Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng: Gen Z cần gì để bứt phá?

Kinh tế 17/04/2024 - 14:35

Các Gen Z có gì khác biệt mà trở thành “trung tâm vũ trụ”? Giữ chân và phát triển lao động thuộc Gen Z có thách thức? Những câu hỏi này sẽ được doanh nhân Phạm Sơn Tùng giải đáp.

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng - Giám đốc chiến lược của nền tảng thương mại điện tử dược phẩm Chothuoctot.vn - là một trong những gương mặt nổi bật trong thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mới. Đọc vị thế hệ được xem là tương lai của đất nước - Gen Z, anh Phạm Sơn Tùng đưa ra nhiều góc nhìn thú vị.

Một thế hệ cá tính

Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam - vừa công bố báo cáo “Xu hướng lựa chọn công việc của Gen Z” năm 2023. Cuộc khảo sát với sự tham gia của hơn 70.000 sinh viên và người đi làm, đã đưa ra nhiều phân tích thú vị về Gen Z.

Cụ thể, thế hệ này đang tìm kiếm môi trường làm việc không đơn thuần hướng đến mục tiêu tài chính mà còn là nơi phát triển bản thân. Họ mong muốn làm việc trong môi trường mà các đóng góp của mình được trân trọng, ý tưởng được lắng nghe và có nhiều cơ hội nâng cao kỹ năng lẫn kiến thức.

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng: Gen Z cần gì để bứt phá? - ảnh 1

Mục tiêu nghề nghiệp trong 1 năm tới của Gen Z. Ảnh từ khảo sát “Xu hướng lựa chọn công việc của Gen Z” năm 2023 của Anphabe.

Khảo sát cũng cho thấy Gen Z có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng vào khía cạnh cân bằng công việc - cuộc sống; tạo giá trị, cống hiến trong công việc và trở thành lãnh đạo/chuyên gia. Thế hệ này thường tìm kiếm công việc mang lại giá trị, ý nghĩa với cộng đồng. Theo anh Phạm Sơn Tùng, điều này chính là gợi ý cho các doanh nghiệp. Họ có thể thiết lập các dự án và hoạt động có ảnh hưởng để thu hút và giữ chân nhân viên trẻ “cá tính”, với sứ mệnh và mục tiêu gắn kết cộng đồng.

Thế hệ cần được mở lối đi riêng để bứt phá

Thường xuyên truyền lửa cho thế hệ trẻ qua các buổi trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Văn Hiến… doanh nhân Phạm Sơn Tùng cho rằng Gen Z có khả năng học hỏi rất nhanh. Tuy nhiên, yếu tố quyết định các bạn có phù hợp doanh nghiệp hay không là thái độ. Nhiều đại diện doanh nghiệp nhận định Gen Z có cá tính mạnh, khiến họ gặp nhiều thách thức trong việc tuyển dụng cũng như quản lý nhân viên.

“Tôi nghĩ điều này không hoàn toàn chính xác. Gen Z sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Theo đó, đặc thù phát triển của các bạn có những nét tính cách khác thế hệ trước. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải hiểu, tôn trọng và hòa hợp với sự khác biệt này. Chúng ta cần tìm người có thái độ phù hợp văn hóa doanh nghiệp, giúp các bạn đi đúng hướng, thậm chí có thể dẫn dắt đội nhóm. Đó là lý do ngày càng nhiều quản lý đến từ nhóm thế hệ này”, anh Tùng chia sẻ.

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng: Gen Z cần gì để bứt phá? - ảnh 2

Doanh nhân Phạm Sơn Tùng trong buổi chia sẻ về kỹ năng quản trị kinh doanh cho sinh viên.

Ở khía cạnh ngược lại, anh Tùng khẳng định Gen Z không nên nghĩ “bản thân có gì đó đặc biệt”. Các bạn giống thế hệ trước đây - trẻ trung, có sức khỏe, kiến thức, kỹ năng. Quan trọng là người trẻ chọn phát triển theo con đường nào.

Tại Chothuoctot.vn - startup đang có nhiều đột phá trong ngành healthtech (công nghệ y tế), Gen Z chiếm khoảng 50% tổng số nhân sự. Cứ 7 quản lý sẽ có 3 bạn nhân viên đến từ “thế hệ cá tính”.

“Với Chothuoctot.vn, tôn trọng sự khác biệt là quan điểm xuyên suốt trong quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động và phát triển tài năng Gen Z. Điều này nhằm mang lại môi trường làm việc giúp phát triển tối đa năng lực của người trẻ”, anh Tùng cho biết.

Từ góc nhìn của thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp mới, anh Tùng cho rằng muốn làm việc và giữ chân Gen Z, các thế hệ đi trước nên hạ bớt “cái tôi” và chịu khó lắng nghe người trẻ nhiều hơn. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn bao dung với thế hệ này. Bởi theo anh, “người giỏi là người có thể làm việc với bất kỳ ai”.

Giám đốc chiến lược của Chothuoctot.vn khẳng định dù bạn thuộc thế hệ nào, những định kiến vẫn xuất hiện theo xu hướng phát triển từng thời kỳ. Các doanh nghiệp không nên đánh giá một thế hệ qua vài nghìn người mà cần nhìn nhận theo từng cá nhân, từ đó tạo “đòn bẩy” để giúp người trẻ phát triển bứt phá hơn trong tương lai.