Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Sinh viên ngành kinh tế có nên đi thực tập sớm?

Giáo dục 18/03/2023 - 07:08

Kỳ thực tập thường chỉ dành cho sinh viên năm ba trở lên. Tuy nhiên, tại Đại học Fulbright Việt Nam, nhiều sinh viên có cơ hội thực tập ngay từ năm nhất.

Câu chuyện của Võ Hiếu Linh, Vũ Nhật Huy và Lâm Thạnh Hào (khóa 2023, Đại học Fulbright Việt Nam) được xem là câu trả lời cho câu hỏi: Liệu sinh viên có nên đi thực tập sớm?

Là những sinh viên trong khóa tốt nghiệp đầu tiên của Đại học Fulbright Việt Nam vào tháng 6 năm nay, Võ Hiếu Linh, Vũ Nhật Huy và Lâm Thạnh Hào đều có “vốn liếng” kinh nghiệm đáng ngưỡng mộ. Cả ba được thực tập từ năm nhất và năm hai, trải qua nhiều công ty, đảm trách nhiều vị trí công việc.

Điểm chung của cả ba là theo học chuyên ngành kinh tế và dự định theo đuổi lĩnh vực tư vấn quản trị. Thời điểm hiện tại, các bạn thu nạp lượng kiến thức và kinh nghiệm dồi dào, tích lũy sự tự tin từ quá trình thực tập. Đây là hành trang để sinh viên thích nghi, phù hợp bất kỳ môi trường làm việc nào sau khi tốt nghiệp.

Xác tín đam mê bằng trải nghiệm thực tế

Võ Hiếu Linh bắt đầu vị trí Trợ lý dự án (Case Team Assistant) tại công ty tư vấn chiến lược toàn cầu Boston Consulting Group (BCG) từ khi còn là sinh viên năm hai. Thời gian làm việc tại đây giúp Hiếu Linh nhận ra niềm đam mê với lĩnh vực tư vấn. Đây là lý do Hiếu Linh tiếp tục làm trợ lý dự án và thực tập tại nhiều công ty trong những năm học tiếp theo, trong đó có Bain & Company và Panl. Đây cũng là nơi Linh có cơ hội làm việc trực tiếp với ông Chris Malone - thành viên Hội đồng tín thác tại Đại học Fulbright Việt Nam, đồng thời là lãnh đạo cấp cao ở các công ty.

Với Hiếu Linh, bên cạnh tiếp thu kiến thức từ lớp học, việc làm trợ lý và thực án, thực tập giúp rèn giũa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Nói cách khác, thực tập là trải nghiệm việc học trong môi trường thực tế.

“Những đợt làm trợ lý dự án hay thực tập ở vài công ty khác nhau giúp tôi xây dựng bộ kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong công ty về tư vấn chiến lược, trong đó có kỹ năng mềm như tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó là kỹ năng cứng phục vụ nghề nghiệp, chẳng hạn làm việc với bộ công cụ Microsoft Office, Google Suite và những phần mềm bổ trợ”, Võ Hiếu Linh cho hay.

Chủ động học hỏi và tìm kiếm cơ hội

Bạn đồng môn của Hiếu Linh là Vũ Nhật Huy - anh bắt đầu thực tập từ năm nhất đại học và đảm trách vị trí intern tại nhiều công ty trong những năm sau đó. Vị trí thực tập mới nhất mà Nhật Huy đảm trách là Thực tập phân tích nghiệp vụ (Business Analyst Intern) tại Arthur D. Little - công ty tư vấn quản lý đầu tiên trên thế giới, thời điểm mùa hè năm 2022.

Sinh viên ngành kinh tế có nên đi thực tập sớm? - ảnh 1

Vũ Nhật Huy (ở giữa) và Lâm Thạnh Hào (bên phải) giành giải nhất cuộc thi Shopee Ultimate Case Challenge.

Nhật Huy nhận định dù thực tập ở bất kỳ đâu, vị trí nào, điểm chung của sinh viên là phải chủ động giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, cũng như cá nhân, nhóm và tổ chức có mối liên quan mật thiết với doanh nghiệp. Đặc biệt trong các dự án, sinh viên thực tập cần học hỏi cái mới để có thể hoàn thành công việc được giao; luôn rèn giũa kỹ năng cứng phục vụ nghề nghiệp như PowerPoint, Excel, viết lách, xử lý tài liệu…

“Trong quá trình học tập ở Fulbright, những kỹ năng này tôi được rèn luyện liên tục. Khi đi thực tập, chúng trở nên hữu ích, giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn”, Nhật Huy chia sẻ.

Cơ hội dành cho người có sự chuẩn bị

Lâm Thạnh Hào - sinh viên khoá 2023 của Đại học Fulbright Việt Nam - từng trải qua nhiều vị trí thực tập tại các doanh nghiệp lớn, trong đó có công ty tư vấn quản trị Arthur D. Little. Thạnh Hào cho rằng sự chuẩn bị từ quá trình học tập, tham gia tổ chức phi lợi nhuận và hoạt động ngoại khóa như Câu lạc bộ tư vấn Fulbright giúp bạn lọt vào “mắt xanh” các nhà tuyển dụng, từ đó giành được vị trí thực tập mong muốn.

Sinh viên ngành kinh tế có nên đi thực tập sớm? - ảnh 2

Buổi họp trực tuyến của Câu lạc bộ tư vấn Fulbright. Ảnh cắt từ sự kiện.

Với niềm đam mê dành cho lĩnh vực tư vấn quản trị doanh nghiệp, Thạnh Hào tìm kiếm cơ hội kết nối doanh nghiệp qua những buổi hội thảo, trại hè… do Fulbright tổ chức cùng đối tác. Đồng thời, anh không ngừng rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn để sẵn sàng khi được gọi tên.

“Những gì được học hỏi và trải nghiệm ở Fulbright giúp tôi rèn luyện kỹ năng như giao tiếp, tư duy phản biện… tốt hơn. Hiện nay, ngành tư vấn quản trị chủ yếu đòi hỏi tư duy logic và tư duy phản biện. Với kỹ năng hiện có, tôi tự tin có thể làm việc tại bất kỳ công ty nào trong ngành này”, Thạnh Hào khẳng định.

Tại Đại học Fulbright, thực tập là trải nghiệm quý giá giúp sinh viên học hỏi những kiến thức trong ngành, rèn giũa kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và tích lũy kinh nghiệm để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận và hoạt động theo mô hình giáo dục khai phóng đầu tiên tại Việt Nam. Cộng đồng Fulbright ngày càng mở rộng, quy tụ những nhà đổi mới giáo dục đến từ khắp nơi trên thế giới, am hiểu sâu sắc bối cảnh Việt Nam. Trường có sự hậu thuẫn vững chắc, quan hệ đối tác thân thiết với các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.

Đại học Fulbright Việt Nam đề cao sức mạnh của sự hợp tác, tư duy liên ngành, tinh thần dấn thân và lấy sinh viên làm trung tâm trong triết lý giáo dục. Đây chính là tư duy định hình cho các chuyên ngành ở Fulbright, gồm: Nghiên cứu Truyền thông và Nghệ thuật, Kinh tế học, Văn học, Lịch sử, Tâm lý học, Khoa học Xã hội, Việt Nam học, Khoa học Tích hợp, Khoa học Máy tính, Toán học Ứng dụng và Kỹ thuật.

Thời hạn nộp đơn vào Fulbright trước ngày 10/4. Độc giả tìm hiểu chương trình học tại đây.