Tin247

Cho con "chiếc nạng", cha mẹ khiến con không thể bay cao bay xa

08 May,24

Có một người mẹ phàn nàn rằng, cô bỏ ra vài triệu mỗi tháng để thuê gia sư nhưng điểm số của con trai không cải thiện. Không những vậy, cậu bé còn tỏ ra giận dỗi và nói mình không thích học, thà lấy tiền đó mua một chiếc xe đồ chơi còn vui hơn.

Cô không muốn đứa con duy nhất trong nhà thua ngay từ vạch xuất phát, bị các bạn cùng lứa bỏ lại phía sau, thậm chí không có cơ hội vượt lên.

Nghe những lời có lẽ một số người cảm thấy xót thương cho đứa trẻ. Cậu bé ngay từ nhỏ đã phải chịu áp lực nặng nề từ việc học , còn mâu thuẫn với cha mẹ mình. Nếu điều này tiếp tục kéo dài, có lẽ cậu bé sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn với việc học.

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, trường hợp như người mẹ này không hiếm. Có nhiều phụ huynh tiêu tốn tiền bạc và sức lực vào nỗi lo học tập của con mình. Tuy nhiên, dù lo lắng cho tương lai con cái tới đâu, nếu nỗ lực không đúng chỗ, cuối cùng mọi thứ đều vô ích.

Nhưng chuyên gia tâm lý Li Xue (Trung Quốc) cho biết: "Ngoại lực cũng có thể thúc đẩy một người nhưng cảm giác mà nó mang lại là cạnh tranh, đau đớn và tổn thương bên trong. Những người dựa vào động lực bên ngoài để tiến lên không thể tồn tại lâu dài, sớm muộn gì cũng sẽ gặp phải phản ứng dữ dội".

Nếu bn đưa cho con mình mt chiếc gy, đng trách tr không th chy

Có một số sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, họ tỏ ra chán chường, sống buông thả bản thân, không có mục đích sống, không định hướng tương lai. Nhiều người thắc mắc tại sao những sinh viên này lại trở nên như vậy?

Phải đến khi xem video của một người thầy tên Yu Minhong (Trung Quốc), họ mới hiểu hết mấu chốt của vấn đề.

Con trai của thầy Yu học không giỏi bằng chị gái, điểm số luôn ở mức trung bình trong lớp. Thời gian đầu, ông rất vất vả và luôn suy nghĩ xem có nên thuê gia sư cho con trai để nâng cao điểm số hay không.

Nhưng sau đó ông nghĩ lại và nhận ra rằng đây không phải là điều đúng đắn. Thuê nhiều gia sư cho con trai chẳng khác nào tặng cho con trai "chiếc nạng".

Điều gì sẽ xảy ra nếu con trai thầy Yu vào đại học, sau đó tất cả những chiếc nạng này bị lấy đi và cậu không thể tự lập?

Ảnh minh họa.

Giả sử thầy Yu có thể đưa con trai mình vào một trường đại học danh tiếng thế giới bằng "chiếc nạng", một người làm cha như ông phải làm gì nếu con trai không theo kịp việc học và cuối cùng phải bỏ học?

Thực ra, những lo lắng và thắc mắc của thầy Yu không phải là không có lý. Bởi vì những bi kịch tương tự có rất nhiều.

Bác sĩ tâm thần trẻ em Wu Qi phát hiện ra một sự thật sau khi tiếp xúc với số lượng lớn trẻ em có vấn đề.

Nhiều đứa trẻ nghe lời cha mẹ, chăm chỉ ôn thi, đậu vào đúng ngôi trường cha mẹ mong muốn, sau cùng lại không thể thích nghi và tự lập trong môi trường mới. Kết quả tất yếu những đứa trẻ này cảm thấy bị sốc, trở nên chán nản, lo lắng và mắc các bệnh tâm thần khác nhau.

Những đứa trẻ có cha mẹ "trực thăng" rất có thể sẽ khó sống được cuộc sống của chính mình. Bởi vì cha mẹ chịu trách nhiệm về việc con mình đọc sách, bài tập về nhà và việc học và tận dụng mọi cơ hội để can thiệp vào mọi hành động của con.

Kết quả là não không có cơ hội hoạt động, tất cả đều là "mẹ muốn cái này" và "con phải làm cái này" từ cha mẹ. Dần dần, não trẻ ngừng suy nghĩ và được thay thế bằng các hormone gây căng thẳng từ thế giới bên ngoài, không còn động lực để phát triển bản thân.

Quay lại câu chuyện về con trai của thầy Yu Minhong. Cha mẹ không can thiệp hay can dự vào việc học của anh nữa, sau đó anh thi đậu vào một trường đại học bình thường. Một mình đối mặt với áp lực của thế giới tương lai, anh đã nhận ra khuyết điểm của mình, bắt đầu nỗ lực làm việc và kết quả ngày càng tốt hơn.

Từ đó, thầy Yu đi đến kết luận: "Để giáo dục trẻ em, cha mẹ phải cho chúng không gian và cơ hội để chúng tự học hỏi và phát triển".

Giống như việc đừng lúc nào cũng nghĩ tới việc cho con mặc những bộ đồ thật đẹp, bởi nó sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái khi hoạt động và làm bất cứ điều gì mình muốn. Thay vào đó, cha mẹ hãy mặc cho con quần áo rộng rãi, thoáng mát để con thoải mái chạy nhảy.

Tóm lại, cha mẹ nào cũng mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con mình nhưng họ phải xét xem điều đó liệu có thực sự là thứ mà đứa trẻ mong muốn và phù hợp hay không? Khi đứa trẻ được tự do là chính mình, được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn thay vì cưỡng ép, chúng sẽ phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

Cùng chuyên mục