Tin247

Thương nhân TikTok Shop Trung Quốc chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất

10 May,24

Luo Ziyan, hay còn có tên gọi khác là Daxiang, điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz.

Việc làm ăn phát đạt đến nỗi các thương nhân đồng hương với cô ở Nghĩa Ô, một trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải phải ghen tị.

Giám đốc bán hàng xuyên biên giới này là một trong những người đầu tiên sử dụng ứng dụng video ngắn phổ biến toàn cầu để quảng cáo hàng gia dụng tới người tiêu dùng ở Mỹ và Đông Nam Á.

Nhiều người đã tìm đến Daxiang để xin lời khuyên và cách làm, với mong muốn đổi đời như thương nhân này.

Tương lai mập mờ với các thương nhân Trung Quốc

Tuy nhiên, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi sau khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vào hôm 24/4 về luật cấm TikTok.

Cụ thể, dự luật cấm TikTok, cùng với gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD đã được Tổng thống Joe Biden lý thành luật với tỷ lệ bỏ phiếu 79-18.

Dự luật mới của Mỹ buộc TikTok bán mình, hoặc bị cấm. Ảnh: Shutterstock.

Dự luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok, ByteDance, phải bán ứng dụng này cho một tổ chức ở Mỹ trong vòng 12 tháng. Nếu không, nền tảng sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ở thị trường này. Hạ viện đã thông qua dự luật với tỷ lệ bỏ phiếu 360-58.

Gần như ngay lập tức, Daxiang nhận được ít nhất một truy vấn mỗi ngày xoay quanh một chủ đề: Việc mở một cửa hàng TikTok Shop vẫn còn đáng lo ngại phải không?

"Nếu không có dự luật này, tôi chắc chắn sẽ khuyên họ nên làm như vậy ở Mỹ”, nữ thương nhân nói. Tuy nhiên, hiện Daxiang thừa nhận cô không biết phải trả lời thế nào.

Trong khi đó, khi được SCMP phỏng vấn, các thương nhân Trung Quốc kinh doanh xuyên biên giới trên TikTok tỏ ra chắc chắn về việc không nên mở rộng hoạt động kinh doanh lúc này.

“Đây không phải là lúc để những người mới tiến vào nước Mỹ", Hong Ming, đồng sáng lập Liên minh thương nhân TikTok Shop có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết.

Những người bán hàng Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang TikTok không phải đối tượng bị ảnh hưởng duy nhất.

TikTok Shop đang thu hút người dùng tại Mỹ. Ảnh: SCMP.

Theo báo cáo của TikTok Shop, hơn 500.000 thương nhân đã tham gia bán hàng cho người dùng tại Mỹ thông qua TikTok vào cuối năm ngoái, con số cao hơn gấp đôi so với 3 tháng trước đó.

Xét trên toàn cầu, TikTok Shop đã có hơn 15 triệu người bán trong tháng 12. Nền tảng đang tăng cường nỗ lực kiếm lợi nhuận từ sự phổ biến trong giới trẻ Mỹ thông qua thương mại điện tử, tuy nhiên dự luật mới có thể khiến mọi công sức đổ bể.

Tiến thoái lưỡng nan

Việc bị cấm ở Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của ByteDance.

Tuy nhiên, nói với Reuters, nguồn tin nội bộ cho hay ByteDance, tập đoàn mẹ của TikTok, thà đóng cửa ứng dụng của mình hơn là chọn giải pháp bán cho một công ty Mỹ.

Trong khi Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật có thể khiến TikTok bị cấm trong nước, nhiều nơi trên thế giới đã chặn ứng dụng này từ năm 2020.

TikTok chưa sẵn sàng để rời bỏ nước Mỹ. Ảnh: Sky.

TikTok bị cấm tại Ấn Độ vào năm 2020 vì lo ngại an ninh sau cuộc đụng độ giữa quân đội nước này với Trung Quốc trên dãy Himalaya vào tháng 6 cùng năm. Lệnh cấm có hiệu lực vĩnh viễn từ tháng 1/2021.

Theo Forbes, tại thời điểm bị cấm, TikTok có khoảng 150 triệu người dùng hàng tháng ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc rời khỏi nước Mỹ sẽ có sức tàn phá lớn hơn nhiều đối với ứng dụng này, đặc biệt là với tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

SCMP dẫn nguồn tin từ nội bộ ByteDance tiết lộ, TikTok có thể để mất Ấn Độ nhưng không phải nước Mỹ.

Lý giải cho điều này, rất nhiều clip TikTok có độ viral cao trên toàn cầu phần lớn là do người dùng Mỹ tạo ra.

Bên cạnh đó, việc TikTok nếu phải rút khỏi Mỹ cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào tham vọng của tỷ phú Zhang Yiming - nhà sáng lập ByteDance.

Trước khi bàn giao vị trí CEO cùng chức chủ tịch cho người đồng sáng lập và cũng là bạn cùng phòng hồi đại học là Liang Rubo vào năm 2021, ông Zhang đã nhiều lần nói về tầm nhìn của mình với hoạt động toàn cầu dựa trên TikTok.

Tuy nhiên, giấc mơ đó dường như ngày càng xa vời trong bối cảnh TikTok phải đứng giữa sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.

TikTok đứng giữa sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: Politico.

Trung Quốc vào năm 2020 đã công bố Luật kiểm soát xuất khẩu, trong đó mở rộng định nghĩa về "các mặt hàng được kiểm soát".

Theo truyền thông nước này, việc sửa đổi luật nhằm đảm bảo rằng việc xuất khẩu thuật toán, mã nguồn và dữ liệu tương tự phải tuân theo quy trình phê duyệt. Với TikTok, ngoại trừ thuật toán, tài sản chính của nền tảng còn bao gồm cả dữ liệu người dùng, bán sản phẩm và quản lý.

Điều này khiến ngay cả khi ByteDance muốn bán TikTok cho các công ty Mỹ, sự phẫn nộ từ truyền thông Trung Quốc và người dùng Internet sẽ khiến việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trở thành thách thức chính trị.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Cùng chuyên mục