Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu

Pháp Luật 30/09/2022 - 03:55

Trong khi các sản phẩm như gạo, cá tra... đều có sự đồng hành của các bộ, ngành, truyền thông khi có tranh chấp thì những sản phẩm số mang đến nguồn doanh thu lớn lại cô đơn trên thị trường quốc tế

Doanh nghiệp Việt “đơn độc” khi ra thị trường quốc tế

ADVERTISEMENT

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội dung số bày tỏ tâm tư khi tham gia toạ đàm “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số” do Câu lạc bộ nhà báo CNTT tổ chức.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hân, CEO Thủ đô Multimedia, nhiều doanh nghiệp Việt đang hoang mang bởi đã thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng vẫn xảy ra tranh chấp, hậu quả là mất thời gian, nguồn lực. Do đó, các doanh nghiệp kêu gọi sự đồng hành và những giải pháp tổng thể để phát triển.

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu - ảnh 1 ADVERTISEMENT
Ông Nguyễn Ngọc Hân, CEO Thủ Đô Multimedia

Là một đơn vị đang vướng phải tranh chấp bản quyền ở nhiều thị trường quốc tế, ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO Sconnect cho biết doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đối thủ (Entertainment One UK Limited) lợi dụng chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc “sói Wolfoo” và “lợn Peppa”.

Đến nay, hoạt động của Sconnect bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai thủ tục pháp lý và không thể kinh doanh với đối tác. Do đó, sự đồng hành của các cơ quan quản lý, hiệp hội có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp quốc tế.

Ở góc nhìn của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mới, theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Tổng giám đốc Ant Group, các lĩnh vực khác như xuất khẩu gạo, cá tra… gặp trở ngại khi ra nước ngoài thì có Bộ Công Thương hay các hiệp hội hỗ trợ. Nhưng với các công ty sản xuất nội dung số Việt Nam dù làm ra những sản phẩm tốt, mang về doanh thu lớn nhưng khi gặp khó khăn hay bị tranh chấp bản quyền, bị cạnh tranh bởi những doanh nghiệp mạnh ở nước ngoài thì không biết dựa vào đâu. “Chúng tôi cảm thấy cô đơn trên thị trường quốc tế và mong muốn được sự đồng hành của các cơ quan nhà nước khi đi ra nước ngoài”, ông Tuấn nói.

Video đang HOT

Đồng hành cùng doanh nghiệp nội dung số

ADVERTISEMENT

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu - ảnh 2
Ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media

Theo ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media, vi phạm bản quyền tại Việt Nam là một bài toán nhức nhối. Tuy nhiên, trong thời gian qua, với sự tham gia quyết liệt của Bộ TT&TT và các bộ ngành, vấn đề vi phạm bản quyền đã cải thiện đáng kể. “Vai trò của nhà nước và cơ quan quản lý đứng ra thúc đẩy quá trình này và trực tiếp đàm phán với các doanh nghiệp, nền tảng quốc tế rất rõ nét. Điều đó tạo nền tảng cho bước tiến tiếp theo là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp trong nước”, ông Hải nói.

Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu, nếu không có sự trợ giúp về chuyên môn đúng thì khó giải quyết các vụ việc. Do đó, ông Hồng cho rằng doanh nghiệp cần tiếp cận một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, đặc biệt là phải đầu tư nhân lực cho lĩnh vực này.

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu - ảnh 3
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

ADVERTISEMENT

Ông Hồng cho hay, nhãn hiệu là một trong những đối tượng bị xâm phạm nhiều trên Internet và thương mại điện tử. Trong bối cảnh kinh doanh xuyên quốc gia, phải xác định việc đăng ký ra nước ngoài là vô cùng quan trọng và cần có chiến lược để bảo vệ nhãn hiệu của mình tại những thị trường đó. ” Khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cần chú trọng đến việc bảo vệ mình. Các doanh nghiệp start up có nguồn lực hạn chế nhưng nếu không tính đến những yếu tố cạnh tranh nhất là về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu thì chỉ cần một vụ việc về pháp lý, chúng ta sẽ mất hoàn toàn khả năng hoạt động”, ông Hồng nói.

Trở lại với CEO Viettel Media, vị này cho hay trong khi các doanh nghiệp nhất là startup còn hạn chế về nguồn lực thì sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng. Các vi phạm truyền thống như website lậu rất khó quản lý được bởi trang web này đóng, nội dung sẽ được đưa lên trang khác. Việc chặn domain, website lậu chưa có cơ chế chặt chẽ và nhanh chóng để thực thi. Nếu chặn được những đối tượng này một cách hiệu quả, môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều, giúp cho nền kinh tế nói chung.

Ông Võ Thanh Hải cũng đánh giá, Trung tâm Bảo vệ các sản phẩm nội dung số (Cục PTTH và TTĐT, Bộ TT&TT) vừa được thành lập đóng vai trò tích cực và trọng yếu trong vấn đề này, tạo ra cơ chế để các doanh nghiệp đăng ký bản quyền, có phương pháp làm việc về mặt kỹ thuật, liên quan đến những biện pháp của nhà mạng. ” Nhà mạng tự chặn rất khó vì phát sinh lưu lượng data, doanh thu… Nhưng nếu có sự tham gia của cơ quan quản lý một cách triệt để và nhanh chóng, không cần văn bản, công văn, giấy tờ, đấy là cái chúng ta hoàn toàn có thể làm được để bảo vệ quyền lợi chính đáng đối với cộng đồng sáng tạo – một cộng đồng mong manh, thiếu nguồn lực“.

FPT công bố sản xuất thành công chip vi mạch “make in Vietnam”, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn bởi trí tuệ Việt

ADVERTISEMENT

Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Trong 2 năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.

FPT vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.

Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói. Trong 2 năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Mẫu tấm wafer chip vi mạch đầu tiên của FPT Semiconductor.

FPT Semiconductor - Công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch (trực thuộc FPT Software - công ty thành viên Tập đoàn FPT) vừa chính thức ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt.

Dòng chip bán dẫn tích hợp (IC - Integrated Circuit) được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam được chuyển tới nhà máy đặt tại Hàn Quốc để sản xuất và đóng gói.

ADVERTISEMENT

Khách hàng đầu tiên và hiện là đối tác chiến lược của doanh nghiệp cùng phối hợp để phân phối các sản phẩm chip của FPT Semiconductor ở các thị trường Úc, Đài Loan, Trung Quốc. Không chỉ đưa sản phẩm đến thị trường nước ngoài, FPT Semiconductor định hướng tập trung triển khai, cung cấp chip "Make in Vietnam" đến các tập đoàn trong nước, nhằm phát triển bền vững và góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất các thiết bị cho người dùng tại Việt Nam, trong giai đoạn 2023 - 2025.

Trong 2 năm tiếp theo, FPT Semiconductor dự kiến cung ứng ra thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip. Đồng thời, doanh nghiệp đặt kế hoạch đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.

Trong bối cảnh đến năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD (theo báo cáo từ Technavio), FPT Semiconductor đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp chip thương hiệu Việt cho chính các công ty, tập đoàn ở trong nước.

Ông Nguyễn Vinh Quang - Giám đốc điều hành FPT Semiconductor cho biết: " Việc thành lập FPT Semiconductor là một bước tiếp nối hoài bão và ước mơ của nhiều thế hệ người Việt. Có thể nhiều người chưa biết, chúng ta đã từng có nhà máy bán dẫn Việt Nam, vào năm 1979, được biết đến với cái tên nhà máy Z181, cung ứng rất nhiều thiết bị bán dẫn cho thị trường Đông Âu. Với tiêu chí "chip Make in Vietnam, Made by FPT", chúng tôi có kế hoạch thiết kế và thương mại hóa sản phẩm chip, đưa những dòng chip đến với thị trường trong nước, cũng như nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc..."

Doanh nghiệp số không muốn “đơn thương độc mã” trước sân chơi toàn cầu - ảnh 5

ADVERTISEMENT

Tấm wafer chip vi mạch đặt trong hộp đóng gói.

Chip vi mạch bán dẫn tích hợp đóng vai trò tiên quyết trong các thiết bị, quyết định hiệu suất làm việc và ảnh hưởng lớn đến giá thành của tất cả các hệ thống điện tử. Trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị, việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển.

Theo Gartner, năm 2021, ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu mang về doanh thu gần 600 tỷ đô la Mỹ. Tại Việt Nam, số lượng tổ chức và doanh nghiệp trong ngành chip vi mạch bán dẫn, phần lớn tập trung vào các trường đại học kỹ thuật hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất.

Con gái út từng được Steve Jobs cưng chiều chê iPhone 14 Con gái Steve Jobs không có ý định nối nghiệp cha trong lĩnh vực công nghệ. Thậm chí, cô còn công khai 'chê' sản phẩm mới iPhone 14 của tập đoàn Apple. Gần đây, dư luận được một phen xôn xao khi chính tiểu thư nhà Steve Jobs...

Chia sẻ