Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường 

Giáo dục 29/09/2022 - 22:45

Thế hệ nhiều học sinh Việt Nam có lẽ nhiều lần được nghe đến tên của 1 nhà giáo ưu tú Thầy Nguyễn Ngọc Ký. Không chỉ đơn thuần 1 người thầy mẫu mực, ông mà còn là biểu tượng sắc nét cho 1 tấm gương vượt lên chính mình bằng nghị lực phi thường

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân – qua đời lúc 2h05 ngày 28/9, hưởng thọ 76 tuổi. Cả cuộc đời mình, thầy giáo Ký đã viết lên những câu chuyện có sức hút lạ kỳ, truyền lửa cho nhiều thế hệ học sinh.

ADVERTISEMENT

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hy vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh. Thế nhưng khi lên bốn, một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là ông bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây.

Sau ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn. Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập. Và sau ngày hôm đó, quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 2

Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả. Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, Chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi.

ADVERTISEMENT

Năm lên 9 tuổi, ông vào lớp 1 (theo chương trình giáo dục hệ 10 năm ở miền Bắc trước đây).

Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu lần thứ hai và cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 3

Bước vào cấp ba, Ông bị hút hồn bởi nhân vật Paven Coocsaghin trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy, hiện thân của tác giả Nikolai A.Ostrovsky, nên đã chuyển mộng từ toán qua văn chương.

Từ năm 1966 đến 1970, Nguyễn Ngọc Ký học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện kí viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:

ADVERTISEMENT

Đức tài rực sáng sao Khuê

Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời

Lấy dân làm đạo, làm vui,

Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 4 ADVERTISEMENT

Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, TP.HCM và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.

Với việc viết lách, thầy Ký tự nhận đây cũng là sự nghiệp gian khổ. Bắt đầu từ năm học lớp 8 cho đến hết lớp 10, ông đã viết hàng trăm bài thơ, bài văn nhưng không có báo nào đăng.

Mãi đến khi bước vào đại học năm thứ nhất, bài thơ đầu tiên của ông là Núi bắt phi công mới được đăng. Ông vô cùng sung sướng, bắt đầu đặt bút viết quyển tự truyện đầu tiên mang tên Những năm tháng không quên, sau này đổi tên thành Tôi đi học.

Cuộc đời và quá trình luyện viết của ông được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên, khích lệ rằng mỗi người cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình.

ADVERTISEMENT

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 5

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Không những thế, thầy Ký còn miệt mài tham gia vào các hoạt động khác của đời sống, như các chương trình từ thiện, các cuộc nói chuyện với học sinh sinh viên trên mọi miền Tổ quốc, và là tư vấn viên tổng đài 1080.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương “Hạt giống tâm hồn” của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (Thành phố Hồ Chí Minh).

Cuộc đời thầy giáo Ký đã được ghi lại trong 3 cuốn hồi ký nổi tiếng: Tôi đi học (1970), Tôi học đại học (2013) và Tâm huyết trao đời (2017). Ông đã xuất bản hơn 30 đầu sách, ấn hành và tái bản nhiều lần cuốn tự truyện đầu tiên Tôi đi học. Thầy Ký cũng đã sáng tác 1.500 câu thơ đố, bài thơ đố in thành 16 tập. Cùng với đó là xuất bản sách chuyên đề Giáo dục với những vấn đề tâm huyết cho nền giáo dục nước nhà.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 6

ADVERTISEMENT

Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Ý chí nghị lực của con người không phải tự nhiên sinh ra, mà nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. Trời không lấy hết đi của ai thứ gì, nghị lực là tài sản lớn nhất và vô giá mà cuộc sống ban tặng cho những người không được may mắn sinh ra ở vạch đích.

Vậy nên chúng ta tuyệt đối đừng từ bỏ khát vọng vươn lên, bởi chỉ có nỗ lực học tập, làm việc không ngừng mới giúp ta vượt qua sự khắc nghiệt của hiện tại.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 7 ADVERTISEMENT

Thầy Thịnh 'kiên trì' và 'kho báu' gần 1.000 lá thư của học sinh gửi

ADVERTISEMENT

Ngày 29/11, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao danh hiệu cho 14 nhà giáo của thành phố đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú do Chủ tịch nước trao tặng.

Đồng thời, thành phố cũng trao giải thưởng Võ Trường Toản, tôn vinh 50 thầy cô, cán bộ quản lý có nhiều đóng góp tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Trong số các thầy cô giáo đạt được giải thưởng lần này có thầy Nguyễn Tường Thịnh - giáo viên môn Vật lý của Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10.

Biệt danh là thầy Thịnh "kiên trì" và luôn tin tưởng học sinh

Ra trường, đi dạy từ năm 1998 tại Trường trung học phổ thông Quang Trung, huyện Củ Chi, cho tới nay, thầy Nguyễn Tường Thịnh đã có gần 24 năm gắn bó với nghề sư phạm, tại 3 ngôi trường khác nhau, như trường Quang Trung (5 năm), trường trung học phổ thông Bình Phú, quận 6 (11 năm) và trung học phổ thông Nguyễn Du (từ năm 2014 đến nay).

Nhớ về những ngày tháng "chân ướt, chân ráo" chuyển về trường Nguyễn Du từ trường Bình Phú, thầy Thịnh kể lại: Khi mới xin về trường, thầy xin được chủ nhiệm lớp 10, lớp mà có nhiều học sinh cá biệt nhất trường.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Tường Thịnh nói rằng, dù đã có rất nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở hai ngôi trường khác nhau, nhưng thầy vẫn muốn thử sức mình ở một khối lớp mới trong một ngôi trường mới toanh.

"Lúc đó, cứ mỗi giờ lên lớp, hay mỗi giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi lại dành ra 5 phút đầu giờ để phát những video nói về sự kiên trì và hạnh phúc, dạy cho các em biết tự tin vào chính bản thân mình. Và cứ như thế, từng tuần, từng tháng và một năm học trôi qua, dù các em trong lớp này không phải là học giỏi nhất, nhưng luôn là lớp tình cảm, đoàn kết và có phong trào học tập rất sôi nổi".

ADVERTISEMENT

Thầy Thịnh nói về kinh nghiệm dạy học sinh của mình rằng: Suốt nhiều năm nay, cả khi thực hiện việc dạy trực tuyến, thầy luôn bắt đầu giờ dạy của mình bằng các câu chuyên, hay phát các đoạn video để truyền đến học sinh của mình tinh thần kiên trì, tư duy không được bỏ cuộc.

Dần dần, thầy đã tạo ra một dấu ấn riêng, độc đáo cho mình, tạo sự ấn tượng và thích thú ở mỗi học sinh trong các tiết học Vật lý.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 8

Thầy Nguyễn Tường Thịnh, 1 trong 50 thầy cô sẽ nhận giải thưởng Võ Trường Toản (ảnh: CTV)

Nhiều thế hệ học sinh của thầy tới nay đã ưu ái, trìu mến đặt cho thầy một nickname là thầy Thịnh "kiên trì".

Ngoài việc tìm tòi những đoạn video, câu chuyện truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho học sinh, trong mỗi giờ lên lớp của mình, thầy Thịnh luôn chú trọng, hình thành các thói quen cho học sinh luôn nỗ lực, vượt khó trong học tập.

Mỗi khi gặp các kiến thức, bài tập khó, thầy luôn giảng đi giảng lại cho đến khi học sinh nhuẫn nhuyễn, làm được bài mới thôi.

Quan điểm của thầy Nguyễn Tường Thịnh là: Mỗi học sinh đều có tố chất và thế mạnh riêng, không ai giỏi và thông minh hơn ai, mà vấn đề chính là ai chăm chỉ và kiên trì hơn ai.

"Bài tập dễ hay khó không hẳn phụ thuộc vào bài học, mà phụ thuộc vào bản thân các em học sinh kiên trì tới đâu..." - thầy Nguyễn Tường Thịnh cho hay.

ADVERTISEMENT

Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho học sinh, để mỗi tiết học Vật lý trở nên nhẹ nhàng hơn, thầy Thịnh luôn tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo, ứng dụng Công nghệ thông tin vào từng bài giảng. Cứ như vậy, mỗi giờ học Vật lý với các kiến thức khô khan đã trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.

7 năm, nhận gần 750 lá thư tâm sự của học sinh

Công tác tại trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10 được 7 năm, cứ mỗi khi kết thúc học kỳ 1, thầy Nguyễn Tường Thịnh luôn khuyến khích học sinh viết thư tâm sự về cách dạy học của mình trong thời gian đã qua.

Theo thầy Nguyễn Tường Thịnh, tới nay, thầy đã nhận được gần 750 lá thư của học sinh viết. Thầy Thịnh khẳng định: "Đó chính là một 'báu vật' vô giá mà học sinh dành cho tôi, để tôi có thể tự soi rọi, sửa mình sau mỗi lời tâm sự của các em".

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 9

Hàng trăm bức thư của học sinh viết mà thầy Thịnh đã nhận trong suốt 7 năm dạy ở trường Nguyễn Du (ảnh: CTV)

Thầy Nguyễn Tường Thịnh vẫn không thể nào quên được lá thư đầu tiên mà học sinh đã viết cho mình. Đó là một học sinh lớp 10, khi thầy chỉ mới chuyển về công tác tại trường.

Trong thư này, em học sinh đã viết: "Mỗi lần con nhớ đến những dòng chữ mà thầy đã viết vào lời phê "Con đã làm được", thì con thấy mình có sức mạnh nhiều lắm".

ADVERTISEMENT

Kể từ sau khi nhận được lá thư này, thầy Thịnh đã có thêm động lực để luôn tin vào con đường mà mình đã lựa chọn, đó là khơi dậy trong mỗi học sinh sự vượt khó và tính kiên trì.

Người giáo viên này nhớ lại: Đó là một em học sinh rất bình thường. Thế nhưng, trong lần đầu tiên đạt được điểm 10 ở bài kiểm tra Vật lý, thầy Thịnh đã phê vào bài làm của em "Chúc mừng con, con đã làm được".

Bất ngờ là kể từ sau lời phê này, từ một học sinh bình thường thì em học sinh này đã trở thành giỏi môn Vật lý. Rõ ràng, chỉ cần giáo viên khích lệ và động viên kịp thời học sinh, các em đã thay đổi.

Kể từ đó, thầy Thịnh luôn ghi nhớ 1 điều là phải thường xuyên khen ngợi học sinh, nhìn ra mọi ưu điểm của từng em để khen, giúp các em tiến bộ.

Hay như của em học sinh đạt huy chương Vàng kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30/4 của toàn miền Nam. Em này nhiều lần muốn bỏ cuộc thi, vì thiếu tự tin vào bản thân và sợ gặp phải thất bại.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Cuộc đời 1 nhà giáo ưu tú Việt Nam vượt lên số phận bằng nghị lực phi thường  - ảnh 10 ADVERTISEMENT

Thầy Nguyễn Tường Thịnh còn chăm chỉ dạy con học ở nhà (ảnh: P.L)

Tuy nhiên, ngay sau khi đạt huy chương Vàng thì em học sinh này đã viết thư gửi tới thầy Thịnh. Bức thư có đoạn: "Từ một cô bé có 0% niềm tin về bản thân, thầy đã "kề vai sát cánh", truyền cho con không chỉ kiến thức, mà còn tinh thần, một ý chí thật mạnh mẽ...".

Nói về những bức thư của học sinh, thầy Nguyễn Tường Thịnh cho hay, chính những bức thư này đã cho thầy thấy mình dưới góc nhìn của các em học sinh, phát huy được những điều mà mình đã làm được và khắc phục ngay những điều chưa làm được.

ADVERTISEMENT

"Các phản hồi tích cực của học sinh cho tôi thấy việc giảng dạy của mình có ý nghĩa, có thêm động lực để tin, yêu thêm nghề giáo. Hơn hết, những góp ý của các em học sinh sẽ là cơ hội để tôi tự soi, sửa mình, nỗ lực trọn vẹn hơn nữa trong công việc giảng dạy hàng ngày..." - thầy Thịnh nhấn mạnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh gần 300 nhà giáo tiêu biểu Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ vinh danh gần 300 nhà giáo trên toàn quốc và trao danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú cho 79 nhà giáo. Các nhà giáo chụp ảnh...

Chia sẻ