Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

98,5% dân số Indonesia đã có kháng thể phòng chống COVID-19

Thế giới 13/08/2022 - 11:14

Theo cuộc khảo sát do Bộ Y tế Indonesia và Khoa Y tế công cộng thuộc Đại học Indonesia thực hiện, một bộ phận lớn người dân Indonesia đã có kháng thể phòng chống lây nhiễm COVID-19

98,5% dân số Indonesia đã có kháng thể phòng chống COVID-19 - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Cuộc khảo sát cho thấy tính đến tháng 7, có 98,5% dân số Indonesia đã có kháng thể phòng chống COVID-19, tăng so với khoảng 88% dân số trong một nghiên cứu phát hiện vào tháng 12/2021.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 11/8, một trong những nhà nghiên cứu tham gia khảo sát, Iwan Ariawan cho biết người dân Indonesia có những kháng thể này nhờ tiêm chủng, mắc bệnh hoặc cả hai. Con số này cũng phù hợp với mức độ bao phủ tiêm chủng gia tăng, trong đó có tiêm các mũi vaccine tăng cường từ ngày 12/1.

Theo ông Iwan, việc tuân thủ quy định phòng chống dịch đóng vai trò rất quan trọng bởi tỉ lệ dân số có kháng thể tăng không đảm bảo rằng họ sẽ không mắc bệnh nữa, mà chỉ làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc tử vong do COVID-19.

Video đang HOT

Cuộc khảo sát được thực hiện đối với trên 17.000 người ở 100 khu vực ở Indonesia bằng hình thức trả lời bảng câu hỏi và xét nghiệm máu.

* Trong khi đó, Malaysia, nước láng giềng của Indonesia, đang khuyến khích người dân tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 2.

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết bộ đang nỗ lực nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ông cũng bày tỏ hy vọng các bác sĩ sẽ tiếp tục khuyến khích những bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19 tiêm mũi tăng cường thứ hai.

Theo thống kê của Bộ Y tế Malaysia, tính đến hết tháng 7, 5% số người dân ở nước này từ 70 – 79 tuổi đã tiêm nhắc lại lần thứ 2 trong khi con số này chỉ là 4,5% ở những người từ 80 tuổi trở lên. Bộ trưởng Jamaluddin cho biết con số này vẫn còn khá thấp và bộ sẽ khuyến nghị và khuyến khích những người trên 50 tuổi và có vấn đề về sức khỏe nên thực hiện mũi tiêm thứ hai.

ADVERTISEMENT

Khảo sát cho thấy 85% dân số Indonesia có kháng thể chống lại COVID-19

Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cảnh báo hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có thể giúp ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới hay không.

98,5% dân số Indonesia đã có kháng thể phòng chống COVID-19 - ảnh 2
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

Cuộc khảo sát do các nhà nghiên cứu của Đại học Indonesia thực hiện đối với 22.000 người trong giai đoạn từ tháng 10 - 12/2021. Kết quả cho thấy người dân Indonesia có kháng thể chống virus SARS-CoV-2 từ cả tiêm chủng và mắc COVID-19. Nhà dịch tễ học Pandu Riono cho biết khả năng miễn dịch cộng đồng có thể là lý do khiến số ca mắc COVID-19 ở Indonesia không tăng mạnh kể từ giữa năm 2021.

Ông Pandu nhận định những kháng thể này có thể có hiệu quả trước các biến thể mới, trong đó có Omicron, mặc dù điều này sẽ cần nhiều tháng để kiểm chứng. Tuy nhiên, cuộc khảo sát không phủ nhận tính cần thiết của việc tiêm vaccine, kể cả đối với những người đã từng mắc COVID-19. Ngoài ra, kết quả khảo sát vẫn đang được xem xét nhằm đánh giá hiệu quả của từng loại vaccine đối với nồng độ kháng thể trên cơ thể người.

Trong khi đó, nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại Đại học Griffith của Australia, cho rằng những phát hiện trên cần được cân nhắc một cách thận trọng vì tỷ lệ tiêm chủng của Indonesia thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, và chưa rõ các kháng thể này sẽ tồn tại bao lâu.

ADVERTISEMENT

Sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai liên quan đến biến thể Delta đạt đỉnh vào tháng 7 và tháng 8/2021, số ca nhiễm mới hằng ngày ở Indonesia đã giảm mạnh từ hơn 50.000 ca xuống còn vài trăm ca trong những tháng gần đây. Indonesia có khoảng 250 ca nhiễm biến thể Omicron, song hầu hết là các ca nhập cảnh, trong khi số ca nhiễm trong cộng đồng tương đối thấp, không đủ để dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới như tại nhiều nước.

Về tình hình tiêm chủng, phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết Indonesia đã thành công trong việc đạt được mục tiêu tiêm phòng COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với khoảng 40% dân số đã được tiêm chủng vào cuối năm 2021.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 6/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết đến ngày 22/12/2021, nước này đã đạt được mục tiêu của WHO về việc tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số. Trong suốt năm 2021, Indonesia đã nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine cho người dân.

Trong số này, có 20,15% vaccine đến từ cơ chế chia sẻ vaccine trên toàn cầu COVAX và phần còn lại là được các nước viện trợ và cung cấp miễn phí. Tính đến cuối tháng 12/2021, nước này đã tiêm được hơn 270 triệu liều vaccine, đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Brazil.

ADVERTISEMENT

Cũng theo Ngoại trưởng Retno, thách thức tiếp theo là đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số vào giữa năm 2022. Trong năm nay, ngoại giao y tế sẽ tiếp tục là một trong những ưu tiên của Indonesia, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng y tế, cả về năng lực sản xuất thuốc và vaccine. Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu có thể tự sản xuất vaccine và trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực. Việc phát triển mạng lưới nghiên cứu và sản xuất vaccine cũng sẽ tiếp tục được khuyến khích, bao gồm cả thông qua Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI).

Kháng thể suy giảm sau khi tiêm mũi nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 Theo nghiên cứu công bố ngày 19/7 tại Mỹ, các mũi tiêm nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 tạo ra lượng kháng thể trung hòa cao đối với biến thể Omicron, song lượng kháng thể này suy giảm đáng kể trong vòng 3 tháng. Nhân viên y tế tiêm...

Chia sẻ