Tin247

Cuộc sống chiến sĩ Điện Biên 70 năm sau giải phóng

08 May,24

Hòa vào dòng người mừng ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ông Hoàng Văn Bảy đi dọc nghĩa trang liệt sĩ, lên đồi A1 - những nơi mình từng đánh trận mùa hè 1954. Cụ ông 93 tuổi quê Nghệ An, năm ấy là chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, một trong những đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau ngày giải phóng, ông về đồng bằng rồi đóng quân ở Phú Thọ. Năm 1958, Đại đoàn 316 nhận lệnh trở lại Tây Bắc làm nhiệm vụ mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng nông trường, làm hậu phương chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Ông Bảy cũng như nhiều đồng đội trở thành nhân viên Nông trường quân đội Điện Biên.

Hòa vào dòng người mừng ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ông Hoàng Văn Bảy đi dọc nghĩa trang liệt sĩ, lên đồi A1 - những nơi mình từng đánh trận mùa hè 1954. Cụ ông 93 tuổi quê Nghệ An, năm ấy là chiến sĩ bộ binh Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, một trong những đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau ngày giải phóng, ông về đồng bằng rồi đóng quân ở Phú Thọ. Năm 1958, Đại đoàn 316 nhận lệnh trở lại Tây Bắc làm nhiệm vụ mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng nông trường, làm hậu phương chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Ông Bảy cũng như nhiều đồng đội trở thành nhân viên Nông trường quân đội Điện Biên.

"Tôi thắp nén hương mong đồng đội an nghỉ, phù hộ cho nhân dân, đất nước luôn được phồn thịnh", ông khấn trước vong linh đồng đội trong Nghĩa trang Đồi A1, nơi an nghỉ của 644 liệt sĩ Điện Biên.

"Tôi thắp nén hương mong đồng đội an nghỉ, phù hộ cho nhân dân, đất nước luôn được phồn thịnh", ông khấn trước vong linh đồng đội trong Nghĩa trang Đồi A1, nơi an nghỉ của 644 liệt sĩ Điện Biên.

Càng gần ngày kỷ niệm chiến thắng, ông Bảy càng nhớ nhiều về đồng đội từng chung chiến hào 70 năm trước. Những chàng trai tuổi đôi mươi ngày ấy hành quân bộ từ đồng bằng lên giải phóng Tây Bắc. Chiến sự những ngày cuối khốc liệt, hôm trước còn ngồi tếu táo với nhau trong hầm trận địa, qua trận pháo kích hôm sau người còn người mất. Người còn sống giờ đều ngoài 90 tuổi.

Càng gần ngày kỷ niệm chiến thắng, ông Bảy càng nhớ nhiều về đồng đội từng chung chiến hào 70 năm trước. Những chàng trai tuổi đôi mươi ngày ấy hành quân bộ từ đồng bằng lên giải phóng Tây Bắc. Chiến sự những ngày cuối khốc liệt, hôm trước còn ngồi tếu táo với nhau trong hầm trận địa, qua trận pháo kích hôm sau người còn người mất. Người còn sống giờ đều ngoài 90 tuổi.

Đoạn chiến hào dọc đường phản kích của quân Pháp từ trung tâm Mường Thanh lên đồi A1 là nơi hai bên giành giật nhau từng tấc đất, cũng là nơi ông Bảy bị thương khi phá hàng rào thép gai. Ông nhớ khi tin thắng trận chiều 7/5/1954 bay về hậu cứ, y bác sĩ cùng thương binh reo hò phấn khích, quên đau đớn.

Đoạn chiến hào dọc đường phản kích của quân Pháp từ trung tâm Mường Thanh lên đồi A1 là nơi hai bên giành giật nhau từng tấc đất, cũng là nơi ông Bảy bị thương khi phá hàng rào thép gai. Ông nhớ khi tin thắng trận chiều 7/5/1954 bay về hậu cứ, y bác sĩ cùng thương binh reo hò phấn khích, quên đau đớn.

Bên chiến hào, "chiến sĩ Điện Biên" Hoàng Văn Bảy gặp "bộ đội Trường Sơn" đánh Mỹ Nguyễn Văn Đoàn đi cùng các cựu chiến binh quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Những người lính hai thế hệ cầm tay trò chuyện về chiến trường, tự hào "chúng tôi đều là bộ đội cụ Giáp, cụ Hồ". Ông Đoàn, 81 tuổi, thấy may mắn khi lần đầu tiên và "có lẽ lần cuối cùng" lên Điện Biên lại gặp được lớp cha anh từng cầm súng đánh giặc trước mình mấy mươi năm.

Bên chiến hào, "chiến sĩ Điện Biên" Hoàng Văn Bảy gặp "bộ đội Trường Sơn" đánh Mỹ Nguyễn Văn Đoàn đi cùng các cựu chiến binh quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Những người lính hai thế hệ cầm tay trò chuyện về chiến trường, tự hào "chúng tôi đều là bộ đội cụ Giáp, cụ Hồ". Ông Đoàn, 81 tuổi, thấy may mắn khi lần đầu tiên và "có lẽ lần cuối cùng" lên Điện Biên lại gặp được lớp cha anh từng cầm súng đánh giặc trước mình mấy mươi năm.

Kỷ niệm ngày chiến thắng cho ông Bảy có cơ hội gặp lại đồng đội, trong đó có ông Nguyễn Hồng Thái, 93 tuổi, chiến sĩ Trung đoàn 176, Đại đoàn 316.

Kỷ niệm ngày chiến thắng cho ông Bảy có cơ hội gặp lại đồng đội, trong đó có ông Nguyễn Hồng Thái, 93 tuổi, chiến sĩ Trung đoàn 176, Đại đoàn 316.

Hai người lính Điện Biên chia sẻ nhiều với thế hệ sau, về những ngày cơm trộn bùn đen trên chiến hào vẫn vững vàng ý chí đánh trận đến ngày giải phóng. So cuộc sống bây giờ với thời ấy như "một trời một vực", họ mong cháu con không bao giờ phải chịu gian khổ như cha ông xưa kia.

Hai người lính Điện Biên chia sẻ nhiều với thế hệ sau, về những ngày cơm trộn bùn đen trên chiến hào vẫn vững vàng ý chí đánh trận đến ngày giải phóng. So cuộc sống bây giờ với thời ấy như "một trời một vực", họ mong cháu con không bao giờ phải chịu gian khổ như cha ông xưa kia.

"Giải phóng rồi, anh em chỉ mong về xuôi lấy vợ sinh con, rồi tiếp tục làm nhiệm vụ. Không ai nghĩ sẽ trở lại mảnh đất xa xôi này", ông chia sẻ. Năm 1955, ông về quê nhà Nghệ An lấy vợ, một cô gái 20 tuổi trong vùng thông qua mai mối. Lên Điện Biên một thời gian, ông thuyết phục rồi đón bà Tạ Thị Thọ lên cùng, xác định lập nghiệp ở nơi đây. Chồng phụ trách thu mua vật tư còn vợ trong đội sản xuất nông trường. Họ lần lượt đón sáu đứa con gái chào đời.

Người cựu binh nhớ ngày trở lại Điện Biên sau bốn năm giải phóng, đất đai vẫn đỏ quạnh, ngổn ngang dây thép gai, cỏ dại. Bộ đội dọn dẹp, phát triển kinh tế nông trường. Nhờ sức người, nơi từng là chiến địa sau 70 năm giờ đã mang diện mạo mới.

"Giải phóng rồi, anh em chỉ mong về xuôi lấy vợ sinh con, rồi tiếp tục làm nhiệm vụ. Không ai nghĩ sẽ trở lại mảnh đất xa xôi này", ông chia sẻ. Năm 1955, ông về quê nhà Nghệ An lấy vợ, một cô gái 20 tuổi trong vùng thông qua mai mối. Lên Điện Biên một thời gian, ông thuyết phục rồi đón bà Tạ Thị Thọ lên cùng, xác định lập nghiệp ở nơi đây. Chồng phụ trách thu mua vật tư còn vợ trong đội sản xuất nông trường. Họ lần lượt đón sáu đứa con gái chào đời.

Người cựu binh nhớ ngày trở lại Điện Biên sau bốn năm giải phóng, đất đai vẫn đỏ quạnh, ngổn ngang dây thép gai, cỏ dại. Bộ đội dọn dẹp, phát triển kinh tế nông trường. Nhờ sức người, nơi từng là chiến địa sau 70 năm giờ đã mang diện mạo mới.

Ông Bảy rời nông trường năm 1986 cũng là giai đoạn bao cấp khó khăn. Hai vợ chồng xoay sang làm ruộng, chăm lợn gà nuôi con ăn học. Bà Thọ 86 tuổi, chia sẻ lấy nhau gần 70 năm nhưng chưa bao giờ họ to tiếng. Khi bà sinh 6 cô con gái, nghe nhiều dị nghị bên ngoài nhưng cũng chưa từng nghe một câu phàn nàn từ chồng.

Ông Bảy rời nông trường năm 1986 cũng là giai đoạn bao cấp khó khăn. Hai vợ chồng xoay sang làm ruộng, chăm lợn gà nuôi con ăn học. Bà Thọ 86 tuổi, chia sẻ lấy nhau gần 70 năm nhưng chưa bao giờ họ to tiếng. Khi bà sinh 6 cô con gái, nghe nhiều dị nghị bên ngoài nhưng cũng chưa từng nghe một câu phàn nàn từ chồng.

Cũng như nhiều người lính trận, ông Bảy giữ gìn những tấm huy chương, luôn trân trọng gài lên ngực áo mỗi dịp đặc biệt. Với ông, đó là ký ức của một thế hệ anh hùng mà lãng mạn đang dần lùi xa.

Cũng như nhiều người lính trận, ông Bảy giữ gìn những tấm huy chương, luôn trân trọng gài lên ngực áo mỗi dịp đặc biệt. Với ông, đó là ký ức của một thế hệ anh hùng mà lãng mạn đang dần lùi xa.

Cùng vết sẹo từ đạn năm 1954 vẫn khiến ông đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

Cùng vết sẹo từ đạn năm 1954 vẫn khiến ông đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

"Mỗi năm lại tiễn biệt một vài đồng đội đi xa. Không biết kỷ niệm 80 năm chiến thắng Điện Biên còn mấy người", ông rầu rĩ, điểm lại 10 năm trước TP Điện Biên Phủ có khoảng 200 cựu binh, nay hơn 70 người đều đã ngoài 90 tuổi.

"Mỗi năm lại tiễn biệt một vài đồng đội đi xa. Không biết kỷ niệm 80 năm chiến thắng Điện Biên còn mấy người", ông rầu rĩ, điểm lại 10 năm trước TP Điện Biên Phủ có khoảng 200 cựu binh, nay hơn 70 người đều đã ngoài 90 tuổi.

Đều đặn cuối buổi chiều, vợ chồng ông Bảy đi bộ quanh nơi ở khoảng nửa tiếng rồi qua nhà con gái ăn cơm. Các con đều lập gia đình, sinh sống gần cha mẹ ở TP Điện Biên Phủ. Họ luân phiên mỗi người nấu cơm một tuần cho ông bà để gia đình có dịp gặp nhau nhiều hơn.

"Điện Biên giờ là quê hương rồi", ông nói, thấy cuộc đời viên mãn khi "cầm súng ra trận làm tròn nghĩa vụ của trai tráng với đất nước, gác súng rồi chăm lo cho vợ con đủ đầy".

Đều đặn cuối buổi chiều, vợ chồng ông Bảy đi bộ quanh nơi ở khoảng nửa tiếng rồi qua nhà con gái ăn cơm. Các con đều lập gia đình, sinh sống gần cha mẹ ở TP Điện Biên Phủ. Họ luân phiên mỗi người nấu cơm một tuần cho ông bà để gia đình có dịp gặp nhau nhiều hơn.

"Điện Biên giờ là quê hương rồi", ông nói, thấy cuộc đời viên mãn khi "cầm súng ra trận làm tròn nghĩa vụ của trai tráng với đất nước, gác súng rồi chăm lo cho vợ con đủ đầy".

 
 
Cuộc sống của chiến sĩ Điện Biên sau 70 năm

Chiến sĩ Điện Biên thăm lại nơi từng đánh trận mùa hè 1954. Video: Ngọc Thành - Hồng Chiêu

Ngọc Thành - Hồng Chiêu

Cùng chuyên mục