Tin mới từng phút từ rất nhiều nguồn.
Vé tàu
2022
Bắc Nam, Địa phương https://www.vetau247.com

Tranh cãi nảy lửa vì sao nhà vệ sinh ở châu Á chỉ dùng vòi xịt

Du lịch 01/10/2022 - 16:11

Du khách châu Âu khi đến châu Á bị sốc văn hóa vì nhiều nơi sử dụng vòi xịt mà không phải giấy vệ sinh; trong khi khách châu Á đến châu Âu thì ngược lại. Tại nhiều quốc gia ở châu Á, người ta sử dụng nhiều phương pháp để thay cho giấy vệ sinh. Ví dụ, các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ, nhà tắm

Tranh cãi bắt đầu nổ ra.

ADVERTISEMENT

Tại nhiều quốc gia ở châu Á, người ta sử dụng nhiều phương pháp để thay cho giấy vệ sinh. Ví dụ, các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ, nhà tắm thường có sẵn một gáo nhựa lớn (dùng để đựng nước rửa). Thậm chí, có nhà vệ sinh còn sử dụng một bệ rửa, giống như chậu rửa ở châu Âu (bidet).

Trên Brightside (trang chuyên về giải thích kiến thức) lý giải nguyên nhân vì sao người châu Á ưa dùng vòi xịt hơn giấy vệ sinh nhằm “xoa dịu” tranh cãi bấy lâu liên quan đến “khu vực nhạy cảm” này.

Tranh cãi nảy lửa vì sao nhà vệ sinh ở châu Á chỉ dùng vòi xịt - ảnh 1 ADVERTISEMENT

Một nhà vệ sinh công cộng ở London, nơi khách phải tốn khoảng 25.000 đồng mới được vào

Tại nhiều nước châu Á, hệ thống xử lý nước thải không tốt như ở phương Tây và giấy vệ sinh chất lượng không đảm bảo để dễ dàng phân hủy nhanh trong nước. Vì các vấn đề an toàn cho đường ống xả thải nên giấy vệ sinh không được khuyến khích trong toilet. Đó là lý do tại sao đa phần người châu Á dùng gáo nước, vòi xịt, bồn rửa kiểu Nhật thay vì dùng giấy. Trang này cũng khuyến cáo du khách châu Âu, để đảm bảo không xả giấy trong bồn, hãy xem có thùng rác bên cạnh hay không.

Liên quan đến vấn đề sức khỏe, người châu Á lo ngại lau bằng giấy vệ sinh có thể dẫn tới lây lan vi khuẩn, nhất là đối với phụ nữ; em bé cũng không thể sử dụng giấy để làm sạch vì thế cần dùng nước. Họ cũng tin rằng, giấy vệ sinh không làm sạch hoàn toàn và không phải lúc nào lau cũng đủ sạch.

Sử dụng nước thay vì giấy còn là vấn đề bảo vệ môi trường. Ở Mỹ, chỉ riêng 36,5 tỷ cuộn giấy vệ sinh mỗi năm tương đương với tiêu hủy 15 triệu cây xanh. Giấy cũng cần một lượng lớn năng lượng và vật liệu như bao nhựa để đóng gói. Theo các chuyên gia, việc sử dụng nước rửa thân thiện với môi trường hơn nhiều. Ngoài ra, ở các nước Hồi giáo, rửa sạch là một phần trong quy tắc của họ, tương tự trong văn hóa của người Ấn Độ.

ADVERTISEMENT

Còn trên Quora (trang chuyên về hỏi đáp), một cuộc tranh luận lẫn cãi vã “ nảy lửa” nổ ra dưới chủ đề “Tại sao người châu Âu dùng giấy toilet thay cho nước?”. Một người nhận mình là dân châu Âu viết: “Chúng tôi được học cách dùng giấy vệ sinh như thế nào là sạch nhất cho bản thân để chờ tới lần đi tắm gần nhất. Điều này cũng giống như người châu Á được dạy dùng nước rửa ra sao cho sạch”.

Một bình luận khác nhận được hàng ngàn lượt ủng hộ khi cho rằng: Nước và xà bông là phương pháp tối ưu nhất để vệ sinh. Giấy là cách làm sơ khai, cải tiến từ lá cây mà ra. “Lý do duy nhất người phương Tây vẫn kiên trì sử dụng giấy vệ sinh là bảo thủ. Họ thấy lau bằng giấy là cách đúng nhất còn làm khác đi là sai. Một số người còn chế nhạo những ai sử dụng nước làm sạch là lạc hậu…”, một người viết.

Tranh cãi nảy lửa vì sao nhà vệ sinh ở châu Á chỉ dùng vòi xịt - ảnh 2

Video đang HOT

Một số khách sạn lớn ở châu Âu như Ý, Pháp… dùng bồn rửa (bidet) thay cho vòi xịt. Bidet ra đời từ yêu cầu về bảo vệ môi trường, khi dùng nước rửa giúp giảm nhu cầu sử dụng giấy

Anh Hưng, Việt kiều sống ở châu Âu nhiều năm, nhận định: Người châu Á thích sử dụng nước hơn giấy vì cho rằng giấy cứng, gây đau rát, trong khi nước nhẹ nhàng và sạch sẽ hơn. Còn người châu Âu khẳng định giấy không gây bẩn tay, không làm dơ sàn nhà vệ sinh.

“Lúc đầu khi mới qua châu Âu sinh sống, tôi chỉ ước trong nhà hay quán ăn, khách sạn, nhà vệ sinh công cộng có vòi xịt. Rất tiếc thiết kế đường ống nước ở châu Âu không có đường dẫn để chúng tôi gắn ống xịt cho gia đình. Đó là lý do vì sao khi đại dịch ập tới, bản thân tôi hay bất kỳ người châu Âu, Mỹ, Úc nào cũng không thiết tha chen mua thực phẩm, nhưng phải bằng mọi cách tích trữ giấy vệ sinh đầy nhà. Vì không có giấy vệ sinh thì không biết phải sống sao!”, anh Hưng chia sẻ.

ADVERTISEMENT

Nơi bẩn nhất trên máy bay và khách sạn

Theo Frommer's, danh sách được đưa ra dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học.

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu ở 10 máy bay, 15 khách sạn. Họ tiến hành kiểm tra hơn 40 bề mặt có thể chạm vào trong cabin máy bay, nhà ga sân bay và 9 bề mặt trong mỗi phòng khách sạn.

Các mẫu được phân tích theo phương pháp ATP để đánh giá mức độ hoạt động của vi sinh vật như nước mũi, nước bọt, tế bào da bàn tay, ngón tay, đất... Những vi sinh vật này có thể chứa virus, vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp ATP vốn được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy bia rượu, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng... nhằm đo lường mức độ ô nhiễm vi sinh một cách nhanh chóng, đơn giản nhất.

Từ thử nghiệm, nhóm nghiên cứu xác định được những vị trí ô nhiễm nhất. Frommer's liệt kê danh sách theo mức độ, bề mặt bẩn nhất xuất hiện đầu tiên.

Tranh cãi nảy lửa vì sao nhà vệ sinh ở châu Á chỉ dùng vòi xịt - ảnh 3

Chốt khóa đai an toàn, bàn ăn, tay nắm miếng che cửa sổ chứa nhiều mầm bệnh.

ADVERTISEMENT

Tại các khu vực ghế ngồi trên máy bay :

- Chốt khóa đai an toàn

- Tay nắm miếng che cửa sổ

- Chốt bàn ăn

- Bề mặt lỗ thông gió trên máy bay

Làm thủ tục tại sân bay :

- Kiot làm thủ tục

- Quầy làm thủ tục

- Quầy hành lý

Tại các khu vực chung của khách sạn :

- Nút bấm thang máy

- Tay vịn xe đẩy hành lý

- Cửa nhà vệ sinh

- Quầy lễ tân

ADVERTISEMENT

- Tay vịn thang máy

Trong phòng khách sạn :

- Tay nắm nhà vệ sinh

- Điều khiển từ xa tivi

- Tay nắm cửa

- Tay nắm cửa tủ lạnh

- Bàn đầu giường

Để bảo vệ bản thân, du khách có thể áp dụng các giải pháp sau:

- Rửa tay ngay sau khi chạm cần gạt bồn cầu; khử trùng tay khi chạm vào bề mặt chứa nhiều mầm bệnh như chốt khóa đai an toàn, tay nắm cửa khách sạn...

- Tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng nếu không cần thiết.

- Dùng khăn giấy để mở cửa nhà vệ sinh trên máy bay.

- Nếu định xem tivi trong phòng khách sạn, du khách nên dùng mũ tắm miễn phí để quấn điều khiển từ xa.

Cầu treo dài nhất thế giới kết nối lục địa Á - Âu Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành cây cầu treo dài nhất thế giới Canakkale 1915, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai bờ phía châu Âu và châu Á chỉ còn 6 phút. Với trụ cầu cao 318 m, nhịp cầu chính giữa dài 2.023 m và...

Chia sẻ