cho các giáo viên bộ môn, thực hiện giảm tiết, đưa vào tiêu chí xét thi đua, trích thêm kinh phí vào thu nhập tăng thêm. Ban giám hiệu cũng thường xuyên thăm hỏi, nhờ vậy giáo viên yên tâm gắn bó với nghề".

Màn hình LED sân trường - giải pháp số hóa hiệu quả cho hoạt động giáo dục Trang bị màn hình LED sân trường cũng là một giải pháp đầu tư hiệu quả cho giáo dục, góp phần thực hiện tốt chương trình GDPT 2018. Vinh danh học sinh quận Ba Đình qua hệ thống màn hình Led sân trường. Đòn bẩy "bứt phá" chất...

Chia sẻ